Please login or register.

Login with username, password and session length

Author Topic: Hóa học vui, thực nghiệm và ứng dụng cuộc sống  (Read 224430 times)

25 Tháng Bảy, 2006, 01:18:29 PM
  • ADMIN
  • ******
  • Posts: 6395
  • Điểm bài viết: 420
Yan_sora : topic này được edit lại từ tối ngày 15.7.2008. Các bài viết cũ không có nguồn cụ thể hoặc quá chung chung thì mình đã del đi. Các bạn có những câu chuyện nào về hoá học, có thể là một câu chuyện cười, một giai thoại hoặc đơn giản là một câu nói, câu thơ có ý nghĩa và liên quan đế hoá học thì có thể post lên đây chia sẻ cùng mọi người :) Xin cảm ơn vì những đóng góp của ai đã viết bài trong topic này.
« Last Edit: 15 Tháng Bảy, 2008, 10:20:15 PM by Yan_sora »

25 Tháng Bảy, 2006, 01:22:54 PM
Reply #1
  • ADMIN
  • ******
  • Posts: 6395
  • Điểm bài viết: 420
Người trả lời: Yuna_05
Ngày: 10/10/2005 16:38:08
Nội dung:

Hum nay thay đổi không khí một tí. Chúng ta hãy điểm qua một số phát minh quan trọng nhất về hoá học và công nghệ hoá học ha:

1748 - 1756: Phát minh của M.V.Lơmanôxôp về định luật bảo toàn khối lượng.
1774 - 1783: A. Lavoađiê (Pháp) thiết lập thành phần của không khí, khí cacbonic, nước, đặt tên cho ôxi và hiđrô và sáng tạo thuyết ôxi về sự cháy.
1789: Ở Pháp xuất bản cuốn giáo trình của A.Lavoadiê có nêu cách phân loại các hợp chất.
1790: T.Lôvit (Nga) phát minh hiện tượng hấp phụ chất hoà tan bởi than.
1802 - 1803: V.Pêtrôp (Nga) phát hiện hiện tượng hồ quang và chứng minh khả năng ứng dụng nó để chiếu sáng, nấu chảy kim loại và khử kim loại khỏi ô xit của chúng.
1803 - 1911: Đ.Đan tôn (Anh) và A.Avôgađrô (Ý) sáng tạo ra thuyết phân tử - nguyên tử.
1807 : G. Đêvi (Anh) điều chế được kim loại kali và natri bằng điện phân.
1822 : N.Fogen (Nga) thực hiện sự thuỷ phân gỗ và rơm.
F.Vôle và sau đó Iu.Libic (Đức) lần đầu tiên quan sát được hiện tượng đồng phân (sự tồn tại nhiều chất có cùng thành phần phân tử)
1828: F.Vôle (Đức) thực hiện sự tổng hợp hữu cơ đầu tiên: chất urê
1833-1834: M.Farađây (Anh) phát minh các định luật điện phân
1837: B.S.Iacôbi (Nga) phát minh phương pháp đúc điện.

1839 - 1843: Ch.Gutđia (Mỹ) và T.Hen cốc (Anh) phát minh phương pháp lưu hoá cao su.
1840: Iu.Libic (Đức) xác định được vai trò các nguyên tố vi lượng trong sự dinh dưỡng của thực vật và động vật.
1842: N.Zinin (Nga) tổng hợp được anilin (bằng cách khử nitro benzen)
1843: Tách vàng từ quặng bằng cách xiano hoá theo phương pháp của P.Bagration (Nga)
1845-1846: A.Fađêep (Nga) và Kh. Senbai (Thuỵ Sĩ) phát minh ra piroxilin
1847: A.Xôbrerô (Ý) lần đầu tiên điều chế được nitroglixerin
1854-1864: Sản xuất thép trong lò chuyển và lò Mactanh.
1857: A. Kekule' xác định tính hoá trị bốn của cacbon, nguyên tố này có trong các hợp chất hữu cơ dưới dạng liên kết với nhau thành mạc
G.Peckin (Anh) Và Ia.Nataxon (Nga) điều chế được những thuốc nhuộm đầu tiên: movein và fucxin.
1860: Anh em Sônvây (Bỉ) thực hiện việc sản xuất sođa (Na2CO3) theo phương pháp amoniac.
1861: A. Butlerôp (Nga) thông báo về thuyết cấu tạo hoá học của các hợp chất hữu cơ do ông xây dựng.
1866: V.Pêtrusepxki (Nga) điều chế được thuốc nổ đinamit đầu tiên.


Hum sau làm tiếp





--------------------------------------------------------------------------------


Người trả lời: Yuna_05
Ngày: 27/10/2005 17:29:32
Nội dung:

1869: Đ. Mendeleev phát minh định luật tuần hoàn
1869: Đ.Khaiat (Mỹ) sáng tạo chất dẻo đầu tiên xenluloit
1870: A.Butlerop điều chế được hợp chất polime đầu tiên
1875 - 1878: Nhiệt phân dầu mỏ và sản phẩm dầu mỏ theo phương pháp A.Letnhi (Nga)
1880: N.Lunin (Nga) phát minh ra vitamin
1881: M.Kutserop (Nga) tổng hợp anđehy axetic từ axetilen
1883: S.Sacđone (Pháp) sản xuất đợi nitro
1885-1891: P.Viêlơ (Pháp), G.Xukhaxep (Nga), A.Nôben (Thuỵ điển), F.Aben (Anh) và Đ.I.Medeleev (Nga) sáng tạo ra những loại thuốc súng không khói mới.
1886: P.Eru (Pháp) và S.Hônlơ (Mỹ) đề nghị điều chế nhôm bằng điện phân.
1890: Sản xuất clo và xút ăn da bằng điện phân.
1891: V.Sukhôp (Nga) được cấp bằng phát minh về phương pháp chế biến dầu mỏ mang tên phương pháp cracking.
1896 - 1898: Điều chế không khí lỏng theo phương pháp K.Linđe (Đức)


--------------------------------------------------------------------------------


Người trả lời: Yuna_05
Ngày: 30/10/2005 09:59:37
Nội dung:

