Olympia Vietnam

Hoạt động học tập => Hóa học => Hóa học hữu cơ => : shindo 23 July, 2006, 08:43:41 AM

: Tổng hợp hữu cơ
: shindo 23 July, 2006, 08:43:41 AM
Một số vấn đề lý thuyết quan trọng trong topic:
Điều chế axitmomocacboxylic no và thơm. (http://www.olympiavn.org/forum/index.php?topic=116.msg435#msg435)
Điều chế este. (http://www.olympiavn.org/forum/index.php?topic=116.msg437#msg437)
Điều chế Ancol. (http://www.olympiavn.org/forum/index.php?topic=116.msg439#msg439)
Một số phản ứng oxy hóa và khử hóa thường được sử dụng trong tổng hợp hữu cơ. (http://www.olympiavn.org/forum/index.php?topic=116.msg15011#msg15011)
Phương pháp xây dựng sơ đồ tổng hợp hữu cơ. (http://www.olympiavn.org/forum/index.php?topic=116.msg19988#msg19988)
Các pư đóng vòng trong hóa Hữu cơ (http://www.olympiavn.org/forum/index.php?topic=116.msg41231#msg41231)
Các phản ứng cần thiết dùng trong tổng hợp hữu cơ bạn có thể xem trong topic Cơ chế phản ứng Hóa học Hữu cơ (http://www.olympiavn.org/forum/index.php?topic=32192.0)
________________________________________________________________________________________________________________________________
Bài của lequanghung

Điều chế axitmomocacboxylic no và thơm
1,o xi hoá ankan bằng oxi không khí thu hỗn hợp axit
RCH2CH2R'+ O2-----> RCOOH+R'COOH
 
 -ankyl benzen bị o xi hoá ở nhánh thu axit thơm

-o xi hoá anken thu hỗn hợp axit cacboxylic

 -Ancol,andehit dễ bị oxihoá tạo ra axit và giữ nguyên mạc C

-ancol bậc 2,xeton bị oxihoá khó khăn hơn tạo ra hỗn jhợp axit và bị cắt mạch C

2,Thuỷ phân dẫn xuất của axit cacboxylic và axit octofomic
 RCOY+H2O----->RCOOH +HY
Y halogen,OCOR(este)NH2(amit).......

Thuỷ phân nitrin thu axit và NH3

Thuỷ phân dẫn xuất của axit octofomic
 RCX3+ 3 H2O--------> RCOOH+3HX
            [OH-]

3,Phưong pháp tổng hợp tăng mạch C
a,cacboxyl hoá hợp chất cơ kim
 RLi+ Co2-------->RCOOLi---------> RCOOH + HCl
                        + HCl

 RMgBr+ CO2------> RCOOMgBr---------> RCOOH +MgBrCl
                           + HCl
b,cacbonyl hoá ancolat kim loại
  NaOH + CO-------> HCOONa
  C2H5ONa + CO-------> C2H5COONa
điều kiện 6-8atm,120-130độ C

c,cacboxyl hoá anken
Ch2=CH2+ CO--------> CH3Ch2COOH
           1,Ni(CO)4
           2,H2O

(CH3)2C=CH-CH3------> (CH3)2C
               H+                      +CO,H2O

d,điazo hoá clorua axit
 RCOCl -----------------> RCOCHN2+ CH3Cl+ N2
        +2  CH2N2
 RCOCHN2---------------> [R-CH=C=O]---------> RCH2COOH
        + Ag2O.-N2
 đây chỉ là 1 số phương pháp cơ bản vàchủ yếu,còn nhiêu phản ứng chi tiết và hay có thể sẽ đề cập sau và mong các bạn cũng đóng góp cho topic
: Re: Tổng hợp Hữu cơ
: shindo 23 July, 2006, 08:44:50 AM
Bài của lequanghung

Điều chế este
1,từ clorua axit và ancol hoặc phenol


2,từ anhidrit axit và ancol hoặc phenol


3,từ xeten và ancol hoặc phenol
CH2=C=O + ROH__-----> CH3COOR

4,từ axit cacboxylic và điazometan
 RCOOH+CH2N2----> RCOOCH3

5,phản ứng este hoá

6,Từ nitrin và ancol
  RCN+ R'OH---------> RCOOR'
            H+,H2O
7,
 RCOOAg+ R'I--------> RCOOR' + AgI
: Re: Tổng hợp Hữu cơ
: shindo 23 July, 2006, 08:45:31 AM
Bài của lequanghung

