Please login or register.

Login with username, password and session length

Author Topic: Tổng hợp hữu cơ  (Read 176815 times)

08 Tháng Bảy, 2009, 10:09:27 PM
Reply #240
  • Thành viên box Hóa
  • Cựu thành viên BĐH
  • ***
  • Posts: 1418
  • Điểm bài viết: 208
  • Here is a man
Bài tập dễ như ăn kẹo đây :x.


halogen1992:
Có sai sót gì không Cao ?

Sai rồi, suy nghĩ lại nhé :D.

halogen1992:
Vậy thế này thì sao ?  hình trên bỏ quên cái nối đôi  =((


shindo:
Bài này bảo toàn hệ thơm, nó chẳng thể mất đi được đâu.

halogen1992:
Vậy em sai ở bước nào hả anh :((

shindo:
Xem lại đoạn BuLi, chú mày máy móc quá.

halogen1992:
Dạ chỗ BuLi có phải thế này không ạ ?
Em thấy 2 cái nối đôi liên hợp đẹp quá nên cộng D-A luôn, cho trí tưởng tượng bay xa 8->, nhưng em lại không biết nó thơm hóa trở lại thế nào ?  ~X(


Oxy:
Ồ ý tưởng đúng rồi đấy :)).
Không có sự thơm hóa trở lại đâu, và cái sản phẩm chứa vòng 4 cạnh kia cũng không được ưu tiên đâu :D.
Nhưng mà bài làm... sai :-w. Bởi vì vẽ thiếu carbon :)).
Đáp án đây :D.

Lại vẽ thiếu O rồi T_T.
« Last Edit: 23 Tháng Tám, 2009, 09:19:20 PM by Oxy »

10 Tháng Bảy, 2009, 10:42:27 AM
Reply #241
  • Thành viên box Hóa
  • Thành viên OlympiaVN
  • **
  • Posts: 1049
  • Điểm bài viết: 52
Đóng góp 1 bài nhỏ nhỏ em sưu tầm được :
Tổng hợp chất sau từ 1 hợp chất vòng tự chọn  <:-P

shindo:
Còn cái kia muốn vòng tự chọn chứ gì, thế thì thế này =))



Rõ ràng là thỏa mãn yêu cầu đề bài, vòng tự chọn đấy nhé =))

Đề đóm gì mà sơ hở cứ đầy ra, chú mày chẳng có tí kinh nghiệm "sáng tác" đề thế nào cả =))
« Last Edit: 23 Tháng Tám, 2009, 09:17:41 PM by Oxy »

11 Tháng Bảy, 2009, 10:52:25 PM
Reply #242
  • Thành viên box Hóa
  • Thành viên OlympiaVN
  • **
  • Posts: 1049
  • Điểm bài viết: 52
Cho em hỏi muốn tạo vòng epoxit, khi nào thì dùng RCO3H, khi nào dùng H2O2/ bazo ?

shindo:
Hydroperoxide/base tạo trans-diol cơ mà ?

halogen1992:
Em không rõ ạ,  ~X(


shindo:
Ra thế, cái này mình có ghi chú trong giáo án mà lại quên =))

Ở đây hydroperoxide/base là hỗn hợp dùng để epoxy hóa các hợp chất C=C-C=O, vì nếu dùng peraxit sẽ xảy ra Bayer - Villiger. Cơ chế ở đây là Michael của anion HOO-
« Last Edit: 23 Tháng Tám, 2009, 09:39:44 PM by Oxy »

24 Tháng Bảy, 2009, 01:57:37 PM
Reply #243
  • Thành viên box Hóa
  • Thành viên OlympiaVN
  • **
  • Posts: 1049
  • Điểm bài viết: 52
Giúp em bài này với ạ
Hình 1:
Các chất A , E và I là những đồng phân , cũng như B và C.Các chất C , F và G là những muối .Chất F chứa 15,85% natri theo khối lượng.Có thể tạo thành được chất E bằng cách oxi hóa một số ancaloit tự nhiên.
a/ Viết tên và công thức cấu tạo của A,B,C,D,E,F,G,I.
b/Chất E được tạo thành từ ancaloit nào ?
c/Những phản ứng chuyển hóa nào được xúc tác bởi các dẫn xuất của E ? Giải thích ngắn gọn.
d/ Viết công thức cấu tạo của chất thu được khi B tác dụng lần lượt với axit nitro và với chất H