1896 - 1898: Sự phát minh hiện tượng phóng xạ (A.Becơren Pháp) và P.Quyri và M. Xelodopkaya (Pháp) điều chế được rađi
1897 - 1902: P.Xabachiê (Pháp) và V.Ipachiep (Nga) ứng dụng rộng rãi chất xúc tác trong tổng hợp hữu cơ.
1990: T.L.Côngđacôp (Nga) tổng hợp polime giống cao su đầu tiên
1906 - 1908: E.OOclôp (Nga) điều chế được fomaldehyd bằng cách ôxi hoá rượu mêtilic trên chất xúc tác.
1908 - 1913: F.Habe (đức) thực hiện việc tổng hợp amoniac có xúc tác từ hiđrô và nitơ
1913:I.I.Oxtromuxlenxki (Nga) tổng hợp divinil từ hỗn hợp rượu và anđehy.
1915-1917: Sản xuất axit nitric bằng cách ôxi hoá amoniac trên chất xúc tác (l.Anđreep _ Nga)
1919: E.Rơzefo (Anh) lần đầu tiên thực hiện được việc biến đổi nguyên tử của một nguyên tố không phóng xạ thành nguyên tử của nguyên tố khác bằng cách dùng hạt anfa bắn phá.
1927: Sản xuất et - xăng tổng hợp ở Đức
1927 - 1929: N.Xemênop (Liên xô) và S. Hinsevut (Anh) xây dựng thuyết phản ứng dây chuyền.
1929: A.Flêminh (Anh) phát minh ra penixilin
1931: Máy gia tốc hạt nhân được xây dựng và đưa vào hoạt động.
1928 - 1932: S.Lêbedep (liên xô) điều chế được cao su tổng hợp đầu tiên và xây dựng được quy trình sản xuất.
1932 - 1933: G.Liutxơ (Mỹ) lần đầu tiên điều chế được nước nặng bằng điện phân U.Carozecxo (Mỹ) tổng hợp được policloropren
1934: I.Quyri và F.Jolio (Pháp) phát minh hiện tượng phóng xạ nhân tạo.
1936: A.I.Đinxét ở Liên xô lần đầu tiên trên thế giới điều chế được polietilen.
1936-1937: Tổng hợp các vitamin B1 và A
1937: Thiết bị đầu tiên để hoá khí than đá ở dưới mặt đất được đưa vào hoạt đồng ở miền Đôn bát.
1937 - 1939: Ở Mỹ, sợi tổng hợp poliamit "nilông" được tổng hợp và đưa vào sản xuất.
1937 - 1940: K.Anđrianop (Liên xô) tổng hợp được hợp chất cao phân tử cơ - silic
1940: G.Flêrop và K.Pêtrơgiăc (Liên Xô) phát minh ra hiện tượng phân chia tự phát của hạt nhân uran.



--------------------------------------------------------------------------------


Người trả lời: Yuna_05
Ngày: 30/10/2005 10:04:30
Nội dung:

1941 - 1942: Việc tổng hợp các nguyên tố mới bắt đầu.
1942: E.Xemêniđô (Liên xô) lần đầu tiên đề xuất phương pháp từ polime chế tạo ra dầu nhờn cô đặc, không bị đông ở nhiệt độ dưới 40 độ.
1944 - 1948: Nhờ các công trình của I.Bacđin và nhiều người khác (Liên xô) người ta đã sử dụng ôxi để tăng cường quá trình sản xuất kim loại và các hoá chất.
1950 - 1951: Nắm được phương pháp sản xuất công nghiệp chất kháng sinh xinto - mixin
1954: Thực hiện việc tổng hợp kim cương nhân tạo.
1957: Việc Liên xô phóng vệ tinh bay quanh quả đất mở đầu cho công cuộc chinh phục vũ trụ
1960. Tổng hợp clorophin


--------------------------------------------------------------------------------


Người trả lời: Yuna_05
Ngày: 14/12/2005 17:31:16
Nội dung:


Cân cái hầu như không thể cân được như thế nào

500 microgam là bao nhiêu? Chúng ta thử xem nào? Một microgam là một phần nghìn của một miligam, hoặc một phần triệu của một gam. Vậy 500 microgam là năm phần mười của một gam, hoặc nửa miligam. Nếu chúng ta nói vè nước, 500microgam là một nửa milimet khối lớn chưa tới ba lần thể tích một đầu đinh gim. Nhưng chất mà có tỉ trọng gấp mười lần nước thì sao? Khi đó, thể tích của nó sẽ chỉ bằng một phần mười. Một lượng vật chất như vậy quả rất khó nhận ra. Người ta có thể làm gì với nó? Chỉ có thể khảo sát nó dưới ống kính hiển vi, chứ không còn gì khác.

Nhưng 500 microgam( chứ không hơn) plutoni là số lượng các nhà khoa học Mỹ có được vào năm 1942. Nhưng chỉ có số lượng hầu như không thể cân đưọc này, họ đã thành công trong việc nghiên cứu các tính chất cơ bản của nguyên tố đó. Hơn nữa, họ đã nghiên cứu số lượng đó rất toàn diện đến mức chỉ một năm sau một nhà máy plutoni cỡ lớn đã được đưa vào kế hoạch xây dựng.

Nhưng trong số tất cả các loại phản ứng hoá h ọc, các nhà hoá học đã gặp đi gặp lại vấn đề cân lượng vật chất....

Vậy một cái cân có tính chất rất phức tạp như thế nào? Một cái cân là một cái cân. Thậm chí một cái cân vi lượng phân tích có khả năng cân được các trọng lượng tới một phần trăm miligam có cấu tạo cũng khá đơn giản. Tuy vậy, độ chính xác như vậy không làm hài lòng các nhà khoa học từ lâu rồi. Do đó, vào đầu thế kỉ này, người ta đã chế tạo một cái cân có thể cân được một phần mười vạn miligam. Xin nói thêm, nhà vật lý Anh Uyliơm Remxê sử dụng một cái cân như vậy để cân khoảng 0,16 centimet khối khí trơ rađon, và do đó xác nhận giả thuyết của Rozofơt về cơ chế phân rã phóng xạ của rađi.

Nhưng ngay cả cái cân đó cũng không phải là giới hạn. Sau đó ít lâu, nhà hoá học Thuỵ điển Hanxơ Patecxôn chế tạo một cái can có khả năng cân được một phần mười vạn microgam tức 6x10^-`0 gam! Độ chính xác như vậy thật là khó mà hình dung. Độ nhạy của một cân siêu vi h iện đại là một phần hai triệu trọng lượng đem ra cân.

Việc cân siêu chính xác, cân cái hầu như không thể cân được là một trong những thành tựu của một ngành khoa học mới, có tên là phép phân tích siêu vi. Phép phân tích này có thể tự hào về những thành tựu khác không kém phần quan trọng.

Các phương pháp đã được nghĩ ra, nhờ đó những sự chế hoá khác nhau có thể tiến hành với các thể tích vật chất vô cùng nhỏ, tới một phần mười vạn mililit (centimet khối) và với độ chính xác trong một số trường hợp là vào khoảng một phần mười vạn của một microlit (10^-10 lít)

Những phương pháp siêu vi hoá học có công dụng rộng rãi không những chỉ trong cuộc khảo sát sinh học và sinh hoá, mà còn đặc biệt trong việc nghiên cứu những nguyên tố siêu urani nhân tạo.


