Please login or register.

Login with username, password and session length

Author Topic: Cơ chế phản ứng Hóa hữu cơ  (Read 184278 times)

04 Tháng Bảy, 2008, 03:22:32 AM
Reply #45
  • Thành viên OlympiaVN
  • **
  • Posts: 1523
  • Điểm bài viết: 34
Trong 1 sơ đồ tổng hợp Ergotamine [1961] có giai đoạn chuyển hóa sau :

Quá trình này đã diễn ra như thế nào?
Thông tin về Ergotamine

shindo:
Đầu tiên H2 sẽ khử nhóm benzyl thành toluen và OH, rồi nhóm OH tấn công AN vào xeton tạo semixetal :D

TraiTimVietNam:
Tự nhiên nhóm -OH tấn công thế à :-? Phải có 1 yếu tố nào đó chứ, anh vẽ hình miêu tả cơ chế ở hợp phần đó được không?

shindo:
Thuận lợi về mặt không gian thôi, lúc đó cặp e tự do của oxy tấn công vào C của nhóm C = O bình thường mà :D
Anh không có phần mềm nên không vẽ được, đành nói chay vậy, thông cảm :D

TraiTimVietNam:
Không lẽ chỉ có yếu tố không gian mà tự nhiên nhóm -OH attack vào à? Mà phản ứng này diễn ra trong pha khí + rắn nên có gì khác so với cơ chế trong pha lỏng không anh?

shindo:
Trong môi trường lỏng, có dung môi thì nhóm C=O sẽ được hoạt hóa làm cho sự tấn công dễ hơn. Còn ở pha khí thì thực sự chi tiết anh cũng không tường tận lắm, nhưng có lẽ yếu tố hấp phụ cũng đóng vai trò quan trọng :D

« Last Edit: 14 Tháng Tám, 2009, 07:13:17 PM by Oxy »

09 Tháng Bảy, 2008, 01:48:30 AM
Reply #46
  • Thành viên OlympiaVN
  • **
  • Posts: 1523
  • Điểm bài viết: 34
Quá trình này diễn ra như thế nào đây nhỉ :-?


shindo:
Dịch chuyển 1,2-metyl qua trung gian là cation vòng ba cạnh
« Last Edit: 14 Tháng Tám, 2009, 07:14:14 PM by Oxy »

11 Tháng Bảy, 2008, 09:30:34 PM
Reply #47
  • Thành viên OlympiaVN
  • **
  • Posts: 26
  • Điểm bài viết: 3
  • Kiếm Phong
Để tổng hợp lý thuyết C2H5Na, người ta cho C2H5Br vào trong bình phản ứng chứa Na và dietylete, thu được sản phẩm không mong muốn: hỗn hợp khí làm mất màu nước Br2, có tỉ khối so với không khí là 1, chất còn lại trong bình phản ứng thủy phân trong nước cho C2H5OH. Giải thích kết quả?

TraiTimVietNam:
Các phản ứng diễn ra theo hình dưới đây :
(1) Phản ứng tạo ra cacbanion C2H5-. Thuỷ phân cacbanion này tạo ra ancol etylic.
(2) Phản ứng diễn ra theo cơ chế tách E2 tạo ra eten và etan có eten làm nhạt màu dung dịch nước Brom.



HoahocPro:
Anh ơi, thủy phân C2H5- có phải ra C2H5OH đâu, mà ra C2H6 chứ ?

Yan_sora:
Anh nhầm, có lẽ quá trình này là cacbanion sẽ tấn công vào Ete và sinh ra anion C2H5O- và anion này sẽ phản ứng với H2O sinh ra ancol etylic. Thực ra điều kiện phản ứng này gần như là phản ứng tổng hợp nối mạch Wurtz nhưng chưa đủ các yếu tố nên phản ứng tổng hợp chưa diễn ra. Và một điều quan trọng trong tổng hợp Wurtz là người ta không sử dụng các điankyl ete làm dung môi mà sử dụng dung môi hiđrocacbon vì ankylnatri phản ứng mạnh với điankyl ete.
« Last Edit: 14 Tháng Tám, 2009, 07:16:32 PM by Oxy »

12 Tháng Bảy, 2008, 10:32:54 PM
Reply #48
  • Cựu thành viên BĐH
  • ***
  • Posts: 2153
  • Điểm bài viết: 290
PHẢN ỨNG WITTIG