Hình 2
a/ Cho biết các chất A,B,C,D,E,F là những chất nào ?
b/ Giải thích tại sao X lại giữ được nếp là ( ủi ) trên quần ?
c/ Đề xuất hợp chất nào có thể được tạo ra khi đun nóng X ?



shindo:
Trước khi động nào giải thứ chú cho anh biết vị trí chất X ở câu 2 đi.

halogen1992:
Nguyên văn câu 2 đây ạ, em đánh thiếu  :-S
Quần đàn ông có thể là (ủi) được rất tốt , kể cả khi bị mưa và không hề để lại vết sắt.Hợp chất X có khả năng bảo vệ được tính chất này.Có thể tạo được X theo sơ đồ:
Hình
a/ Cho biết các chất A,B,C,D,E,F là những chất nào ?
b/ Giải thích tại sao X lại giữ được nếp là ( ủi ) trên quần ?
c/ Đề xuất hợp chất nào có thể được tạo ra khi đun nóng X ?

Oxy: X hay là F ?
Tớ viết nguyên cái đề lại đó nhưng chắc F là X rồi ^:)^  lại gặp đề rởm :-S

shindo:
Về bài 1 thì A, E, I chỉ là các đồng phân vị trí của axit pyridincacboxylic mà thôi. Còn bài 2 thì để khi nào đụng "đề thiệt" hãy bàn ^^

halogen1992:
Anh nói rõ luôn những chất còn lại của bài 1 đi ~X(
Còn bài 2 anh tìm giúp em những chất trong dãy đó thôi  :-S

Oxy:
Về bài 1 thì A, E, I chỉ là các đồng phân vị trí của axit pyridincacboxylic mà thôi.
Em không nghĩ thế :D.
Với dữ kiện A bị khử bởi Sn/HCl có thể đoán A có chứa nhóm NO2 gắn với vòng thơm (mặc dù không phải chỉ NO2 mới bị khử bởi Sn/HCl, nhưng dữ kiện khá đặc trưng :))). Như vậy B là amine, C là muối Cl => hiển nhiên.
Từ dữ kiện E + 1NaOH = F và F chứa 15,85% Na theo khối lượng suy ra khối lượng phân tử của F là 145, và của E (cũng như A và I) là 123. Vì khối lượng phân tử là lẻ nên trong phân tử phải có chứa một số lẻ nguyên tử H, điều này xảy ra khi trong phân tử có một số lẻ nguyên tử N. Ta đã biết E (cũng như A) có ít nhất 1 nguyên tử N và 2 nguyên tử O nên khối lượng phần còn lại = 77 (C6H5). Vậy A, E, I có công thức phân tử C6H5NO2. Đây là chất thường gặp nhất, và cũng có khả năng là đáp án nhiều nhất. (Thật sự đề bài kiểu này rất... vớ vẩn :-??. Nếu một cách chính xác cần xét các trường hợp còn lại, nhưng có quá nhiều trường hợp, ít nhất phải cho biết nó còn chứa thêm các nguyên tố khác ngoài C, H, N và O không chứ :-w.)
Như vậy A là nitrobenzene, E có thể là 1 trong 3 thằng: picolinic, nicotinic và isonicotinic (<-- D là nicotine =))). Kiểu này thì I cũng có khá nhiều chất đây, hic hic, không làm nữa T_T, đi chơi đã :l>.

shindo:
Đọc cái đề biết ngay E là thằng 3-PyCOOH, nhưng lại không để ý A và I nên mới suy đại =))

Kết quả cuối cùng như sau
A: nitrobenzen, E: axit nicotinic và I là một dẫn chất nitroso của một amin bậc hai nào đó, tóm lại có rất nhiều trường hợp tạo thành I. Chú mày cứ tự nhiên bốc đại một chất có công thức C6H5NO2 có N ---> O là xong.