Điều chế Ancol
1,hidrathoá anken,phản ứng theo quy tắc Markonikov

  muốn cộng trái quy tắc ,ta dùng B2H6/H2O2

2.Khử hợp chất cacbonyl,axit cacboxylic và dẫn xuất
 RCH=O + H----> RCH2OH+ H2O
 RCOY+H------> RCH2OH+..
 R2C=O + H---> R2CHỌH
tác nhân khử thường dùng là LiALH4
                            NaBH4[chỉ khư andehit và xeton]

3,đi từ hợp chất cơ Mg
cho hợp chât cơ Mg phản ứng andehit sau thuỷ phân-------> ancol bậc2


cho cho hợp chât cơ Mg phản ứng xeton,este.clorua axit.. sau thuỷ phân thu ancol bậc 3


cho hợp chât cơ Mg phản ứng HCH=O,và hợp chất epoxit thu được ancol bậc1


note: Muốn điều chế ancol bậc3 có độ phan nhánh cao dùng hợp chất cơ li thay cho Mg để khắc phục sự án ngữ không gian
Me2CHLi + [iPr]2C=O-------> [Me2CH]3COH
: Re: Tổng hợp Hữu cơ
: shindo 23 July, 2006, 08:49:51 AM
Bây giờ chúng ta lại tiếp tục khảo sát một loại phản ứng khác: Phản ứng axyloin, một phương pháp hữu hiệu trong việc tổng hợp các hợp chất có vòng lớn.
I. Sơ lược về phản ứng
(http://img66.imageshack.us/img66/4332/12nj.gif)
Định nghĩa: Phản ứng ghép đôi hai phân tử este dưới tác dụng của kim loại Na và một dung môi trơ sẽ tạo thành một phân tử α-hydroxyketone được gọi là phản ứng axyloin. Phản ứng xảy ra càng tốt nếu gốc R là gốc ankyl và nếu như hai nhóm este đều ở trên cùng một phân tử có mạch ankyl dài thì sẽ xảy ra sự ngưng tụ đóng vòng nội phân tử tạo thành các hợp chất có vòng lớn với hiệu suất rất cao (70%). Ví dụ như phản ứng điều chế paraxiclophan như sau:
(http://img66.imageshack.us/img66/8295/20eh.gif)
II. Cơ chế phản ứng và các yếu tố ảnh hưởng đến phản ứng:
(http://img293.imageshack.us/img293/1132/36yc.gif)
Sản phẩm của phản ứng dime hóa ở giai đoạn đầu thì rất giống như trạng thái chuyển tiếp tứ diện trong phản ứng cộng nucleophin của các hợp chất cacbonyl, điều này sẽ dẫn đến sự tách nhóm -OMe là nhóm đi ra dễ để hình thành nên một dixeton. Dixeton sinh ra này rất dễ bị khử nên nó sẽ lấy 2e của hai nguyên tử Na để hình thành nên hai ion enolat (enodiolat). Giai đoạn cuối của qúa trình là sự proton hóa enodiolat này để hình thành nên sản phẩm. Điểm hạn chế của phản ứng này là khả năng phản ứng cao của enodiolat hình thành và nó sẽ đóng vai trò xúc tác trong phản ứng ngưng tụ Claisen giữa hai phân tử este này (về phản ứng Claisen đã được đề cập kỹ lưỡng trong các giáo trình Hữu cơ).
Để giải quyết điểm yếu này thì người ta thêm trimetylsilyl clorua vào hỗn hợp phản ứng, vai trò của nó tất nhiên không có gì khác hơn là "khóa" anion enodiolat này và loại nhóm -SiMe3 một cách dễ dàng khi đun nóng với HCl/THF, điều này làm tăng hiệu suất của phản ứng lên 95%
(http://img293.imageshack.us/img293/3699/46vg.gif)
Nó cực kỳ thuận tiện để điều chế các hợp chất vòng có chứa liên kết C-C bền và thường được dùng để điều chế hợp chất có vòng từ trung bình trở lên (7C --->)
: Re: Tổng hợp Hữu cơ
: shindo 01 August, 2006, 09:07:52 AM
Bài của conrua:
Giai đoạn 1: CH3OH ----> CH3Cl ----> C2H6 ----> C2H4 -----> C2H4Cl2 -----> C2H2 ----> C6H6 -----> C6H5 - CH3 -----> o - C6H4Cl - CH3 (1)
Giai đoạn 2: C2H6 ----> C2H5Cl ----> C4H10 -----> C3H6 ----> Me2CHCl (2)
Giai đoạn 3:
1) Lấy (1) + (2); xt: AlCl3
2) thủy phân
3) Hydro hóa
4) Khử hóa thu được tinh dầu bạc hà