  • Georg Wittig [16.6.1897 - 26.8.1987] sinh ra ở Berlin, Đức. Ông nhận bằng tiến sỹ tại ĐH Marburg [Đức] vào năm 1926. Ông ở lại Marburg 6 năm và sau đó trở thành Giáo sư Hoá học đầu tiên của ĐH Brunswick, sau đó là Freiburg, Tübingen và Heidelberg. Năm 1979 ông nhận được giải Nobel Prize về Hoá học cho những nghiên cứu về hợp chất hữu cơ chứa photpho. Ông là người đã đưa ra phương pháp tổng hợp anken từ anđehit và xeton, sử dụng hợp chất có tên gọi là Photpho Ylid.
  • Wittig đã sử dụng Ylid - một hợp chất cơ photpho để tổng hợp nối mạch cacbon và đã thành công. Phương pháp này đã mở ra một hướng tổng hợp anken với hiệu suất khá cao :
Phản ứng này có ý nghĩa khá quan trọng vì việc tạo ra anken với hợp phần =CH2 là một điều cực kì khó khăn nếu dùng các phương pháp tổng hợp cũ.
  • Cơ chế của phản ứng được đề nghị như sau :
Trạng thái trung gian tạo vòng diễn ra như sau :






14 Tháng Bảy, 2008, 10:25:52 AM
Reply #49
  • Cựu thành viên BĐH
  • ***
  • Posts: 2153
  • Điểm bài viết: 290
PHẢN ỨNG HYDROFORMYL ALKENES
(Phản ứng tổng hợp oxo)

  • Hydroformyl hay còn gọi là phản ứng tổng hợp oxo là một quá trình công nghệ quan trọng sản xuất anđehye từ alkene. Phản ứng dựa trên sự cộng hợp nhóm formyl (-CHO) và một nguyên tử hydro vào liên kết bội C-C. Xét phản ứng ví dụ :
    CH3-CH=CH2 + CO + H2 = CH3-CH(CHO)-CH3 + CH3CH2CH2CHO 

  • Điều kiện thường dùng cho các phản ứng này : Phản ứng tổng hợp được thực hiện bằng cách phóng khí than ướt (CO : H2 = 1 : 1) đi qua alkene ở nhiệt độ 50-100oC và áp suất cỡ 10MPa với xúc tác cụ thể thường là Co hoặc Ni, cũng có thể là phức carbonyl của Fe, Mn, Ru, Ir...

  • Cơ chế phản ứng được dự đoán là xảy ra theo hướng sau (tạo sản phẩm chính) : 



  • Cơ chế tạo sản phẩm phụ cũng tương tự.
Tài liệu tham khảo :
[1] Tổng hợp Hữu cơ - GS.TSKH. Nguyễn Minh Thảo.
[2] Từ điển mở Wiki

16 Tháng Bảy, 2008, 04:22:00 PM
Reply #50
  • Thành viên OlympiaVN
  • **
  • Posts: 26
  • Điểm bài viết: 3
  • Kiếm Phong
Từ các dữ kiện sau có thể suy ra cơ chế của phản ứng chuyển vị benzidinic không?
- Phản ứng có phương trình động học là : v =  k[Hidrazobenzen].[H+]2
- Tốc độ phản ứng không thay đổi bởi sự đơteri hóa para.
- Khi cho hỗn hợp 2 dẫn xuất khác nhau của Hidrazobenzen phản ứng thì sản phẩm là đồng phân của các chất đầu.
- Từ Hidrazobenzen, sau phản ứng ngòai benzidin còn thu được 2,4'-diamino biphenyl, 2,2'-diamino biphenyl, p-NH2-C6H4-NH-C6H5, o-NH2-C6H4-NH-C6H5

shindo:
Không, từ các dữ kiện trên vẫn chưa đủ cơ sở để suy ra cơ chế chuyển vị :D

HoahocPro:
Đây là bài tập ĐH mà, hic!
Có lẽ thiếu cái cuối cùng: cơ chế xảy ra qua phức kép 2 điện tích dương nội phân tử có thể được chấp nhận.
« Last Edit: 14 Tháng Tám, 2009, 07:17:33 PM by Oxy »

21 Tháng Bảy, 2008, 09:20:19 PM
Reply #51
  • ADMIN
  • ******
  • Posts: 6395
  • Điểm bài viết: 420
Từ xiclohexylclorua, làm sao để tổng hợp ra xicloheptylamin?