30 Tháng Bảy, 2006, 05:45:28 PM
Reply #2
  • Thành viên OlympiaVN
  • **
  • Posts: 1523
  • Điểm bài viết: 34
1. Vàng - Autum(Latinh): Bình minh vàng.
2. Bạc - Argentum(latinh): Sáng bóng.
3. Thiếc - Stanum(Latinh): Dễ nóng chảy.
4. Thuỷ ngân:
-Hydragyrum(Latinh): Nước bạc.
-Mercury(Angloxacxong cổ).
-Mercure(Pháp).
5. Chì - Plumbum: nặng.
6. Stibi:
-Stibium(Latinh): Dấu vết để lại.
-Antimoine(Pháp): Phản lại,thầy tu.
7. Kẽm:
-Seng(Ba tư): Đá.
-Zinke(Đức): Đá.
8. Asen:
-Zarnick(Ba tư): Màu vàng.
-Arsenikos(Hi Lạp): Giống đực.
9. Hiđro - Hidrogenium(Latinh): Sinh ra nước.
10. Oxi - Oxigenium, Oksysgen(Latinh): Sinh ra axit.
11. Brom - Bromos(Latinh): Hôi thối.
12. Argon - Aergon(Latinh) - Argon(Hy Lạp cổ): Không hoạt động.
13. Radium - Radium, Radon: Tia.
14. Iot - Ioeides: Màu tím.
15. Iridi - Iris: cầu vồng.
Irioeides(Hy Lạp):Ngũ sắc
16. Xesi - Cerius: Màu xanh da trời.
17. Tal i- Thallos: Xanh lục.
18. Nitơ:
-Azot(Hi Lạp): Không duy trì sự sống.
-Nitrogenium: Sinh ra diêm tiêu.
19. Heli: Trời.
20. Telu: Đất.
21. Selen: Mặt trăng.
22. Xeri-Cerium: Sao Thần Nông.
23. Urani: Sao Thiên Vương.
24. Neptuni: Sao Hải Vương.
25. Plutoni: Sao Diêm Vương.
26. Vanadi: Tên nữ thấn sắc đẹp Vanadis trong thần thoại cổ Scandinavia.
27. Titan: Tên những người khổng lồ con cái của thần Uran và nữ thần Hea.
28. Ruteni - (Latinh): Tên cổ nước Nga.
29. Gali - (Latinh): Tên cổ nước Pháp.
30. Gecmani - Germany: Tên nước Đức.
31. Curi: Tên nhà nữ bác học Marie Curie.
32. Mendelevi: Tên nhà bác học Mendelev.
33. Nobeli: Tên nhà bác học Anfred Nobel.
34. Fecmi: Tên nhà bác học Fermi.
35. Lorenxi: Tên nhà bác học Lorentz.
36. Lantan - (Hi Lạp): Sống ẩn náu.
37. Neodim - (Hi Lạp): Anh em sinh đôi của Lantan.
38. Prazeodim - (Hi Lạp): Anh em sinh đôi xanh
39. Atatin:
-Astatum(La tinh).
-Astatos(Hy Lạp): Không bền.
40. Bitmut:
-Bismuthum(La tinh).
-(Tiếng Đức cổ): Khối trắng.
41. Bo:
-Borum(La tinh).
-Burac(Ả rập): Borac.
42. Cađimi:
-Cadmium(La tinh).
-Cadmia(Hy Lạp cổ): Các quặng kẽm và kẽm oxit.
43. Canxi:
-Calcium(La tinh).
-Calo: Đá vôi,đá phấn.
45. Clo:
-Chlorum(La tinh).
-Chloas(Hy lạp): Vàng lục.
46. Coban:
-Coballum(La tinh).
-Cobon: Tên từ tên của bọn quỷ Cobon xão quyệt trong các truyện thần thoại.
47. Crom - Croma(Hy Lạp): Màu.
48. Flo-Fluoros(Hy Lạp): Sự phá hoại,sự tiêu diệt.
49. Hafini - Hafnin: Tên thủ đô cũ của Đan Mạch.
50. Iot - Ioeides(Hy Lạp cổ): Tím.
51. Kali - Alkali(Ả rập): Tro.
52. Platin(Tây ban nha): Trắng bạc.
53. Rođi - Rodon(Hy Lạp): Hồng.
54. Osimi - Osmi(Hy Lạp): Mùi.
55. Palađi(Hy Lạp): Thiên văn.
56. Reni - Rhin: Tên sông Ranh(Rhin).
57. Rubiđi - Rubidis: Đỏ thẫm.
58. Scandi: Tên vùng Scandinavia.
59. Silic-Silix: Đá lửa.
60. Stronti - Stronxien(Hy Lạp): Tên làng Strontian ở Scotland.
61. Tali - Thallos: Nhánh cây màu lục.
62. Tantali - Tantale: Tên một nhân vật trong truyện thần thoại Hy Lạp là hoàng đế Tantale.
63. Tecnexi - Technetos(Hy Lạp): Nhân tạo.
64. Kripton: Ẩn.
65. Neon: Mới.
66. Xenon: Da.
67. Rađon: Lấy từ tên gọi Rađi(Rađon là sản phẩm phân rã phóng xạ của Rađi).
68. Liti - Lithos(Hy Lạp): Đá.
69. Molipđen - Molindos: Tên của Chì.
70. Amerixi: Tên châu Mỹ.
71. Beckeli: Tên thành phố Beckeli ở bang Califocnia ở Mỹ.
72. Kursatovi: Tên của nhà bác học I.V.Kursatop.
73. Jolioti: Tên của nhà bác học I.Joliot Curie.
74. Ninbori: Tên của nhà bác học Niels Bohr.
75. Gani: Tên của nhà phát minh ra hiện tượng phân rã của Uran là O.Hanh.
76. Prometi - Prometei: Tên của thần Promete trong thần thoại Hi Lạp.
77. Niken - Nick: Tên của con quỷ lùn lão Nick trong trong những truyền thuyết của thợ mỏ.
78. Niobi - Nioba:Tên con gái của hoàng đế Tantal trong truyện thần thoại đã bị Zeus kết án suốt đời phải chịu sự hành hạ.
79. Thori - Thor:Tên thần Thor trong truyện cổ ở Scandinavia.
80. Einsteinum: Tên nhà bác học Albert Einstein
Hic!Có lẽ nhiêu đó là wá đủ rồi!


Trích bài viết cuả xếp Gold bên HSPT

10 Tháng Tám, 2006, 10:10:50 AM
Reply #3
  • Ban Nhân Sự
  • ***
  • Posts: 595
  • Điểm bài viết: 39
  • [K].A.[T].H.Y
    • Kathy
Câu chuyện về nhà hóa học đã phát minh ra cao su !!!
Người phát minh ra phương pháp lưu hóa cao su là Ch.Goodyear. Ông là người nghèo túng nhưng kiên trì theo đuổi công việc của mình.
Một hôm, có một chủ xưởng máy hỏi người bạn của mình làm thế nào để có thể gặp được Goodyear, người này bèn bảo:
_Anh cứ tìm người nào mặc quần áo cao su, đi giày cao su có một cái ví bằng cao su nhưng không có đến một đồng xu thì đó chính là ... Goodyear !!!
 

Một chuyện tình cảm động nhưng ...
Hồi đầu thế kỉ XIX, các nhà hóa học đã phát hiện ra sắt có trong máu người dưới huyết cầu tố (Hemoglobin). Một sinh viên Khoa Hóa đã làm gì khi nghe cô gái mình yêu hỏi anh ta lấy gì để làm chứng cho tình yêu đang chảy cuồn cuộn trong cơ thể anh. Và anh ta đã quyết định tặng người yêu dấu một chiếc nhẫn làm từ sắt có trong ... máu anh !!! Cứ định kì lấy máu ra , anh có một hợp chất mà có thể tách sắt ra bằng phương pháp hóa học.
Nhưng chiếc nhẫn ấy đã không bao giờ được đeo trên ngón tay cô người yêu như một minh chứng cho tình yêu của anh bởi nó chưa được làm xong thì chàng trai đã ... chết vì mất máu, dù lượng máu lấy ra khỏi cơ thể anh chưa đến ... 3 g !!!