vuiqua:
Tổng hợp tinh dầu bạc hà từ CH3OH
Làm hộ em cái anh Nhân
Bài này tớ xin đóng góp 1 cách có được không
kiến thức của tớ còn sơ khai lắm nên chỉ nghĩ được cách này thôi
CH3OH-->CH3Cl-->C2H6--->C2H5Cl--->C3H8--->CH3CHClCH3
C3H8-->CH4-->C2H2-->C6H6
C6H6+ CH3CHClCH3--->cumen
cumen + CH3Cl---> xilen
xilen + Cl2 --> A --( + NaOH)
xong sau đó hidro hoá cái vòng thơm, rồi oxi hoá cái OH để tạo ra C=O là được
không biết vẽ nên chỉ biết nói thế thôi
chắc là còn nhiều thiếu sót, cách cũng không phải là hay nhưng cũng cứ liều post lên
còn cái bài bazo treger làm được chết liền thật.  :((khó quá :(( :((


: Re: Tổng hợp Hữu cơ
: shindo 01 August, 2006, 10:39:14 AM
Trước khi đi tiếp những chủ điểm của tổng hợp hữu cơ (mức độ cơ bản) thì làm hộ anh bài tập này với :D
Tổng hợp bazơ Treger từ Toluen. Biết bazơ Treger có CTCT: Các chất HC cần thiết đều có đủ
(http://img175.imageshack.us/img175/6302/1bu3.gif)

shindo:
(http://img468.imageshack.us/img468/2441/untitledjc0.gif)

granger_hlc:
Em làm thế này được không
Đi từ 2 phấn tử  2-amino-4-metylbenzandehit cho tác dụng với HCH=O , cho chất dạng -NH-CH2-NH-.sau đó thực hiện tác nước giữa nhóm CH=O của phân tử này với NH của phân tử kia,liên kết tạo thành được hidro hóa--> sản phẩm
em không biết làm hình ảnh nên chỉ có thể trình bày như vậy
Mong các anh chị chỉ giáo thêm


: Re: Tổng hợp Hữu cơ
: shindo 16 August, 2006, 09:20:03 PM
Một số phản ứng oxy hóa và khử hóa thường được sử dụng trong tổng hợp hữu cơ