Từ xiclohexylamin chuyển thành xiclohexyl nitrin sau đó khử thành C6H11 - CH2NH2.
Tiếp theo sử dụng chuyển vị mở rộng vòng Demjanov - Tiffeneau (tác dụng với axit nitrơ) để tạo thành xicloheptylxeton, từ đó ra sản phẩm bằng cách cho tác dụng với hydroxylamin, khử trung gian bằng liti aluminohydrua :D

« Last Edit: 24 Tháng Ba, 2009, 02:41:40 PM by Oxy »

23 Tháng Bảy, 2008, 10:28:13 AM
Reply #52
  • Thành viên OlympiaVN
  • **
  • Posts: 228
  • Điểm bài viết: 3
  • Thành viên box hóa - Hội trưởng hội cá vàng
Cho em hỏi mấy bài này:
I/Giải thích
1/ (CH3)3CCH2Cl không phản ứng với NaOH trong nước dù đun nóng nhưng lại pứ với Ag2O trong nước.
2/ Trong điều kiện pứ SN2, sự thủy phân EtCl xảy ra nhanh hơn sự thủy phân (CH3)3CCH2Cl 10 vạn lần, còn sự thủy phân clorua alpha-metylalyl nhanh hơn sự thủy phân của alpha-t- butylallyl 100 lần.
II/ Cho phản ứng:
(CH3)3CBr + CH3COO- -> CH3COOC(CH3)3 + Br-
1/ Nếu thêm nước vào vận tốc pứ tăng mạnh. Giải thích
2/ Nếu dùng chất đầu là (-)bromua t-heptyl và cho pứ với CH3COOH ( không thêm gì), viết sơ đồ cơ chế và đề nghị cách theo dõi vận tốc pứ

shindo:
1) Bạc oxit trong nước khơi mào cho cơ chế SN1, không xảy ra theo SN2 do án ngữ không gian lớn ở C-beta
2) Cũng do ảnh hưởng không gian thôi, cái alpha-t-Bu allyl có sự liên hợp kém hơn allyl kia (do có tương tác đẩy giữa các nhóm Me và các AO pi làm các AO này không thể // nhau một cách hoàn toàn, số nhóm Me càng nhiều tương tác đẩy càng lớn)
3) Cơ chế SN1, môi trường càng phân cực càng hỗ trợ tốt cho sự tạo thành ion (giai đoạn quyết đinh vận tốc)
4) Cơ chế SN1 (tự vẽ)
Để theo dõi vận tốc phản ứng này thì sử dụng chuẩn độ, cứ sau một thời gian lấy 10mL hỗn hợp phản ứng đi chuẩn với bạc nitrat với chỉ thị bạc cromat. Lượng ion brom tính được từ chuẩn độ sẽ suy ra vận tốc phản ứng

Ok chứ chú :D
« Last Edit: 14 Tháng Tám, 2009, 07:17:56 PM by Oxy »

31 Tháng Bảy, 2008, 11:31:39 AM
Reply #53
  • Thành viên OlympiaVN
  • **
  • Posts: 206
  • Điểm bài viết: 2
  • Ngu si là sở trường!
Cho em hỏi tí. Khi viết cơ chế pứ có nhất thiết mình phải viết rõ trạng thái trung gian tạo vòng,phức pi hay không?
Bày cho em phương pháp xác định cấu trúc lập thể với. Những bài đơn giản hay tương đối thì tạm ổn nhưng với những cái hình phải biến đổi qua lại giữa Newman rồi lập thể ... em chẳng thể nào kiểm soát được, có được chăng nữa thì cũng phải mất rất nhiều thời gian. Help em với, em không có nhiều tài liệu hữu cơ (không chuyên hữu mà. Cảm ơn mấy anh trước