1 hôm Kathy way về GDT thấy 1 đứa post bài hay thấy hay copy wa
nguồn : www.manga-vn.com

10 Tháng Tám, 2006, 10:12:48 AM
Reply #4
  • Ban Nhân Sự
  • ***
  • Posts: 595
  • Điểm bài viết: 39
  • [K].A.[T].H.Y
    • Kathy
tiếp nhé

Truyện cười
Giai thoại về nhà hoá học.
*:Chất khí chữa bệnh duy nhất !
Vào cuối thế kỉ XVIII, khi các nhà khoa học dồn dập tìm ra hàng loạt các chất khi chưa từng được biết đến, xa hội anh đã rất quan tâm, đễn mức ở Bristol người ta đã thành lập cả một viện nghiên cứu gọi là "Viện các khí"với mục đích dùng chất khí để chữa bệnh. Nhà hoá học Humphry Davy đã được cử làm thanh tra của Viện. Trong buổi họp long trọng để nghe báo cáo kết quả nghiên cứu, Davy đã đọc bài diễn văn cực ngắn và cực ... chuối  :
_Thưa các quý vị, trong tất cả các khí, thực ra chỉ có một chất khí chữa được bệnh mà ta đã biết từ lâu - từ thuở khai sinh lập địa ! Vâng, đó chình là không khí sạch !

Truyện cười
*: Vài mẩu chuyện cười nè 
-Vợ chồng nhà hoá học
Vợ chồng nhà giáo dạy hoá sau bữa cơm.
_Chồng: Hôm nay em điều chế được nồi canh có nồng độ muối cao quá đấy.
_Vợ: Còn anh? Vì đã tổng hợp gạo và nước ở nhiệt dộ hơi cao và thời gian phản ứng kéo dài quá nên cơm hơi bị cacbon hoá đấy !

-Nguyên chất
Khách hàng lưỡng lự mãi trước một chiếc áo len và cuối cùng đánh bạo hỏi người bán hàng :
_Cô tin chắc toàn bộ chiếc áo len này là len nguyên chất chứ ?
_Chẳng dám giấu gì bác có mấy chiếc cúc làm bằng chất dẻo ạ.

-Thông báo :
Đã phát hiện ra được một thứ dung môi tuyệt hảo và nhiều vô kể, chỉ có đại dương mới chứa nổi! Đó chính là đại dương ! 

17 Tháng Tám, 2006, 05:30:29 PM
Reply #5
  • Thành viên OlympiaVN
  • **
  • Posts: 1523
  • Điểm bài viết: 34
THIÊN HÀ NGUYÊN TỐ  <:-P
Thiên hà nguyên tố là cách bố trí mới của bảng tuần hoàn bày ra các nguyên tố hóa học thành hình thiên hà, do Philip Stewart vẽ vào tháng 11 năm 2004. Các nguyên tố có nhiều đặc tính tuần hoàn, phần nhiều vì số điện tử hóa trị. Vào năm 1951, Edgar Longman làm thấy rõ rằng, nếu mà xếp các nguyên tố theo đường xoắn ốc bầu dục, thì thấy rõ được những kiểu mẫu về đặc tính. Điều này cho ông Stewart, lúc đó chỉ 12 tuổi, một ý niệm coi giống thiên hà xoắn ốc. Ông Stewart muốn nó bổ sung cách bố trí bảng tuần hoàn thường.



< Trích từ Bách Khoa toàn thư >

03 Tháng Năm, 2008, 07:12:47 PM
Reply #6
  • Cựu thành viên BĐH
  • ***
  • Posts: 66
  • Điểm bài viết: 5
Bài viết của huyentrang_9X


Đây là câu truyện của một tác giả hiện đang là sinh viên SP HN_khoa hóa! Mọi người cùng đọc nhé!

Câu chuyện xảy ra tại thành phố Hidrocacbon xinh đẹp thuộc vương quốc Hữu Cơ giàu có. Trong một gia đình nọ thuộc dòng họ Parafin quyền quý sinh được 4 người con trai, lần lượt đặt tên là Metan, Etan, Propan, Butan. :)

Gia đình họ đang sống rất hạnh phúc thì chẳng may bất hạnh trút xuống đầu họ: ông bố Cacbon mắc bệnh viêm phổi nặng nên qua đời. Bà mẹ Hidro vì quá đau khổ nên cũng qua đời sau đó vài tháng  :(. Cha mẹ mất đi để lại cho 4 anh em nhà họ một gia tài kết xù: 3 căn biệt thự Buret, 2 khu resort Ly tâm, 4 chiếc xe Sinh hàn đời mới, và một khối lượng vàng khổng lồ được trữ trong ngân hàng Chuẩn độ (CD bank).

Ba người con đầu ỷ có tiền có của, quen thói tiêu xài phung phí, ăn chơi trác táng cùng với mấy đứa con gái nhà Halogen. Ngồi ăn thì núi cũng lỡ, sau những tháng ngày sa đọa, chúng trắng tay và phải sống bám vào nhà Halogen  ^:)^.

Còn người con út Butan, vốn là người hiền lành, tốt bụng, chăm chỉ học hành, anh vừa tốt nghiệp trường Đại học Mỏ địa chất Molipđen. Hiện anh đang làm việc ở mỏ dầu Xutacom, dưới sự quản lý của ông chủ Cracking - một người keo kiệt và độc ác  ~X(.

Lại nói về dòng họ Olefin, có nàng Etilen xinh đẹp, ngoan hiền  :). Cô hiện là sinh viên năm cuối trường Đại học Sư phạm Naptalen. Một buổi chiều nọ, trên con đường Coban trải đầy lá vàng rơi, duyên số đã đưa đẩy Etilen gặp Butan và dưới bóng hoàng lan, họ đã trao nhau tiếng yêu nồng nàn  :x. Trời đã xế chiều, hai người chia tay nhau. Trước khi ra về, Etilen hỏi Butan rằng:

“Chàng về thiếp chẳng cho về

Thiếp nắm vạt áo, thiếp đề câu thơ

Nước non luống những đợi chờ

Barisunfat bao giờ cho tan

Chàng về hỏi xóm hỏi làng

Chất nào có thể hoà tan chất này?” L-)

Không để Etilen chờ lâu, Butan vận dụng vốn kiến thức đã học và trả lời:

“Ra về luống những bồi hồi

Ta viết đôi lời ai khỏi vẩn vơ

Nước non xin chớ đợi chờ

Barisunfat bây giờ đã tan

Ta về hỏi xóm hỏi làng

Metaphotphat hòa tan muối này

Chất nào rồi cũng phải tan

Chỉ tình yêu với thời gian vĩnh hằng” ;)

Thế là từ đó, sau những giờ học và giờ làm, đôi bạn trẻ lúc nào cũng quấn quýt bên nhau không rời  :x.

Nhưng sự đời éo le, mấy ai biết trước chữ “ngờ”. Thấy nàng Etilen xinh đẹp, lão Cracking rắp tâm chiếm đoạ nàng cho bằng được [-(. Nhân cơ hội ấy, lão tìm cách vu oan giá họa cho Butan tội biển thủ công quỹ và buộc chàng vào vòng lao lý. Ấy vậy mà với tình yêu và lòng chung thuỷ của Etilen, hắn đã không chinh phục được nàng. Điên tiết, lão sai tên Oxi đến đốt nhà nàng (chuyên gia mừ ). Để thoát khỏi tên Cracking hung bạo, nàng tìm cách trốn đi nơi khác và trở thành cô lái đò trên dòng sông Etanol huyền bí (chắc tửu lượng cô nàng khá lắm đây, mới không bị say chứ nhỉ )  :D.

Những tưởng cuộc sống yên bình sẽ đến với cô, nhưng dường như bất hạnh cứ bám theo cô mãi. Tên chủ mỏ đồng gần đấy vốn háo sắc, mê mẩn với nhan sắc của Etilen, hắn sai tên nô tì Suoh (CuO) bắt ép nàng về. Thân cô thế cô, nàng đành phải theo hắn về làm thiếp. Để tránh tai mắt của chính quyền, hắn khai tên giả và đăng ký KT3 cho nàng với tên Axetanđehit kiều diễm . Từ đấy cuộc đời nàng chuyển sang trang mới (dường như u ám hơn)  :|.