1) Phản ứng hydro hóa bằng hydro có xúc tác
Cái này thì miễn bàn luận :D
2. Khử hóa bằng các hydrua kim loại
Các hydrua kim loại được xem như là nguồn để giải phóng anion hydrua trong các phản ứng. Chúng thường là các chất khử mạnh (trừ các hydrua kiềm nhất như NaH hay CaH2...) và trong các phản ứng chúng thường tương tác với các tác nhân electrophin. Một số các hydrua dễ dàng phản ứng với nước và ancol, vì vậy dung môi cho loại phản ứng này tốt nhất là ete (THF), các hydrocacbon thơm hay diglim (dimetyl ete của etylenglycol). Về các phản ứng của chúng thì mọi người dễ dàng tìm thấy trong các giáo trình hữu cơ hay gặp
3. Giới thiệu một số phản ứng khử hóa có ứng dụng lớn trong tổng hợp hữu cơ thực tiễn
a) Phản ứng khử hóa theo Meervain - Ponndorf - Verley. Chuyển ancol thành hợp chất cacbonyl (andehit-xeton) và ngược lại. Phản ứng này chỉ xảy ra đối với ancol bậc 1 và 2 nhưng hoàn toàn không đụng chạm đến các nhóm chức khác. Phản ứng như sau:
R-CHOH-R' -----(iso-Pr)3Al----> R - CO - R'
b) Khử hóa Bouveault - Blanc. Sử dụng LiAlH4 để chuyển axit về ancol bậc 1. Phản ứng này có ưu điểm là không đụng vào nối đôi, nhưng cách khử tốt nhất để chuyển axit về ancol là este hóa nó rồi khử hóa bằng Bouveaut - Blanc hay LiAlH4
c) Khử hóa Rosenmund: Khử hóa axyl clorua bằng hydro phân tử trên xúc tác là bari sunfat để chuyển về andehit. Hiệu suất thu được khoảng từ 80 - 95%.
R-COCl ----(H2;Pd/BaSO4)----> RCHO.
Nhưng hydro hóa phân tử là tác nhân khử hóa có tính chọn lọc không cao, để đảm bảo tính chọn lọc thì người ta sử dụng LiAlH(O-tBu)3 và hiệu quả thu được là khá tốt.
d) Phản ứng khử Birch.
Nếu dùng Li hay Na trong amoniac lỏng thì vòng benzen có thể bị khử đến xiclohexa-1,4-dien. Những nhóm thế loại 2 sẽ làm dễ dàng cho qúa trình khử hóa và ngược lại. Các dien này rất hoạt động, có thể bị khử hóa theo hai hướng là mở vòng hoặc bị khử tiếp lên xiclohexan.
e) Các phản ứng khử hóa cắt đứt liên kết C - X
* X là halogen
Hydro hóa bằng Pd/BaCO3
R - CH2Cl ----> RCH3
Thường thì khử hóa bằng hydro phân tử không được dùng trong hợp chất có nhiều nhóm chức dễ bị khử hóa, nên để khử hóa một cách chọn lọc người ta sử dụng tác nhân NaBH3CN. Ví dụ
BrCH2(CH2)3COOEt ----> Me(CH2)3COOEt (88%)
Phản ứng này thường được thực hiện trong môi trường axit yếu
* Khi X là các dị tố khác (O hay N chẳng hạn) thì sự khử hóa cắt mạch chủ yếu ở vị trí cacbon benzyl có ý nghĩa hơn cả trong tổng hợp hữu cơ. Tác nhân khử hóa có thể là hydro với xúc tác, các hydrua kim loại hay phương pháp chuyển electron (dùng kim loại hòa tan, trong đó tốt nhất là phản ứng hydro phân)
4. Phản ứng oxy hóa
a) Dehydro hóa
b) Thay hydro bằng các nhóm chức khác
c) Oxy hóa qua con đường tách 1e từ trung tâm nucleophin
Qúa trình phổ biến nhất là lấy đi 1e từ anion với sự tạo thành gốc và tiếp theo gốc được dime hóa
2R - XH ---> 2R-X- --(-2e)--> 2R-X. ---> R-X-X-R.
d) Sự cộng hợp của tác nhân chứa oxy vào liên kết bội và dị tố
5. Các phản ứng oxy hóa hay dùng trong tổng hợp hữu cơ
a) Ozon phân anken, ankin. Qúa trình này tạo sản phẩm trung gian là molozonit, sau đó nó chuyển thành ozonit và bị thuỷ phân, sản phẩm tận cùng của các qúa trình này là các axit cacboxylic (Ở anken nếu ta dùng Zn/axit axetic thì có khả năng khống chế phản ứng ở giai đoạn tạo thành andehit và xeton)
b) Oxy hóa bằng KMnO4. Kali pemanganat trong môi trường khác nhau thì khử hóa cũng khác nhau, mạnh nhất là trong môi trường axit. Lúc đó nó có thể oxy hóa nhiều chất hữu cơ về axit cacboxylic.
c) Oxy hóa tạo epoxit.
Các tác nhân hay dùng là O2/(Ag, Pt, Pd; Na2CrO4; BaO; CaO...) hay RCOOOH. Phản ứng chung có dạng
CH2=CH2 + [ O ] ----> etylenoxit
d) Oxy hóa tạo 1,2 - diol
Có thể dùng OsO4; KMnO4/H2O hay I2/RCOOAg
e) Oxy hóa nhẹ ancol về cacbonyl về hợp chất cacbonyl. Chắc ăn nhất là dùng piridin clocromat, hiệu suất cao và ít ảnh hưởng đến các nhóm chức khác. Ví dụ
Ph -CH(OH) - CH = CH2 --(PyrCrO3Cl) --> Ph - CO - CH = CH2
Cũng có thể dùng phương pháp chuyển ion hydrua (khử hóa theo Oppenauer, là phản ứng ngược lại với phản ứng Meerwein - Ponndorf - Verley)
f) Có thể oxy hóa phenol về quinon khi sử dụng các tác nhân oxy hóa mạnh như là kali peoxodisunfat; kali dicrmat hay ON(SO3K)2.
g) Oxy hóa andehit hoặc xeton về axit
6. Dạng đặc biệt
a) Cắt mạch 1,2-diol. Tác nhân thường dùng là HIO4 hoặc là Pb(OAc)4
b) Các phản ứng tự oxy hóa - khử.
- Phản ứng Cannizaro
- Phản ứng Tischenko
c) Các phản ứng oxy hóa - khử có kèm theo sự chuyển vị
- Phản ứng oxy hóa theo Baeyer - Villiger
(http://img124.imageshack.us/img124/7561/baeyer1cm2.gif)
Cơ chế như sau:
(http://img70.imageshack.us/img70/7017/baeyer2wx5.gif)
(http://img65.imageshack.us/img65/4330/baeyer3pt7.gif)
(http://img106.imageshack.us/img106/2192/baeyer4ed1.gif)
- Phản ứng Dakin
(http://www.monomerchem.com/dakin.gif)
Cơ chế có dạng giống như phản ứng Baeyer - Villiger ở bước oxy hóa
(http://cyberchem.ifrance.com/mdakin.gif)
: Re: Tổng hợp Hữu cơ
: dhd_111 24 August, 2006, 06:09:37 PM
Mình có 1 câu hỏi góp vui
Từ benzen hãy điều chế papaverin