Yan_sora:
Quote
Cho em hỏi tí. Khi viết cơ chế pứ có nhất thiết mình phải viết rõ trạng thái trung gian tạo vòng,phức pi hay không?
Tuỳ trường hợp, nhưng tốt nhất là nên viết. Đủ thời gian thì nên viết cả các trạng thái cộng hưởng (nếu có)
Quote
Bày cho em phương pháp xác định cấu trúc lập thể với. Những bài đơn giản hay tương đối thì tạm ổn nhưng với những cái hình phải biến đổi qua lại giữa Newman rồi lập thể ... em chẳng thể nào kiểm soát được, có được chăng nữa thì cũng phải mất rất nhiều thời gian. Help em với, em không có nhiều tài liệu hữu cơ (không chuyên hữu mà. Cảm ơn mấy anh trước
Có vẻ như em chưa hiểu lắm về cách làm việc của box dù em đã tham gia từ đầu lớp 10 (cách đây 2 năm rồi) nhỉ :-? Đây là box giải đáp thắc mắc là chủ yếu chứ không phải kho học liệu chứa sẵn mọi dữ liệu, các Mod cũng không phải những người viết sách đâu mà đủ thời gian để viết cho em những cái theory dài (từ những câu hỏi quá chung chung của em). Nhắc lại lần cuối với em, hỏi gì thì hỏi cụ thể, bài nào riêng bài nấy, đừng gộp chung tất cả lại thành một câu hỏi ngắn củn thế. Còn về việc em bảo không có tài liệu thì trên forum này e-book thiếu gì, sao không down mà xem. Ngày xưa bọn anh cũng chỉ có Thái Doãn Tĩnh thôi chứ có gì nữa đâu, chủ yếu là em chăm chỉ làm bài tập với tham gia nhiều diễn đàn là quen dần kĩ năng thôi mà.

longraihoney:
Ý em chỉ muốn hỏi là có cái nguyên tắc vận dụng nào trong trường hợp giải các bài tập nêu cấu hình sản phẩm từ chất đầu, đồng phân cấu hình, từ loại công thức này suy ra công thực nọ (đồng phân R,S ... e,d ... Threo, ethrio ...) hay không thôi? Nếu không có cách nào thì em chịu vậy.

shindo:
Về cách chuyển đổi các công thức chiếu và hóa lập thể của các phản ứng hữu cơ thì chú Lông nên đọc kỹ hai topic cơ chế và Hóa lập thể tĩnh, anh đã ghi rất rõ những điều chú đang hỏi :D
« Last Edit: 14 Tháng Tám, 2009, 07:18:54 PM by Oxy »

01 Tháng Tám, 2008, 09:51:05 PM
Reply #54
  • Cựu thành viên BĐH
  • ***
  • Posts: 2153
  • Điểm bài viết: 290
Lâu lắm không thấy có những bài tập hay được post lên nữa, tiếp tục với một phản ứng lập thể khá nhẹ nhàng nhưng vẫn rất hay nào ;)

08 Tháng Tám, 2008, 09:31:06 AM
Reply #55
  • Cựu thành viên BĐH
  • ***
  • Posts: 2153
  • Điểm bài viết: 290
Phản ứng của Hợp chất Grignard với hợp phần carbonyl >C=O
Quote
François Auguste Victor Grignard (May 6, 1871 in Cherbourg - December 13, 1935 in Lyon) was a Nobel Prize-winning French chemist.
Grignard was the son of a sail maker. After studying mathematics at Lyon he transferred to chemistry, becoming a professor at the University of Nancy in 1910. During World War I, he was transferred to the new field of chemical warfare, and worked on the manufacture of phosgene and the detection of mustard gas. His counterpart on the German side was another Nobel Prize winning Chemist, Fritz Haber.
[trích dẫn từ Từ điển trực tuyến]

1) Một số phản ứng của hợp chất Grignard với các chất có chứa hợp phần carbonyl :

2) Cơ chế phản ứng :
  • Trước đây người ta đề nghị 1 cơ chế phản ứng đơn giản, cơ chế này gần giống với cơ chế của hợp chất cơ liti (R-Li) khi tương tác với hợp chất carbonyl :

  • Cơ chế nêu trên khá phù hợp với đa số phản ứng của hợp chất Grignard và hợp phần carbonyl, tuy nhiên với phản ứng sau thì cơ chế trên hoàn toàn không giải thích được :
Hiệu suất phản ứng : 80 %

  • Để giải thích sự tạo thành sản phẩm trong phản ứng trên, người ta đề nghị cơ chế phản ứng đi qua trạng thái chuyển vòng trung gian 6 cạnh (bền) :

  • Dựa theo hướng tạo ra vòng 6 cạnh trung gian, chúng ta có thể dự đoán hướng xảy ra của phản ứng ở trên như sau :

  • Khi viết cơ chế của phản ứng giữa RMgX với >C=O thì nên lưu ý sự tạo vòng trung gian 6 cạnh này ;)