Lại nói về Butan tội nghiệp. Sau khi bóc 2 cuốn lịch (2 năm tù giam ), chàng trở về nhưng chẳng thấy người yêu đâu cả . Sau khi ghé thăm 3 người anh, chàng khăn gói ra đi để quên quá khứ đau buồn. Chàng đi tới thành phố công nghiệp Ankađien. Do có tiền án nên chẳng nơi nào dám nhận chàng vào làm. May thay ông Buna tốt bụng đã rủ chàng về đồn điền cao su của ông. Thấy chàng hiền lành lại chăn chỉ, ông muốn gả con gái Lưu huỳnh cho chàng nhưng chàng một mực từ chối vì trong lòng vẫn còn hình bóng Etilen  [-X. Chàng quyết định bỏ đi .

Thế nhưng, trong lúc ấy, nàng Etilen đã không còn như xưa. Nàng đã trở thành một mụ Axetandehit hoàn toàn trái ngược với bản chất ngây thơ ban đầu  @-). Nàng ta qua lại lén lút với Mangan - bạn của chủ mỏ đồng. Hai người rắp tâm chiếm đoạt tài sản của lão chủ mỏ đồng. Dân cư trong làng biết chuyện liền đặt cho nàng biệt danh Axetic chanh chua và độc ác. ^:)^

Kết thúc một chuyện tình thật buồn! Chả người nào có kết cục hạnh phúc cả  =((.

“Sự đời nghĩ cũng nực cười

Lắm phen oan trái, lắm hồi éo le!” :(

Đọc xong truyện rồi, thử trả lời trong câu chuyện trên đã xảy ra bao nhiêu phản ứng hóa học?

(lưu ý, có những tình tiết "sáng tạo" ngẫu nhiên theo cảm hứng của tác giả, chứ không liên quan đến bản chất hóa học của nó  :-j

06 Tháng Năm, 2008, 09:48:33 AM
Reply #7
  • Thành viên OlympiaVN
  • **
  • Posts: 30
  • Điểm bài viết: 1
  • hello!
Bất kỳ ai trong chúng ra hiện nay đều hiểu rằng nước được kết hợp từ oxy va hiđro. Thế nhưng ở thế kỷ 18, người ta còn hoàn toàn chưa biết điều này. Chỉ tới năm 1785 , khi Antoine Lavoisier chứng minh bằng thực nghiệm rằng nước là một hợp chất được tạo thành từ hai loại khí: oxy và hiđro thì lịch sử hóa học có thêm một cột mốc mới.

“Nước không phải là đơn chất[...]. Nó có khả năng phân rã cũng như tái tạo lại”. Antoine Lavoisier đã khẳng định như vậy trong bài phát biểu vào ngày 12 tháng 11 năm 1783 trước phiên họp toàn thể của Viện Hàn lâm khoa học Paris. Lời khẳng định này được đưa ra sau khi Antoine Lavoisier tiến hành các thực nghiệm rất tốn kém kéo dài trong nhiều tháng trời và nó hoàn toàn ngược lại với quan niệm của nhiều nhà hóa học thời đó khi cho rằng nước là một đơn chất. Vào tháng 4 năm 1784, Lavoisier tiếp tục đưa ra các kết quả nghiên cứu mới trước Viện Hàn lầm để khẳng định tuyên bố của mình nhưng cộng đồng khoa học lúc đó vẫn tiếp tục nghi ngờ. Không nản lòng, Lavoisier tiếp tục một đợt thực nghiệm lớn diễn ra từ ngày 27/2 cho tới 1/3/1785 trước sự chứng kiến của một hội đồng các nhà khoa học gồm các nhà hóa học lớn của Viện Hàn lâm và nhiều khách mời quan trọng.
Các thực nghiệm này đã chứng minh được rằng nước có thể phân thành hai chất khác nhau sau đó hai chất này với cùng tỉ lệ kết hợp lại với nhau để trở thành nước như ban đầu. Nhằm mục đích khẳng định và củng cố giả thiết đưa ra ban đầu, các thực nghiệm này thực sự đã trở thành một sự kiện, một cột mốc quan trọng trong lịch sử của ngành hóa học. Chúng đã phá vỡ bức màn bao phủ về thành phần tự nhiên của nước và cung cấp các bằng chứng có tính chất quyết định cho quan niệm hóa học của Lavoisier, chống lại lý thuyết nhiên tố vốn rất thịnh hành lúc bấy giờ.
Những thực nghiệm của Lavoisier đã chứng tỏ được rằng tổng khối lượng của các chất khí sử dụng tương
đương với khối lượng của toàn bộ số nước thu được. “Người ta có thể áp dụng nguyên tắc này cho tất cả các hoạt động khác: luôn có một khối lượng giống nhau về chất liệu trước và sau một phản ứng hóa học và tính chất cũng như trọng lượng của các chất này là như nhau và chỉ có sự thay đổi hoặc biến đổi (tính chất) của chất được tạo thành mà thôi”, ông đã viết như vậy trong cuốn Chuyên luận cơ bản về hóa học (Traité élémentaire de chimie) vào năm 1789.
Lúc mới bắt đầu nghiên cứu khoa học, Lavoisier quan sát các chất cháy trong không khí, thí dụ như phốt pho, lưu huỳnh, cacbon, kim loại dễ nóng chảy như chì, thiếc và ông nhận thấy khối lượng của các chất này tăng lên. Điều này chứng tỏ có một cái gì đó trong không khí đã được thêm vào chất đang cháy. Ông tiến hành các thực nghiệm theo giả thiết đó và viết kết quả vào một cuốn sách có tên Cẩm nang về vật lý và hóa học (Opuscule physiques et chimies), xuất bản năm 1774.

