Please login or register.

Login with username, password and session length

Author Topic: Thực hành Hoá học  (Read 111766 times)

17 Tháng Tư, 2010, 12:12:19 AM
Reply #15
  • Thành viên box Hóa
  • OLYMPIAN
  • **
  • Posts: 592
  • Điểm bài viết: 49
  • ---I love Chem :x--
    • http://vn.360plus.yahoo.com/pink_glasses_girl_9x/
Nếu Google search thì trên mạng có nhiều cho là CuS
Nhưng trong sách 1 số kim loại điển hình của thầy Vận thì là Cu2S . :D
Vậy cơ chế thế nào? Tại sao S lại về S(-2) được nhỉ? Tôi nghĩ Cu là chất khử yếu, làm gì có khả năng khử S(+6) về S(-2) được?
Tôi đọc sách Phương pháp giảng dạy Hoá học của các cụ Nguyễn Ngọc Quang và Nguyễn Cương thì lúc đầu sẽ tạo CuO, điều này hợp lý hơn, vì ban đầu phản ứng còn chậm, nhiệt độ chưa đủ cao (và có lẽ cấu trúc của CuO cũng khá bền):
ptpư của các cụ viết là: Cu + H2SO4 -> CuO + SO2 + H2O
Tôi nghĩ mỗi thầy đưa ra một phản ứng khác nhau, nhưng tôi chắc các bạn vẫn chưa bị thuyết phục chứ?
Tôi thì ủng hộ ý kiến của cụ Quang, cụ Cương.
Dạ.. Em mới chỉ là học sinh THPT nên phần cơ chế đó thì em chưa đủ khả năng giải thích đâu ạ. Cái đó em có ghi là trích dẫn từ sách của thầy Nguyễn Đức Vận. Cụ thể hơn là trang 169 :D
Thầy có ghi : sự tạo thành Cu2S theo phản ứng :
       8Cu + 4H2SO4 --> 3 Cu2SO4+ Cu2S + 4H2O (1)
     Trong dung dịch Cu2SO4 bị phân hủy
      Cu2SO4---> CuSO4 + Cu  (2)
Từ (1) và (2)

5 Cu + 4H2SO4----> 3CuSO4+Cu2S + 4 H2O

:D
Có gì xin anh chỉ giáo thêm ạ

17 Tháng Tư, 2010, 07:39:17 PM
Reply #16
  • Thành viên OlympiaVN
  • **
  • Posts: 103
  • Điểm bài viết: 21
  • Analytical Chemistry
    • Hồ Tự Hãn
Cảm ơn bạn! Chúng ta đang trao đổi mà.
Không biết thầy Nhâm sẽ viết thế nào nhỉ?
Mà sao mấy câu hỏi "ĐẦU TOPIC" khó quá! Đúng là chỉ có thể trả lời được sơ sơ câu pha loãng axit!
Câu bỏng P trắng, người ta dùng CuSO4 để bôi vì, P trắng là chất khử mạnh, trong khi đó Cu2+ là chất oxi hoá. Do đó có phản ứng xảy ra:
2P + 5CuSO4 + 8H2O -> 5Cu + 2H3PO4 + 5H2SO4 (Sách thầy Hoàng Nhâm, tập 2-trang 192).
Ngoài ra có thể dùng AgNO3, nhưng do AgNO3 có tính oxi hoá mạnh nên có thể làm da bị đen, do đó dùng CuSO4 là tốt nhất, vừa rẻ vừa an toàn!
« Last Edit: 17 Tháng Tư, 2010, 07:41:45 PM by co_don_272727 »

17 Tháng Tư, 2010, 07:50:55 PM
Reply #17
  • Thành viên OlympiaVN
  • **
  • Posts: 103
  • Điểm bài viết: 21
  • Analytical Chemistry
    • Hồ Tự Hãn
Câu 4. Tại sao không để natri amit NaNH2 tiếp xúc với nước đá?
NaNH2 là một bazơ rất mạnh do đó NH2- bị thuỷ phân rất mạnh trong nước.
NH2- + H2O -> NH3 + OH-
Phản ứng trên xảy ra rất mạnh và toả nhiệt mạnh do sự hidrat hoá, do đó nếu tiếp xúc với nước đá thì sẽ lãm cho nước đá bị phá vỡ mạng tinh thể phân tử có thể gây nên tai nạn.
Tạm trả lời thế! Có gì mong các bạn góp ý thếm! Đặc biệt là Mod đưa ra câu hỏi!

18 Tháng Tư, 2010, 12:34:37 AM
Reply #18
  • Thành viên OlympiaVN
  • **
  • Posts: 103
  • Điểm bài viết: 21
  • Analytical Chemistry
    • Hồ Tự Hãn
Câu 1. Na/K kim loại là những chất hút ẩm rất tốt nhưng tại sao không được dùng chúng để làm khô các dẫn xuất halogen dãy béo (etyl bromua, clorofom,...)? Và để làm khô những hoá chất đó thì phải sử dụng phương pháp nào?
Có lẽ Na/K tác dụng với H2O tạo NaOH/KOH và toả nhiệt, vì vậy NaOH/KOH có thể phản ứng với dẫn xuất halogen chăng?
VD: C2H5Cl + NaOH -> C2H5OH + NaCl
CHCl3 + 4NaOH -> HCOONa + 3NaCl + 2H2O
Mong nhận được trao đổi thêm!