08 Tháng Tám, 2008, 05:35:39 PM
Reply #56
  • Thành viên OlympiaVN
  • **
  • Posts: 206
  • Điểm bài viết: 2
  • Ngu si là sở trường!
Cho em hỏi vài câu hỏi (Chắc đơn giản thôi) em đang thắc mắc lắm ạ. (Phần cacbonyl)
1. Đề nghị cơ chế pứ Raley (chắc vậy) Tổng hợp alpha-dixeton xiclohexan từ xiclohexanon (Xúc tác SeO2)
2. Trong pứ idoform dạng R-CH2-CO-CH3 thì tại sao OH- lại tấn công vào đầu -CH3 mà lại không phải vào R-CH2- nhỉ?
3. Còn pứ này : RCOCH3 ~~CH2N2 ~~> RCH2COCH3 thì sao ạ? (Cơ chế của nó có phải là qua một trạng thái chuyển tiếp vòng rồi sau đó chuyển vị metyl không?)

shindo:
Tiếp các câu cơ chế nào
1) Theo như PGS TS Thái Doãn Tĩnh thì cơ chế phản ứng này như sau


Lúc đầu selen dioxit sẽ tác dụng với hơi nước để chuyển thành axit selenơ (không có dấu + nhé). Sau đó tác nhân này sẽ chuyển thành este selenat của enol theo cơ chế trên
2) Cơ chế phản ứng halofom bao gồm hai giai đoạn chính
- Halogen hóa, chuyển nhóm CH3 thành CX3
- Nhóm OH tấn công vào -CO- để tạo sản phẩm.
Ở đây phản ứng xảy ra chủ yếu ở nhóm CH3 do tạo được nhóm CX3 là nhóm đi ra dễ dàng trong các phản ứng AN qua trạng thái chuyển tiếp tứ diện như hình vẽ dưới
(1) R-CO-CH3 + 3 OX- → R-CO-CX3 + 3 OH
(2) R-CO-CX3 + OH → RCOOH + CX3
(3) RCOOH + -CX3 → RCOO + CHX3

Cơ chế chi tiết cho quá trình này (minh họa với brom) như sau:


3) Các phản ứng đưa cacben vào mạch chạy theo cơ chế gốc tự do khá phức tạp. Hiện vẫn còn nhiều tranh cãi quanh cơ chế này nên chưa thể đưa ra kết luận cho chú được

« Last Edit: 14 Tháng Tám, 2009, 07:21:04 PM by Oxy »

09 Tháng Tám, 2008, 12:08:54 PM
Reply #57
  • Thành viên OlympiaVN
  • **
  • Posts: 206
  • Điểm bài viết: 2
  • Ngu si là sở trường!
Câu 3 em hỏi tí. Cacben có hai loại singlet và triplet đúng không ạ? Mỗi loại có một cơ chế xác định. Anh bảo cơ chế gốc phức tạp chắc là của loại triplet, thế giả sử đi từ loại singlet thì sao? (Em nghĩ chắc cấu tạo vòng rồi chuyển vị có lý, em đọc ở đâu rồi và giờ không nhớ rõ nữa).

Cho em hỏi tiếp câu này ( Tên phản ứng quên rồi, chắc lại tên ai đó dài dòng T_T ) :
Tại sao quá trình chuyển vị xảy ra, góc C6H11 lại là thằng bay chứ không phải là CH3- ( CH3 ưu tiên hơn chứ nhỉ? Nó chỉ sau ankyl bậc 1, 2, 3 rồi benzyl mà? ... Trong sách thầy Tĩnh thì phải, hiện em không còn cuốn đó, nên có gì trục trặc xin giúp em giùm ^^)



Tiếp câu nữa : chuyển vị benizo là gì nhỉ?

Thiên : đọc lại bài viết Thành viên post bài lưu ý và học cách thảo luận có khoa học đi nhé [!]


shindo:
Cả ba câu đều không rõ ràng làm sao mà trả lời ?
Câu cacben của chú cơ chế chưa xác định thì làm sao biết nó là singlet hay triplet ?
Câu chuyển vị thì trong trường hợp nào, phản ứng cụ thể nào ? Nếu nói là hình vẽ phía dưới thì thú thật nhìn vào anh chẳng hiểu gì cả
Cuối cùng chẳng có chuyển vị nào là chuyển vị benizo cả