“Khí cơ bản” hay oxy
Dù vậy thì Lavoisier vẫn chưa thể xác định, nói cụ thể hơn là cô lập và đặt tên được cái chất có trong không khí thường xuất hiện trong mỗi lần cháy. Mà nó lại được Joseph Priestley, một nhà hóa học tên tuổi người Anh xác định ra vào ngày 1/8/1774 và ông này đặt tên là khí ngược nhiên tố (air déphlogistiqué). Nhiên tố, hay còn gọi là thành phần cơ bản của tính gây cháy là một nguyên lý chi phối sự cháy của các chất. Theo cách lý giải như vậy, không khí chứa một phần khí ngược nhiên tố và đa phần khí nhiên tố. Cách lý giải này dường như phù hợp với các quan niệm của các nhà hóa học lúc đó.
Lavoisier lặp lại các thí nghiệm của Priesley nhưng áp dụng nguyên tắc bảo toàn khối lượng. Bằng việc chấp nhận về mặt chất lượng quan sát của nhà hóa học người Anh, ông nhấn mạnh tới sự không tương thích về trọng lượng mà người ta thấy rất rõ. Ông xác định phần khí tham gia vào sự cháy là phần khí lành nhất hoặc có thể hít được. Ông đặt tên nó là khí cơ bản vào năm 1775 nhưng ông vẫn thường dùng từ khí ngược nhiên tố như cách gọi thông dụng của các nhà hóa học thời bấy giờ.
Nhưng quan niệm của Lavoisier về sự cháy là như thế nào? Theo ông, một chất khí được tạo lên từ một thành phần cơ bản (mà giờ chúng ta gọi là một nguyên tố hóa học) cùng với một chất liệu tạo cháy (matière de chaleur) mà sau này ông đặt tên là chất dinh dưỡng. Như vậy, trên nền của chất tạo cháy này, vào năm 1777, nhà hóa học đặt tên nó là oxygine, một từ có gốc từ tiếng Hy Lạp nghĩa là “chất tạo axit). Thực tế phải tới năm 1787, ông mới sử dụng chính thức cái tên này. Nguyên lý axit đã giúp Lavoisier tạo ra một lý thuyết về hóa học mới và suốt nửa cuối cuộc đời, ông giành thời gian để chứng minh điều này.
Với việc tiến hành ngày càng nhiều thực nghiệm hơn, Lavoisier buộc phải cần làm việc nhóm để tiến hành các thí nghiệm trên những máy móc ngày càng phức tạp và đòi hỏi thời gian nhiều hơn. Ông hợp tác với Pierre Simon Laplace và nhà quân nhân kiêm kỹ sư Bastiste Meusnier vào đầu những năm 1780.
Lúc này, Lavoisier đã đưa ra giả thiết rằng nước được tạo thành từ hai chất: oxy và hiđro. Sau một thực nghiệm phân tách các thành phần của nước vào năm 1784, công việc còn lại của ông là chứng minh giả thiết của mình cùng bằng thực nghiệm tương tự nhưng có thêm phần tái tạo lại nước từ chính các chất vừa phân tách được ra. Đây là một thực nghiệm lớn được tiến hành năm 1785.

Sản xuất hiđro cho khinh khí cầu
Nhưng tại sao Lavoisier lại có được ý tưởng này? Khí hiđro lúc đầu được đặt tên là khí dễ cháy và do nhà hóa học người Anh Henry Cavendish phát hiện ra vào năm 1766. Do có khối lượng cực nhẹ và dễ cháy, người ta đã từng cho rằng hiđro là một thiên tố thuần túy. Rất có khả năng kể từ năm 1781, Cavendish là người đầu tiên thừa nhận rằng nước là sản phẩm duy nhất của khí dễ cháy có trong khí cơ bản mà Friestley đã khẳng định vào năm 1783. Cả hai nhà bác học này giả định rằng khí dễ cháy được tạo thành từ nước và thiên tố, dù nó có là thiên tố thuần túy hay không. Chính vì vậy, họ cho rằng nước được tạo thành khi người ta kết hợp hai chất khí này lại. Vào mùa hè năm 1783, cả Gaspard Monge và Lavoisier đều nhận thấy chỉ có nước được tạo ra từ hỗn hợp của hai loại khí này.


Trong phòng thí nghiệm, người ta tạo ra được khí hiđro từ việc kết hợp axit sulfuric với sắt hoặc kẽm. Nhưng giá của loại axit này khá đắt trong khi người ta cần tới rất nhiều khí hiđro để sử dụng các khinh khí cầu vừa được ra đời. Anh em nhà Montgolfier đã chế tạo ra một quả khinh khí cầu làm từ giấy và được bơm đầy không khí nóng để bay lên không trung Annonay vào ngày 4/6/1783, trước sự chứng kiến của quan khách Vivarais. Sau đó ít lâu, vào ngày 27/8, nhà vật lý Jacques Charles và anh em nhà Robert đã sản xuất được các khí cụ để có thể đưa khinh khí cầu hiđro bay lên không trung khu vực Champ-de-Mars. Lúc đó người ta rất hoan hỉ vì chế tạo được khinh khí cầu và các quả bóng khí cầu được sử dụng rộng rãi trong trang trí và nhà hát như là một mốt thịnh hành. Trước tình hình này, Viện Hàn lâm khoa học đã thành lập liên tiếp hai ủy ban trong đó có sự tham gia của Lavoisier. Với sự giới thiệu của Lavoisier, Meusnier cũng tham gia các ủy ban này và hai nhà khoa học đã chứng minh được rằng khi phun khí nóng vào sắt thì sẽ tạo ra được rất nhiều khí dễ cháy. Quan sát này đã khiến Lavoisier nghĩ tới việc tiến hành thực nhiệm chi tiết hơn trên nước nhằm mục đích phân tích và tổng hợp nước.
Mục tiêu của thực nghiệm lớn chưa từng thấy này lúc đầu là phân tích thành phần của nước khi tác động với sắt-thực chất là hơi nước nóng tác động với sắt tạo ra oxit sắt và giải phóng khí hiđro. Sau đó, đốt khí hiđro trong oxy để tổng hợp nước trở lại. Khối lượng của các chất tham gia phản ứng và chất tạo thành phải tương đương với nhau trong hai thực nhiệm. Từ thực nghiệm này, Lavoisier khẳng định rằng nước không phải là một sản phẩm đơn chất.

Biên bản sơ sài và người vô danh
Meusnier là người được giao nhiệm vụ viết biên bản chi tiết của hai cuộc thực nghiệm nhưng vì là quân nhân, vào cùng thời điểm đó, ông nhận lệnh dẫn quân đi bảo vệ khu vực công trình cảng Cherbourg. Thời gian quá gấp gáp khiến ông không hoàn thành được biên bản hai cuộc thực nghiệm như Lavoisier mong muốn. Tuy nhiên, một bản báo cáo khác xuất hiện vào ngày 27/2/1786 trong một tạp chí khoa học mới ra đời, tờ báo Journal polytype. Biên bản này, rất có khả năng do Lavoisier viết, mở đầu bằng việc nhận định phương pháp tiến hành thực nghiệm khoa học, sau đó nhắc tới các khám phá của Cavendish, Monge và các nhà khoa học khác. Tác giả của báo cáo cũng miêu tả chi tiết việc phân tách nước, việc tiến hành đốt khí hiđro, các dụng cụ thí nghiệm, các biện pháp an toàn, các nghiên cứu tiến hành trước thực nghiệm và kết quả cũng như bình luận các kết quả này.
Biên bản này chắc hẳn đã được đánh máy rất vội vã do vậy có rất nhiều lỗi in ấn và nó sau này được viết lại rõ ràng hơn vào năm 1892 trong quyển V của bộ sách Các tác phẩm của Lavoisier. Trong lần tái bản này, nhiều thuật ngữ như oxy, hiđro, oxy hóa... đã được sử dụng và chúng hoàn toàn khác lạ so với bản gốc. Tuy nhiên, chúng lại là tất cả những gì mà Lavoisier muốn đưa ra giúp các nhà khoa học thời đó hiểu rõ hơn về các công việc mà ông đã thực hiện.
Chính vì vậy, rất nhiều nhà hóa học lúc đó đã nhanh chóng theo và bảo vệ học thuyết của Lavoisier, thí dụ như Claude Berthollet, Louis Guyton de Morveau, Antoine de Fourcroy..



Nguồn tin: Lược dịch từ Pour la Science No 336-10/2005

22 Tháng Năm, 2008, 11:16:49 AM
Reply #8
  • Cựu thành viên BĐH
  • ***
  • Posts: 66
  • Điểm bài viết: 5
Bài viết của bạn Quynh_Anh_126
Về Hoá thì có nhiều bài thơ hay lắm! Những bài thơ ấy không những giúp chúng ta học hoá một cách nhanh chóng, dễ nhớ hơn mà còn giúp ta cảm thấy thoải mái hơn khi học Hoá. Vì vậy, mình lập topic này với hi vọng các bạn và mình cũng sẽ biết được nhiều hơn về Hoá. Ai có ý kiến gì thì chia sẻ nha! Mong các bạn ủng hộ! :) :) :)

 Bây giờ là bài đầu tiên!