TraiTimVietNam:
Anh Shin nhầm lẫn 1 tí, tưởng ku vuiqua làm bài của dhd_111 -> Cách của vuiqua ổn rồi, không có vấn đề gì hết đâu
Còn phản ứng Bischler - Napieralsky  là một phản ứng hóa học trong đó xảy ra sự dehydrat hóa N-axyl-beta aryletyl thành dị vòng tương ứng :
(http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/9/94/Bischler-Napieralski_Reaction_Scheme.png/400px-Bischler-Napieralski_Reaction_Scheme.png)

Bài tập giờ được chuyển sang cho 2 bạn vuiqua và rùa là từ benzen điều chế 2-(1,2-dimetoxybenzen)etanamin :D
Mà dhd_111 làm được bài này trong chương 18 Đặng Đình Bạch thì quả là cao thủ đó :D
Thêm một vài thông tin về cái papaverin này tí : đó là 1 loại thuốc giảm co thắt trơn ( papaverin 40mg -viên uống hoặc ống 40mg tiêm bắp hoặc tĩnh mạch 1 - 2 ống)
Lưu ý : Papaverin là thuốc độc bảng A cho nên liều tối đa cho 1 lần là 40mg và 24 giờ là 100mg (2,5 ống) nếu tiêm bắp thịt.

vuiqua:
từ Styren ra cái chất đầu tiên thế nào hả anh Thiên, ~X( phản ứng như thế nào vậy cà
vác thêm 1 O ở đâu ra vậy cà :-?
còn cái bài của anh dhd thì từ benzen ra cái chất đầu tiên như thế nào, em chưa làm nhưng mà chắc cũng fải qua rất nhiều giai đoạn, thế mà vì sao anh lại có thể nghĩ là để điều chế papaverin thì fải đi qua cái chất đó.  ^:)^ Truyền ít kinh nghiệm cho đàn em đi các đại ca
To ruacon: lại vác bài của Trung tình đi hỏi hả?

TraiTimVietNam:
@Vuiqua : Từ Stiren anh dùng phản ứng ozon phân tạo ra Ph-CHO rồi cho tác dụng với CH2=CH-MgX ( Cái này em điều chế okie thôi mà ;) 
Còn về cái papaverin đó thì em có thể điều chế nối mạch bình thường đến cái chất đầu tiên trong chu trình anh post rồi em theo chu trình đó mà làm thôi :D
Bài này có lẽ dhd_111 cho cái ĐA là đẹp nhất :D !




: Re: Tổng hợp Hữu cơ
: rùa con 25 August, 2006, 04:22:31 PM
Điều chế 2_nitro anilin từ anilin

vuiqua:
C6H5NH2-->C6H5-NHCOCH3-->p-SO3H-C6H4-NHCOCH3--(+ HNO3)-->  nitro hóa ở vị trí o của NHCOCH3
xong sau đó thuỷ phân :D/
chắc là được

: Re: Tổng hợp Hữu cơ
: rùa con 26 August, 2006, 02:01:59 PM
từ stiren điều chế C6H5CH=CHCH2COOH
nhanh giùm mọi người nhá  :x