Thiên : Chắc nó muốn nói đến chuyển vị benzoin :| Thằng nhóc này toàn hỏi những câu oái oăm theo cái kiểu "chắc thế, hình như vậy..." :-L Nếu mà chú Long không thể chắc về những cái cơ chế - phản ứng thì vào kho học liệu down cuốn Organic Name Reactions về mà đọc đi :-L

longraihoney:
Câu cacben thì em giả sử mình biết nó singlet thì cơ chế em bảo có đúng không ấy ạ!!!! ^^
Cái câu mà gửi hình ấy. Ý em là vầy, pứ đó tên gì quên khoấy mất, có điều em biết chắc chắn nó có tồn tại, pp tổng hợp este của cacbonyl mà. Cơ chế của nó như sau ( em ghi theo trí nhớ):
xét hợp chất X-CO-CH3 thực hiện pứ với CF3COOOH/CH2I2 (chắc thế) thì sẽ qua giai đoạn là X-C(OH)CH3-O-OCF3 Rồi tiếp sau là nếu X chuyển vị (qua chỗ CH3-O-O) cắt cái -CF3O ra thì cho sp chính, còn nếu -CH3 chuyển vị thì cho sp phụ.
X ở đây là C6H11.
Em muốn hỏi tại sao nhóm CH3 lại không phải là nhóm đi dễ dàng hơn trong trường hợp này !!!

Thiên :
1) Lưu ý đúng chính tả nhé.
2) Câu hỏi thì phải chắc chắn đi, đừng có thi thoảng lại thêm ... "chắc thế" [!]


shindo:
Híc, chú cũng không chắc thì anh biết đường đâu mà mò :)) . Anh chỉ có thể giải quyết những gì chắc chắn, đã được thừa nhận thôi, chứ mập mờ anh cũng chịu :))
Còn phản ứng của chú là phản ứng Baeyer - Villiger, nhóm đi ra trong phản ứng này cần thỏa mãn các điều kiện sau: Cồng kềnh hơn và tạo được cacbocation bền vững hơn ==> gốc xiclohexyl phải ra đi trước

HoahocPro:
Trong trường hợp 2 gốc R mà một là benzyl, một là xyclohexyl thì cái nào đi hả anh? Gốc C6H5(+) lại bền hơn C6H11(+) ?

HoahocPro:
Em viết nhầm, gốc phenyl thành benzyl. Nhưng em đọc trong sách thấy khác, đây là phản ứng chuyển tới nguyên tử O thiếu e, các gốc có tính nucleophin càng mạnh thì chuyển càng dễ nên gốc phenyl phải là gốc đi đầu.
Tài liệu tham khảo: Tổng hợp hữu cơ của Nguyễn Minh Thảo, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

shindo:
Chú dựa vào luận điểm nào để nói gốc Ph có tính nucleophin mạnh thế ?

HoahocPro:
Em nghĩ là gốc phenyl có hệ thơm giàu e, Oxi lại có tính electrophin mạnh nên tương tác ở đây sẽ dễ dàng hơn.

shindo:
Ở đây sự chuyển vị gốc R cũng như trường hợp chuyển vị Wagner - Meervain vậy. Gốc R nào càng có khả năng mang điện tích dương (carbocaton càng bền) thì khả năng di chuyển càng tốt. Ở đây theo như tài liệu tham khảo anh đang có (M.F.Hawthorne, W.D.Emmons và K.S.McCallum, J.Am.Chem.Soc., 80, 6393 (1958) ) thì tốc độ di chuyển một số nhóm như sau:
Me: Rất bé
Et: 0,07
n-Pr: 0.07
i-Pr: 1,9
t-Bu: 39
Các số liệu này có được dựa trên phản ứng: Ph - CO - R ----peraxit---> Ph - OCO - R + PhCOO-

Thỏa mãn rồi chứ chú Hưng :D

HoahocPro:
Như anh nói thì em hiểu là gốc có bậc C càng cao thì càng dễ chuyển, em biết cái này.Cái gốc phenyl thì nó chuyển cũng khá mạnh, em không khẳng định là nó đi đầu nữa nhưng em nghĩ nó cũng không xếp chót.
Còn một điều nữa am muốn hỏi: yếu tố lập thể có ảnh hưởng gì tới sự chuyển vị này? Đặc biệt là chuyển vị của xiclohexanon thế ở vị trí 2?