D đúng là nicotin đấy ^^

Oxy:
I là thằng bậc 1 chứ ạ :D.
Nitroso có 2 N cơ mà ^^.

shindo:
Bậc 1 thì tạo ancol, như vậy chất của ta cũng dễ là dẫn xuất pyridin lắm, anh ngờ là pyridin - N - oxit :D

minhduy2110:
"Các chất A , E và I là những đồng phân , cũng như B và C" tức là B và C là đồng phân của nhau? @-)

halogen1992:
Còn cái chuỗi này ai giúp em với ( hình 2)

shindo:
Trả chú bài tổng hợp, để lâu sinh gào thét mệt lắm. Tính để bài này cho lớp trẻ :(

1. Hell - Volhard - Zelinsky
2. Phản ứng este hóa bình thường)
3. SN2 bình thường)
4. Thế brom
5. Tạo carbanion
6. Ghép SN2 lại tạo sản phẩm có cấu trúc đối xứng còn y nguyên 6 nhóm este COOEt

Oxy:
Hic hic em cũng làm thế này nhưng thấy... điêu quá 8-}.
Thật sự những bài như thế này chỉ còn cách... đoán đáp án thôi :)).
Ai đời Na/EtOH lại tạo được carbanion :(.

shindo:
Anh cũng nghĩ theo hướng Bouveaut - Blanc, nhưng sau khi lấy E - C mới biết nó đi theo hướng SN2 :)) .
« Last Edit: 23 Tháng Tám, 2009, 09:54:27 PM by Oxy »

29 Tháng Bảy, 2009, 09:22:38 PM
Reply #244
  • Thành viên box Hóa
  • Thành viên OlympiaVN
  • **
  • Posts: 1049
  • Điểm bài viết: 52
Cho em hỏi sơ đồ tổng hợp chất sau có vấn đề gì không ạ ?
Tổng hợp chất sau từ benzen hoặc hidrocacbon C<4
(-)Cl(CH3)3N(+)CH2CH(OH)CH2COOH



Yan_sora:
Nhìn bài của chú làm, lướt qua một tí thấy... chán!

Thứ nhất, đánh cho đúng công thức, propen chứ không phải proben, với lại đã cho dùng hydrocarbon có số C < 4 thì tội gì phải dùng propen rồi ozon phân cho nó lằng nhằng?

Thứ hai, [ O ] là tác nhân nào?

Thứ ba, cái hợp chất mà gồm cò 2 nhóm -COOEt ở xa -NH2 thế mà chú nghĩ bọn nó "tha" cho nhau à :))

...

Tự tìm thêm và sửa lại đi L-)

Oxy:
Từ benzene gắn mấy cái linh tinh vào, khử Birch, ozone phân, oxh thành COOH và khử thành OH...

« Last Edit: 23 Tháng Tám, 2009, 10:04:50 PM by Oxy »

29 Tháng Bảy, 2009, 09:48:03 PM
Reply #245
  • ADMIN
  • ******
  • Posts: 6395
  • Điểm bài viết: 420
Thôi cho các chú cái dãy này, bài 4 trong đề thi IChO 2009, anh ngờ tác giả là Peter Wother lắm ^^

Động não tí xem IChO nó đến đâu nhé :))



Yan_sora:
Đang làm việc khác nhưng thấy IChO nên cũng đú tí cho nó máu  :l> Sai là thôi, quyết tâm không làm lại đâu =))



Oxy:
Anh Shin cắt béng phần gợi ý :)).
« Last Edit: 23 Tháng Tám, 2009, 10:12:27 PM by Oxy »

29 Tháng Bảy, 2009, 10:49:20 PM
Reply #246
  • ADMIN
  • ******
  • Posts: 6395
  • Điểm bài viết: 420
Anh đồng ý với bài 4, còn giờ ta tiếp bài 5, tổng hợp keo epoxy. Nguyên bài luôn nhở :))

Việc tổng hợp keo epoxy là một quá trình công nghiệp thu lợi nhiều tỉ đôla trên toàn thế giới. Keo epoxy là một loại keo dán chất lượng cao được tổng hợp từ phản ứng của một bis-epoxit với diamin. Các bis-epoxit có thể được tổng hợp từ H và epiclohydrin C. C và H có thể được tổng hợp theo dãy sau đây



Sự tổng hợp epiclohyrin C được bắt đầu bằng phản ứng giữa propen với clo khi có mặt ánh sáng.

a) Vẽ cấu trúc A và B
b) Đề nghị công thức một tác nhân thích hợp để chuyển B thành epiclohyrin C

Quá trình tổng hợp H bắt đầu bằng phản ứng giữa benzen với propen dưới tác dụng của xúc tác axit tạo thành sản phẩm chính D và hai sản phẩm phụ E và F.

c) Vẽ cấu trúc D, E, F dựa trên các dữ kiện sau

Thành phần các nguyên tố trong D: C: 89,94% ; H: 10,06%; 6 tín hiệu trên phổ 13C NMR

Thành phần các nguyên tố trong E: C: 88,82% ; H: 11,18%; 4 tín hiệu trên phổ 13C NMR

Thành phần các nguyên tố trong F: C: 88,82% ; H: 11,18%; 5 tín hiệu trên phổ 13C NMR

Sục oxy qua dung dịch D nóng thu được G mà khi xử lý chất này trong axit tạo thành phenol và axeton.