TraiTimVietNam:
Quên , metoxy :D ! Chú mày tự biết mà sửa đi chứ :-w!!!
Còn bài của Rua xin trình bày 1 : Ph-CH(OH)-CH=CH2 ---> Ph-CH(OH)-CH2-CH2Br --->Ph-CH(OH)-CH2-CH2CN---(H2O/H2SO4)-->Ph-CH=CH-CH2-COOH .
Vưà nghĩ ra được cách đó thôi , các quá trình thì ruacon biết rôì chứ :D , cái đầu dùng CH2=CH-MgBr . Sai thông cảm nhé ;)!

rùa con:
Cách của cu vuiqua!em nghĩ là sai bét nhè ~>:)
nó dùng cơ Mg nối dần C vào thuỷ phân trong acid ra sản phẩm
nhưng em nghĩ nối đôi cóc bền trong acid thì làm thế quái được!
bài này em nghĩ giải cách của gold là ổn nhất

rùa con:
còn cái bài của em thì giải theo gold nè!
+HOCl-->A+Mg,etekhan--->B+(CH2)2O--C-->thuỷ phân trong H+---->D
D đehidrat hoá~~>E
cách này có vẻ giống cách của thiên nhỉ! ;))

Golddragon:
Nói rõ cái này chút ku  :D anh dùng chất khác mà  :-?
C6H5CH=CH2--(Cl2,H2O)-->C6H5CH(OH)CH2Cl--(este hóa)-->C6H5CH(OCOCH3)CH2Cl--(Mg/ete)-->cơ magie-->(ClCH2COOH)-->C6H5CH(OCOCH3)CH2CH2COOH--(1/xà phòng hóa;2/H2SO4dd/170độC)-->sp

Roài,thêm cái bảo vệ nữa  :)Thanks sp :D

vuiqua:
Phản ứng thứ2 của gold hình như sai vì hợp chất cơ magiê thì fải tránh H linh động mà cho nên fải tránh OH

shindo:
Nếu ta bảo vệ H linh động trước rồi sau đó dùng cơ Mg thì không có gì sai cả, Đt bổ sung thêm bước bảo vệ nhóm chức vào nhé :D

rùa con:
hờ !bảo vệ H linh động thì cho cái CH3Br trong AgNO3/NH3 thôi
có chi mà dữ vía thế thằng Vinh!


: Re: Tổng hợp Hữu cơ
: shindo 27 August, 2006, 02:42:57 PM
(http://img247.imageshack.us/img247/1737/untitleddc4.gif)
Viết công thức cấu tạo của các chất A, B, C, D, E, F, G, X, Y.
: Re: Tổng hợp Hữu cơ
: rùa con 29 August, 2006, 07:34:50 AM
(http://img88.imageshack.us/img88/2750/untitledli0.png)
Cái n_C4H9Cl thay bằng n_C4H9COCl

cái bài này em lâý của thiên bên H2VN
Vì em mất tài khoản bên đấy(con janjan nó đổi pass) nên em sang bên này giải
Hờ hờ

Giải được nửa đầu!
Nửa sau bó tay! chả biết nó là cái gì nữa!
Hờ!định del bài này đi vì thằng Vui quá nó bảo em sai!
Nhưng mà thôi!ai vào chỉ em với!

(http://olympiavn.org/forum/index.php?action=dlattach;topic=116.0;attach=4727)
: Re: Tổng hợp Hữu cơ
: vuiqua 29 August, 2006, 08:09:09 AM
(http://img98.imageshack.us/img98/4411/sodoob8.jpg)
đây là bài ở bên chemvn nhưng các đại ca bên đấy nói lấp la lấp lửng
em mượn sang bên này post giải cho nhanh
các đại ca làm giúp với  :D

shindo:
Thế thắc mắc chỗ nào trong bài đó ?, chắc là chẳng có (hoặc là toàn bộ :D ). Bên này cũng thế, H2VN cũng vậy, chắc chẳng ai dại "đùa với lửa đâu :D ".

TraiTimVietNam:
Bài bên chemvn thì anh Shin noí qua pt (3) và (4) rồi . ttvn chỉ nói thêm về cái HI/t0 đó là phải lưu ý đến hiệu ứng kề đó nhé ;) ( Sẽ có đóng vòng đó ) !
Các chú tự hoàn thành nhé ;) !