shindo:
Chỉ biết là khả năng chuyển của nó chẳng khá gì đâu, vì độ bền của carbocation phenyl còn kém hơn cả metyl nữa cơ mà :D
Yếu tố lập thể thì chắc cũng không ảnh hưởng gì nhiều, vì ngay nhóm to như t-Bu cũng di chuyển rất nhanh mà
Ở đây phản ứng Bayer - Villiger giữ nguyên cấu hình ban đầu của carbocation
« Last Edit: 14 Tháng Tám, 2009, 07:24:34 PM by Oxy »

26 Tháng Tám, 2008, 09:54:37 AM
Reply #58
  • Thành viên OlympiaVN
  • **
  • Posts: 206
  • Điểm bài viết: 2
  • Ngu si là sở trường!
Giúp em vấn đề này đi.(Nguồn : cô dạy chuyên bọn nhỏ trường em)
Nêu cơ chế pứ trên với chất A là cái chất gì mình thích!!
Em bảo là pứ Michael(trường hợp đóng vòng) Có gì sai không ạ?



shindo:
Ở đây là phản ứng vòng hóa Robinson, cơ chế cụ thể nằm ở trang 1, quay lại mà nhìn. Bao gồm hai phản ứng là andol hóa và Michael ==> chú sai
Tác nhân A của ta sẽ là CH2 - CH = CH - CO - Me
« Last Edit: 14 Tháng Tám, 2009, 07:25:41 PM by Oxy »

02 Tháng Chín, 2008, 03:54:14 PM
Reply #59
  • Thành viên OlympiaVN
  • **
  • Posts: 206
  • Điểm bài viết: 2
  • Ngu si là sở trường!
Cho em hỏi hai vấn đề nhỏ nhỏ này đi.
1. Vì sao pứ điều chế nitrozo từ các dẫn xuât của aryl đã được hoạt hóa vòng thì chỉ có sp para được tạo thành (dù cho nhóm thế có kích thước nhỏ)
2. Cơ chế pứ sau : NH2-(CH2)6-COOH ~~> NH2(CH2)5-COOH.

Thiên: dặn bao nhiêu lần rồi :-L dùng mũi tên "->" thay cho "~~>" đi. Đọc kiểu này ức chế thế :-L

longraihoney:
Chế hóa Ph-CO-OCH(Et)(Me) với
1. Na/Et2O
2. Na/C2H5OH
Có thu được 1 sp không vì sao? (Nguồn cô dạy bồi dưỡng tụi 11 trường em).
Em trả lời :
Không. 1. Cho sp của pứ acryloin còn 2 ưu tiên cho sp khử (H mới sinh được tạo ra)
đúng không ạ? Cho em biết cơ chế pứ acryloin luôn với!

shindo:
Cho em hỏi hai vấn đề nhỏ nhỏ này đi.
1. Vì sao pứ điều chế nitrozo từ các dẫn xuât của aryl đã được hoạt hóa vòng thì chỉ có sp para được tạo thành (dù cho nhóm thế có kích thước nhỏ)
2. Cơ chế pứ sau : NH2-(CH2)6-COOH ~~> NH2(CH2)5-COOH.
Câu 1: Vì ở para có sự giải tỏa liên hợp tốt hơn
Câu 2: Anh không biết phản ứng nào đẹp như phản ứng của chú cả, nếu có thể đi trực tiếp như thế thì quá đẹp. Cho anh cái tác nhân với :D

Chế hóa Ph-CO-OCH(Et)(Me) với
1. Na/Et2O
2. Na/C2H5OH
Có thu được 1 sp không vì sao? (Nguồn cô dạy bồi dưỡng tụi 11 trường em).
Em trả lời :
Không. 1. Cho sp của pứ acryloin còn 2 ưu tiên cho sp khử (H mới sinh được tạo ra)
đúng không ạ? Cho em biết cơ chế pứ acryloin luôn với!
1. Môi trường này là phù hợp cho phản ứng acyloin
2. Môi trường này cho phản ứng Bouveaut - Blanc (cơ chế đã trả lời)
Hai phản ứng khác nhau nên sản phẩm dĩ nhiên không thể giống nhau
Cơ chế phản ứng acyloin thì đã có ở trang đầu topic Tổng hợp hữu cơ, không nhắc lại
Mà phản ứng axyloin (phiên âm VN) chứ không phải là acryloin đâu nhé, đọc dễ nghĩ tới axit acrylic lắm


« Last Edit: 14 Tháng Tám, 2009, 07:26:37 PM by Oxy »