Bài thơ Hóa trị thứ 1


Kali (K), iốt (I) , hidrô (H)
Natri (Na) với bạc (Ag) , clo (Cl) một loài
Là hoá trị ( I ) hỡi ai
Nhớ ghi cho kỹ khỏi hoài phân vân
Magiê (Mg) , kẽm (Zn) với thuỷ ngân (Hg)
Ôxi (O) , đồng(Cu), thiếc (Sn) thêm phần bari (Ba)
Cuối cùng thêm chữ canxi (Ca)
Hoá trị II nhớ có gì khó khăn !
Này nhôm (Al) hoá trị III lần
In sâu trí nhớ khi cần có ngay
Cácbon (C) ,silic(Si) này đây
Có hoá trị IV không ngày nào quên
Sắt (Fe) kia lắm lúc hay phiền
II , III rồi sẽ nhớ liền nhau thôi
Lại gặp nitơ (N) khổ rồi
I , II , III , IV khi thời lên V
Lưu huỳnh ( S) lắm lúc chơi khăm
Xuống II lên VI khi nằm thứ IV
Phốt pho (P) nói đến không dư
Có ai hỏi đến ,thì ừ rằng V
Em ơi cố gắng học chăm
Bài ca hoá trị suốt năm cần dùng


23 Tháng Năm, 2008, 09:46:51 AM
Reply #9
  • Thành viên OlympiaVN
  • **
  • Posts: 1523
  • Điểm bài viết: 34
Bài viết của Kathy_DP
Theo những gì người ta được biết thì thuật giả kim có xuất xứ từ Hy Lạp & Trung Quốc thời cổ đại .Nó là một mớ hỗn độn bao gồm các kiến thức về hóa học , pháp thuật & 1 chút triết học với các khái niệm khác nhau , được diễn giải thành các chất căn bản .Một nhiệm vụ cụ thể của thuật giả kim là tìm ra cách biến các lọai thép rẻ tiền thành vàng.Sau đây là 1 công thức hơi có phần bất bình thường .
Công thức tối mật cho vàng nguyên chất ;))
1,hãy lấy 1 chút Alaun (1 hợp chất của Al,K,S&O)
2,thêm vào đó 1 chút bụi than,pyrit & vài giọt thủy ngân
3,khuấy lên cho thật kỹ.
4,Thêm vào đó 30g quế (đó là phần vỏ rất cay của cây quế)&6 lòng đỏ trứng gà .Tiến tục khuấy cho tới khi hỗn hợp đặc lại & bám vào thìa .
5,Thêm vào đó 1 lượng phân ngựa còn tươi .Tiếp tục khuấy đều
6,trộn vào hh 1 chút muối salmiak.(đó là 1 hợp chất độc của ammoniac & clo,thứ xuất hiện trong các núi lửa)
7,đưa tòan bộ hh đó vào lò , nướng 6 tiếng đồng hồ .Kết quả sẽ là vàng nguyên chất .Nếu bạn gặp may ;)).

To all: vì đây là thuật giả kim nên tốt nhất đừng nên thử vì sẽ không có kết quả gì ,nhất là thằng ruacon mi mà làm thử có thành người cõi dưới thì đừng có về mà ám chị nhé =)) .

Nói về khỏang này thì Rutherford đã dùng tia bắn vào các ngtử KL & tách ngtử ra thành các thành phần của nó .Qua sự thay đổi của các ngtử thì KL cũng thay đổi theo .Nhưng ông cũng đã sọan sẵn 1 thông điệp gửi tới những người yêu thích thuật giả kim:
1,Ngtử nhỏ đến mức người ta rất dễ bắn chệch sang bên cạnh ;))
2,Dễ dàng nhất là việc biến Platin thành vàng .Chỉ tiếc rằng Platin lại đắt hơn cả vàng =)) .
3,Nếu bạn vẫn còn chưa bỏ được thói đam mê vàng , tốt nhất là hãy ra cửa hiệu kim hòan mà mua =)) =))

23 Tháng Năm, 2008, 09:54:08 AM
Reply #10
  • Thành viên OlympiaVN
  • **
  • Posts: 1523
  • Điểm bài viết: 34
Bài viết của huyentrang_9X
Tính chất của các nguyên tố hóa học rất phong phú và đa dạng. Nghiên cứu tính chất của các nguyên tố hóa học, tìm ra những cái nhất về tính chất nào đó của chúng cũng thật thú vị.

Khí nhẹ nhất là khí Hidro. Khối lượng riêng của nó chỉ bằng 1/14,5 của không khí. Năm 1783 lợi dụng tính chất này của hidro người ta đã thả vào không trung quả khí cầu bơm đầy khí hidro và có mang theo các dụng cụ đo lường. Ngày nay người ta vẫn dùng những khí cầu có chứa hidro hoặc hỗn hợp của hidro và heli để nghiên cứu khoa học và vận tải.

Khí nặng nhất, ở dạng đơn chất là khí rađon, khối lượng riêng của nó gấp 111 lần khí hidro.

Kim loại có nhiệt độ nóng chảy cao nhất là vonfram. Khi đốt nóng đến 3140 độ thì nó mới nóng chảy. Vào năm 1910 con người lợi dụng tính chất quý báu này để làm sợi tóc cho bóng đèn. Nó còn được dùng để chế thành hợp kim thép vonfram, dùng làm dao cắt để cắt với tốc độ cao.

Kim loại cứng nhất là crôm có độ cứng đạt 9. Crôm còn chịu được ăn mòn và mãi mãi giữ được vẻ sáng bạc.

Tuy nhiên vua về độ cứng là kim cương. Kim cương là cacbon thuần khiết, độ cứng của nó là 10. Con người dùng nó làm mũi khoan cho những giếng khoan dầu, mài vật liệu, và dao để cắt gọt thủy tinh.

Kim loại vốn có tính dát mỏng rất tốt, mà quán quân về khả năng dát mỏng chính là vàng. Người ta đã dùng 28 gam vàng mà kéo thành sợi vàng dài 65000 mét! Người ta cũng có thể dát mỏng để có lá vàng dày 0,116 - 0,127 mm, tức là dày bằng 1/600 độ dày của một trang giấy của quyển sách.

Khí khó hóa lỏng nhất là khí heli. Mãi tới năm 1908 một nhà vật lí Hà Lan mới biến nó thành dạng lỏng ở nhiệt độ -268 độ. Hiện cũng chưa có phương tiện để nghiên cứu vật chất tiếp cận với độ không tuyệt đối nên heli đã trở thành thần tượng của những nhà vật lí nhiệt độ thấp.

Trong vỏ trái đất, nguyên tố có nhiều nhất là oxi. Kim loại có nhiều nhất là nhôm. Theo những kết quả nhiên cứu mới đây thì nguyên tố có nhiều nhất trong vũ trụ là hidro.

Kim loại nhẹ nhất là liti. Mỗi cm3 kim loại này chỉ nặng có 0,534 gam, nghĩa là nó còn nhẹ hơn nước.

Kim loại nặng nhất là osmi. Khối lượng riêng của nó là 22,48 g/cm3, nghĩa là nó nặng hơn gấp 42 lần so với liti.