TraiTimVietNam:
(http://www.organic-chemistry.org/namedreactions/knoeve3.gif)

Trên đó là pư Knoevenagel - có ai giải thích cái quá trình giải phóng -CO2 cho em cái !

rùa con:
hờ!em nghĩ là thủy phân rồi nó decacboxyl
nhưng mờ thế thì đơn giản quá!chắc bài này có cạm bẫy gì đây  ~>:)

shindo:
Cơ chế phản ứng Knoevenagel:
- Piridin lấy proton từ dietyl malonat tạo cacbocation tấn công vào nhóm -CHO theo cơ chế AN và thu được sản phẩm là R - CH = CH - CH2(COOEt)2. Thủy phân thằng này mới xảy ra decacboxyl hóa, phản ứng decacboxyl hóa thằng R - CH = CH - CH2 - (COOH)2 thì xảy ra qua trạng thái chuyển tiếp vòng 6 cạnh (cái này tự vẽ lấy), thu được sp cuối cùng
=> Thằng rùa nói đúng, thủy phân trước sau đó mới decacboxyl hóa :D
(http://olympiavn.org/forum/index.php?action=dlattach;topic=116.0;attach=4729)



: Re: Tổng hợp Hữu cơ
: shindo 31 August, 2006, 11:15:53 AM
Bài tập cho những ai "máu" đê :D
Hoàn thành các phản ứng sau (không cần quan tâm đến lập thể)
(http://img90.imageshack.us/img90/9813/untitleded6.gif)
: Re: Tổng hợp Hữu cơ
: shindo 31 August, 2006, 12:29:22 PM

Tiếp, từ 2, 2, 4, 4 - tetrametylpentan vui lòng điều chế 3 - deutero - 2, 2, 4, 4 - tetrametylpentan

Golddragon:
CH3-C(CH3)2-CH2-C(CH3)2CH3--(Br2/as)->CH3C(CH3)2CHBr-C(CH3)2CH3--(Mg/ete)-->cơ magie--(D2O)->sp
Sp xem thử  :D
: Re: Tổng hợp Hữu cơ
: shindo 31 August, 2006, 01:13:48 PM
Đúng hoàn toàn, tiếp nữa
Từ axetylen; CH3 - (CH2)5 - CH2Br; (CH3)2CH - CH2 - CH2Br hãy tổng hợp: 2 - metyltridec-5-en (cis)

Golddragon:
CHCH--(NaNH2)->CHCNa--(CH3(CH2)5CH2Br)-->CH-=CCH2(CH2)5CH3--(NaNH2)-->NaC-=CH2(CH2)5CH3--(CH3CH(CH3)CH2CH2Br)-->
CH3CH(CH3)CH2CH2C-=CCH2(CH2)5CH3--(H2/xúc tác lindar)-->sp
Tiếp nhé sp  :D
: Re: Tổng hợp Hữu cơ
: TraiTimVietNam 31 August, 2006, 09:24:16 PM
Bài tiếp theo :
Từ Etanol tổng hợp 3,3,5-trimetylheptanol-1
Tốt nhất là làm rồi vẽ hình cho dễ nhìn:D
: Re: Tổng hợp Hữu cơ
: vuiqua 01 September, 2006, 09:17:16 AM
từ các chất có C<3 điều chế
a)2_metylbuten_2
b)4_clo_4_metylpenten_2

đây là 1 bài trong quyển của cô thuận nhưng mờ cách giải của cô ấy em cứ thấy nó thế nào nên post lên đây xem có cách nào nữa  :-?
cách của cô Thuận là cách nào
tao chả nghĩ được cách nào gọi là hay cả
cứ post đại
a/ CH3-CH(MgCl)-CH3 + CH3CHO---(H+)-->Me2CH-CH(OH)-CH3--(dềhidrat)-->sp
b/ CH3-CH(MgCl)-CH3 +CH3CH2CHO---(H+)-->Me2CH-CH(OH)CH2CH3--(+Cl2,askt)----->Me2CCl-CH(OH)-CH2CH3 xong sau đó đề hidrat
cách này xem chừng cũng k ổn lém
có ai cách hay thì post lên cho mọi người xem phát :D/