G chuyển giấy tẩm iodua có thêm hồ tinh bột từ màu trắng sang màu xanh đen. G có 6 tín hiệu trên phổ 13C NMR và các tín hiệu sau trên phổ 1H NMR teta 7,78 (1H,s); 7,45 – 7,22 (5H, m); 1,56 (6H,s). Tín hiệu ở 7,78 ppm mất đi khi lắc G với nước nặng

d) Vẽ cấu trúc G

Xử lý phenol, axeton với axit clohydric cho ta hợp chất H. Phổ 13C NMR của chất H cho ở hình 1, và phổ 1H NMR của H cho ở hình 2, cho thêm phổ phóng to gấp 4 lần trong vùng 6,5 – 7,1 ppm. Phổ 1H HMR sau khi lắc với một giọt D2O cho ở hình 3. Pic của dung môi được đánh dấu (*)




e) Vẽ cấu trúc chất H

f) Vẽ một cấu trúc cộng hưởng của phenol mà có thể giải thích được sự định hướng lập thể khi tạo thành chất H
Trong phản ứng giữa phenol với axeton cũng đồng thời tạo thành hợp chất thứ hai I. Phổ 13C NMR của I cho 12 tín hiệu, phổ 1H NMR cho các tín hiệu sau đây: teta 7,50 – 6,51 (8H, m); 5,19 (1H, s); 4,45 (1H, s); 1,67 (6H, s), thêm vào nước nặng dẫn đến sự biến mất tín hiệu ở 5,19 và 4,45.

g) Vẽ cấu trúc chất I

Lượng dư phenol khi phản ứng với epiclohydrin C trong sự có mặt của base cho hợp chất L có 6 tín hiệu trên phổ 13C NMR. Nếu như dừng lại trước khi phản ứng hoàn tất còn thu được hai chất J và K. L được tạo thành từ K còn K được tạo thành từ J.



h) Vẽ cấu trúc các chất J, K, L

Xử lý H với một lượng dư lớn epiclohydrin C trong base cho monomer bis-epoxit M. Trong M không chứa clo hay OH.
i) Vẽ cấu trúc M

Xử lý H với một lượng nhỏ epiclohydrin và base cho N. N có cấu trúc: cuối nhóm 1 – [đơn vị lặp lại]n -  cuối nhóm 2 với n xấp xỉ 10 – 15 đơn vị. N không chứa clo và mỗi đơn vị lặp lại có 1 nhóm OH.

j) Vẽ cấu trúc của N theo kiểu: cuối nhóm 1 – [đơn vị lặp lại]n -  cuối nhóm 2

k) Vẽ cấu trúc đơn vị lặp lại của polymer keo epoxy O tạo thành từ phản ứng giữa bis-epoxy M với etan-1,2-diamin.

hongheo:
Bài 5 thu lợi hàng tỷ đô chắc cái này đây :)).


Oxy:
Sao lại làm có một câu thế hả Hưng ;)).



« Last Edit: 23 Tháng Tám, 2009, 10:10:08 PM by Oxy »

29 Tháng Bảy, 2009, 10:57:18 PM
Reply #247
  • Thành viên box Hóa
  • MOD
  • ***
  • Posts: 227
  • Điểm bài viết: 41
  • 7 years of love
Lâu lắm em không lên, anh Thiên lam bài kia nhanh quá, chẳng phần các em gì cả :((. Đóng góp thêm bài nữa ;)).



hongheo:
Đáp án cho bài chuỗi



@shin: ốm quá nên em được bỏ không phải viết gì nữa anh ạ, thêm tội cho mấy đứa kia :)).