Kim loại mẫn cảm nhất với ánh sáng là cesi. Con người lợi dụng đặc tính này để làm các tế bào quang điện, thước ngắm quang học của súng bắn ban đêm, máy tiếp nhận vô tuyến truyền hình...

Kim loại chống gỉ tốt nhất là tali và niobi. Nước vua (gồm 3 thể tích HCl đặc và 1 thể tích HNO3đặc; còn gọi là nước cường toan) có thể hòa tan platin và vàng nhưng với tali và niobi thì chịu bó tay, chẳng làm gì nổi. Chính bởi bản lĩnh tuyệt diệu của hai kim loại này mà công nghiệp dùng chúng để làm các máy móc chịu axit.

Nguyên tố đắt nhất không phải là vàng hay platin mà là califoni thu được vào năm1950 bằng phương pháp nhân tạo. Nguyên tố này được xếp vào ô thứ 98 trong bảng hệ thống tuần hoàn. Nó có thể liên tục trong một năm phát ra lượng lớn nơtron, giết chết các tế bào ác tính ở người và động vật. Người ta dùng califoni trong phân tích hoạt hóa nơtron. Cho tới hiện nay toàn thế giới vẻn vẹn mới thu được 2 gam califoni. Trên thị trường quốc tế, mối gam califoni có trị giá là 10 triệu đôla Mĩ.

Còn những nguyên tố có những đặc tính tuyệt vời khác, chẳng hạn như nguyên tố gecmani là vật liệu bán dẫn tốt, nhưng khi có chứa tạp chất thì lại mất dần tính bán dẫn. Chỉ khi người ta làm tinh khiết tới 99,9999% trở lên thì mới phát hiện ra đặc tính quý báu thật sự của nó.

Xem vậy mới biết rằng việc nghiên cứu tìm tòi các tính chất kì diệu của các nguyên tố và các hợp chất của chúng là không giới hạn. Rất nhiều kho báu hãy còn chờ con người lao tâm khổ luyện để khám phá.

(Nguồn: hoahocdoisong.com)

Em thấy cái này hay hay nên post cho mọi người cùng xem  :D

Bài phản hồi của bạn mickey
Nguồn này bạn có thể đọc trong cuốn "Cây gậy thần hóa học".Tớ được đọc cái này từ hồi còn học lớp 6,bây giờ bộ tìm quyển ấy hơi khó đó nhan^^

13 Tháng Bảy, 2008, 07:13:24 PM
Reply #11
  • MOD
  • ***
  • Posts: 1938
  • Điểm bài viết: 100
  • Speak softly love ...
Trong 1 nghiên cứu, sinh viên nọ cảnh báo mọi người về 1 chất hóa học do mình tìm ra và đã đựoc đăng ký bản quyền phát minh có tên dihidromonooxit. Chất hóa học này có hàng loạt các tác động nguy hiểm đe dọa sự sống của con người :
  • Gây vã mồ hôi nhiều
  • Là thành phần chính của mưa axit
  • chẳng may hít phải nhiều có thể gây ngạt chết
  • Một trong những tác nhân của sự xói mòn
  • Làm giảm hiệu quả của phanh ô tô xe máy
  • Tìm thấy trong khối u của các bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối
.........
Người sinh viên này đã gửi kết luận lên Tổ chức ý tế thế giới và yêu cầu ủng hộ việc cấm sử dụng chất này. Có 43 người đồng tình, 6 người lưỡng lự, chỉ duy nhất 1 người biết chất đó là nước :)

---------------------
Nguồn : Sách Không khí và nước ... rất quen và rất lạ _ Nhà xuất bản Giáo dục

« Last Edit: 21 Tháng Tám, 2008, 09:35:18 AM by Ghost »

15 Tháng Bảy, 2008, 07:02:05 PM
Reply #12
  • Cựu thành viên BĐH
  • ***
  • Posts: 2153
  • Điểm bài viết: 290
Link rapidshare download cuốn Chuyện kể Kim loại nè !!!! (Sưu tầm từ updatesofts)
http://rapidshare.de/files/27990553/Ke_chuyen_ve_kim_loai.rar
Pass: Updatesofts.com
Chúc may mắn !!!

15 Tháng Bảy, 2008, 09:40:35 PM
Reply #13
  • Cựu thành viên BĐH
  • ***
  • Posts: 2153
  • Điểm bài viết: 290
Topic này được lập dựa trên 2 topic cũ là Bạn có hiểu Hóa học không ?Hóa học và Thực nghiệm. Những bài viết cũ ở hai topic này sẽ được chọn lọc và đưa trở lại đây để làm cơ sở cho hai topic này, từ nay về sau những vấn đề Thực nghiệm Hoá học, ứng dụng của Hoá học trong cuộc sống ... thì các bạn có thể cùng nhau bàn luận tại topic này. Hi vọng mọi người sẽ nhiệt tình tham gia ;)

« Last Edit: 17 Tháng Tám, 2008, 10:50:45 PM by Yan_sora »

15 Tháng Bảy, 2008, 09:49:48 PM
Reply #14
  • Cựu thành viên BĐH
  • ***
  • Posts: 2153
  • Điểm bài viết: 290
Trước tiên là những bài viết hay trong topic Hoá học và Thực nghiệm :

Quote
Tẩm dd coban clorua vào một tờ giấy trăng đem sấy khô. Coban clorua không có nước kết tinh sẽ biến thành màu lam nhạt, nhưng khi có một phân tử H2O kết tinh sẽ biến thành màu tím, nếu có 2 sẽ biến thành màu đỏ nhạt, nếu có 4 thì biến thành màu đỏ, có 6 phân tử thì biến thành màu phấn hồng .
Ở nhiệt độ thường, khi ở trong không khí có nhiều hơi nứoc thì lượng nước kết tinh trong Coban clorua cũng nhiều. Khi hàm lượng hơi nước trong không khí ít thì Coban clorua sẽ thải bớt nước kết tinh ra. Như vậy, nhờ quan sát màu của giấy tẩm coban có thể biết độ ẩm trong không khí nhiều hay ít nhờ đó có thể dự đoán trời  có sắp mưa hay không????

Quote
Có thí nghiệm như sau: để một cốc nước vào trong lò vi sóng khoảng 20 phút, sau khi lấy ra dùng một chiếc thìa khuấy nhẹ thì thấy nước trong cốc sủi bọt mạnh. Có ai biết tại sao không?

Quote
Lấy 1 viên đường,rắc lên đó một chút tàn tro thuốc lá, rồi đốt bằng diêm hoăc bất lửa chứ không dùng đèn Bunsen. Và̀ viên đường bốc cháy. Đường dần dần chuyển thành carbon (màu đen) chứ không phải là caramel (bình thường nếu đốt đường trên ngọn lữa bunsen, đừong chuyển sang màu vàng thẫm và sau đó đường chảy ra biến thành 1 dạng polyme và caramel chứ không cháy)
Tàn thuốc là chất xúc tác làm phản ứng cháy cần ít năng lượng hơn.Tàn tro thuốc lá chứa một số muối, oxit vô cơ và một số hợp chất của cacbon có tác dụng xúc tác cho phản ứng cháy. Sự có mặt của chất xúc tác khiến phản ứng cháy có thể xảy ra ngay cả khi ta dùng ngọn lửa (diêm) có năng lượng thấp hơn nhiều ngọn lửa sinh ra bởi đèn Bunsen.