18 Tháng Tư, 2010, 10:35:44 AM
Reply #19
  • ADMIN
  • ******
  • Posts: 6395
  • Điểm bài viết: 420
Lý do chính là sự tạo thành các phản ứng phụ tạo sản phẩm không mong muốn như phản ứng bác codon đã chỉ ra, bên cạnh đó còn có cả sản phẩm Wurtz, sản phẩm tách E...

Cách tốt nhất là dùng các chất làm khô trơ như anhydron Mg(ClO4)2 hay silica gel.

25 Tháng Chín, 2010, 11:52:13 AM
Reply #20
  • Thành viên OlympiaVN
  • **
  • Posts: 128
  • Điểm bài viết: 10
    • quần áo trẻ em
Cho em hỏi: bị dính AgNO3 thì rửa bằng gì ạ ?

25 Tháng Chín, 2010, 01:47:53 PM
Reply #21
  • ADMIN
  • ******
  • Posts: 6395
  • Điểm bài viết: 420
Cho nhiều nước vào, và cố gắng rửa càng nhanh càng tốt, vì để lâu sẽ tạo thành Ag bám trên da tay rất khó rửa, mà lại tạo vết đen đen nữa chứ.

25 Tháng Chín, 2010, 05:05:09 PM
Reply #22
  • Thành viên OlympiaVN
  • **
  • Posts: 128
  • Điểm bài viết: 10
    • quần áo trẻ em
Thế nó tạo Ag rồi thì làm tiếp gì ạ ?

25 Tháng Chín, 2010, 05:11:37 PM
Reply #23
  • Guest
Thì chờ cho da tay nó dày lên rồi cắt đi. Mà để cho nó đẹp, người ta nói đen mới đẹp mà.

25 Tháng Chín, 2010, 10:47:29 PM
Reply #24
  • ADMIN
  • ******
  • Posts: 6395
  • Điểm bài viết: 420
Rửa nhiều lần bằng xà bông, sau 1 tuần thì nó hết :)) (không phải vì xà bông rửa được, mà vì da chỗ đó bị tróc ra, bóc lớp da ấy thì sẽ hết đen :)) )

03 Tháng Mười, 2011, 08:48:57 PM
Reply #25
  • Thành viên mới
  • *
  • Posts: 12
  • Điểm bài viết: 0
Các bác ơi, cho em hỏi là trong thực hành Hóa vô cơ có phần nhận biết ion amoni thì dùng thuốc thử Nessle thì nó ra màu gạch cua nhưng em không biết cái màu gạch cua đấy là cái gì?

04 Tháng Mười, 2011, 06:05:26 AM
Reply #26
  • Thành viên box Hóa
  • Thành viên OlympiaVN
  • **
  • Posts: 1147
  • Điểm bài viết: 84
NH4+ + 2[HgI4]2− + 4OH = HgO·Hg(NH2)I + 7I + 3H2O

23 Tháng Mười, 2011, 11:25:50 PM
Reply #27
  • Thành viên mới
  • *
  • Posts: 2
  • Điểm bài viết: 0
Năm nay thi HSG có phần thực hành nên em cần các anh chị giúp cho các tài liệu về thực hành. Lần đầu tiên thi thực hành nên em chả biết gì cả. Nhất là phần chuẩn độ, anh chị nào có kinh nghiệm xin chỉ giáo. Cám ơn mọi người trước ạ

24 Tháng Mười, 2011, 12:21:38 AM
Reply #28
  • Thành viên OlympiaVN
  • **
  • Posts: 103
  • Điểm bài viết: 21
  • Analytical Chemistry
    • Hồ Tự Hãn
Năm nay thi HSG có phần thực hành nên em cần các anh chị giúp cho các tài liệu về thực hành. Lần đầu tiên thi thực hành nên em chả biết gì cả. Nhất là phần chuẩn độ, anh chị nào có kinh nghiệm xin chỉ giáo. Cám ơn mọi người trước ạ
Chuẩn độ về mặt tiến hành thì không khó, cái khó là kiến thức cơ sở. Tuy nhiên nếu có thì chắc họ đã cho đầy đủ hướng dẫn về cách tiến  hành, mình cứ theo đó mà làm thôi. Anh nhghĩ chuẩn độ chỉ là một phần nhỏ của thi thực hành, dùng khi xác định nồng độ của sản phẩm. Có lẽ đề thi chủ yếu là tổng hợp chất hữu cơ, vô cơ thôi...
Và tất nhiên đừng quên đọc kỹ các kỹ năng, kỹ xảo thực hành cũng như nội quy của phòng thí nghiệm!

24 Tháng Mười, 2011, 10:23:38 AM
Reply #29
  • MOD
  • ***
  • Posts: 361
  • Điểm bài viết: 37
Chậc, cái kĩ xảo thực hành là khổ lắm :))