Thêm 1 bài tập nho nhỏ là nêu cơ chế của phản ứng từ A ra B ở trên :D/
« Last Edit: 24 Tháng Tám, 2009, 06:11:20 PM by Oxy »

07 Tháng Tám, 2009, 05:43:36 PM
Reply #248
  • Thành viên box Hóa
  • Thành viên OlympiaVN
  • **
  • Posts: 1049
  • Điểm bài viết: 52
Giúp em bài này với ạ  :(
Viết CTCT của X,Y, Z và C4H6O4


Yan_sora:
Một lời khuyên gần như cuối cùng cho chú halogen: Đọc THẬT KĨ những lí thuyết CƠ BẢN NHẤT :|


Đây là đề ôn thi Đại học trường chú à :D?

halogen1992:
Em thấy Y + 2H2 nên cứ tưởng có 2 nối đôi  :(

Yan_sora:
À, cái 2 H2 đó anh đáng lẽ bỏ nhưng quên, bài này chú suy luận là sẽ hiểu rằng... nó type nhầm :|
« Last Edit: 23 Tháng Tám, 2009, 10:11:59 PM by Oxy »

08 Tháng Tám, 2009, 04:33:16 PM
Reply #249
  • Thành viên box Hóa
  • Thành viên OlympiaVN
  • **
  • Posts: 1049
  • Điểm bài viết: 52
Giúp em bài này với ạ


EM làm thế này được không các anh ?


shindo:
Phản ứng đầu tiên có nhất thiết phải phức tạp đến thế không ?

Đoạn iodolactonisation, giải thích nốt cho anh từng giai đoạn xem nào ?

Bí đoạn RI ra RH là dở rồi, cái đó có rất nhiều thủ thuật. Chọn NaH là okie nhất, nhưng nếu ngại khả năng cắt este thì cứ cơ thiếc / AIBN thôi.

halogen1992:
Pu đầu em bí rồi, không nghĩ ra cách nào hay hơn  :((
Có linh cảm mình sai ở chỗ NaBH4  :-S



shindo:
Phản ứng đầu cứ LiAlH4 mà phang, nó có khử axit đâu ? .

Chỗ iodolactonisation kia cứ NaOH rồi iodolactonisation bình thường. CN ở đây làm sao bị thế được do ảnh hưởng lập thể.

Chỗ LDA lưu ý, sản phẩm cạnh tranh sẽ là xiclopentadien thay vì thế, để thu được sản phẩm "sạch" nên dùng dẫn xuất allyl ClCH2CH = CH - CH2Cl.

Nhìn chung bài này anh phê: "Suy nghĩ phức tạp, có phần SỢ HÃI trong bài làm, không dám đột phá".
« Last Edit: 23 Tháng Tám, 2009, 10:17:38 PM by Oxy »

08 Tháng Tám, 2009, 08:53:42 PM
Reply #250
  • ADMIN
  • ******
  • Posts: 6395
  • Điểm bài viết: 420
TTO - Các nhà khoa học Trung Quốc đã phát triển loại thuốc mới chống cúm A/H1N1, loại thuốc này có tên là Arbidol (Tuoitreonline - 8.8.2009).

Để "theo kịp thời đại" thì chúng ta sẽ chơi với nó :D .



n2h:
Ku shin chơi không đẹp, tỉ lệ không nói rõ thì ai mà làm được.



« Last Edit: 23 Tháng Tám, 2009, 10:19:40 PM by Oxy »

08 Tháng Tám, 2009, 09:06:48 PM
Reply #251
  • Thành viên box Hóa
  • Thành viên OlympiaVN
  • **
  • Posts: 1049
  • Điểm bài viết: 52
Giúp em bài này với ạ  ~X(



shindo:
Lấy lại từ đề hóa offline cũ.






« Last Edit: 23 Tháng Tám, 2009, 10:20:15 PM by Oxy »

11 Tháng Tám, 2009, 10:08:55 PM
Reply #252
  • Thành viên box Hóa
  • MOD
  • ***
  • Posts: 227
  • Điểm bài viết: 41
  • 7 years of love
Bài tiếp, từ A điều chế B và từ C điều chế D, tác nhân tùy chọn


Oxy:
Bài 1 chuyển về ketene (rất nhiều cách :))) rồi H+.
Bài 2 chuyển về acid chloride rồi CH2N2 :)).
« Last Edit: 23 Tháng Tám, 2009, 10:20:50 PM by Oxy »