shindo:
Thằng cu vuiqua sai rồi, đề cho C < 3 mà, em lấy C = 3 thì coi sao đặng :D
Thế này đi :D
a) 2 - metylbut-2-en.
CH3-CH2OH ---> CH3COOH --(BaO, to)--> CH3COCH3 (1)
CH3CH2OH ----> CH3CH2Cl ----> CH3CH2MgCl (2)
(1) + (2) ---->Me2C(OH)-CH2-CH3 ----> sp
b) 4 - clo - 4 -metylpent-2-en
2CH3CHO ---> CH3 - CH = CH - CHO (3)
axeton (điều chế tương tự trên) ----> Me2CHOH ---> Me2CHCl ---> Me2CHMgCl (4)
(3) + (4) ----> CH3 - CH = CH - CHOH - CH(CH3)2 ---> CH3-CH=CH-CH=C(CH3)2 + HCl ---> sp
c) 3, 3, 5 - trimetylheptan - 1 - ol.
- C2H5OH ----> C2H4 ----> etylenoxit (1)
- C2H4 ---> C2H4(OH)2 ----> HCHO (2)
- C2H4 ----> CH3CHO ----> CH3COOH ----> (CH3COO)2Ca ----> axeton
- C2H5OH ----> buta-1,3-dien ----> buten-2 ----> sec-butanol ---> CH3-CH2-CH(Cl)-CH3 ----> CH3-CH2-CH(MgCl)-CH3 + HCHO ---> CH3-CH2-CH(CH3)-CH2OH ----> cơ Mg + axeton ---> CH3-CH2-CH(Me)-CH2-C(Me2)OH ----> cơ Mg + etylenoxit ----> sp.



: Re: Tổng hợp Hữu cơ
: shindo 01 September, 2006, 12:52:06 PM
Hoàn thành sơ đồ tổng hợp sau :D
(http://img420.imageshack.us/img420/1479/untitledox1.gif)
Biết A và B đều có cùng CTPT là C14H10O2
Link ảnh die T_T

ủa! anh shin! C14H10 02 hay làC10H14O2

Golddragon:
Chắc là C10H14O2  :D
Hic,cái bài nhìn vào tưởng chỉ đóng vòng đơn giản  ~X( Nhưng làm thì mới thấy điên đầu!Thoai thì làm đại  :-S
Sp xem thử!
(http://img327.imageshack.us/img327/4628/thrm1.gif)

shindo:
Con à, rất tiếc khi phải báo, con làm sai rồi
Sửa lại tí: C10H14O2 nhé :D
Cái này là vận dụng phản ứng pericyclics đã được post ở trang đầu topic này. Đây là một bài kiểm tra kiến thức sinh viên khoa Hóa cơ bản của MIT (Viện công nghệ Massachusetts, USA)

Mikhail_Kalashnikov:
Có lẽ cái này dính đến quy tắc đối xứng Orbital của Woodward-Hofmann 8-},lão Nhân ra bài này thì giết học sinh phổ thông à b-(

shindo:
Chả đến nỗi là giết đâu thằng cu, chỉ là đóng vòng bình thường mà thôi. Cái này chả cần phải đọc quy tắc Woodward - Hoffmann cũng làm ổn mà :D

Mikhail_Kalashnikov:
Ặc!
Thế 2 cái OH ở vị trí trans với nhau làm gì ;))

shindo:
Để loè thôi, nguyên văn là không có lập thể thằng cu à, anh vẽ thế cho thiên hạ sợ chơi  =))

shindo:
Đáp án cho bài trên
(http://img241.imageshack.us/img241/4006/untitledeo6.gif)
: Re: Tổng hợp Hữu cơ
: shindo 01 September, 2006, 07:14:31 PM
Tiếp nữa :D
1) Từ C6H11-CH2Br (C6H11: xyclohexyl); axeton; n-PrBr hãy tổng hợp:
C6H11 - CH2 - CH = CH - C(Me)2OH.
2) Tổng hợp Ph - C(C6H11)2OH từ xiclohexan và etylbenzoat

Golddragon:
1/CH3CH2CH2Br--(Pd/BaCO3)-->C3H8--(CRACKING)->CH4-->C2H2--(1:NaNH2/NH3;2:axeton)->CH=-CC(CH3)2OH--(1:NaNH2/NH3;2:C6H11CH2Br)-->C6H11CH2C=-CC(CH3)2OH--(H2/lindar)-->sản phẩm!
2/C6H12--(1:Br2/as;2:Mg/ete)->C6H11MgBr
C6H5COOC2H5--(LiAlH4)-->C6H5CH2OH--(este hóa)-->C6H5CH2OCOCH3--(2Br2/as)-->C6H5C(Br)2OCOCH3--(2C6H11MgBr)-->C6H5C(C6H11)2OCOCH3--(xàphòng hóa)-->sản phẩm

Tình hình là chỉ mới nghĩ ra sơ đồ trên :D
Sp xem thử  :D/
: Re: Tổng hợp Hữu cơ
: shindo 02 September, 2006, 10:33:19 AM
Phương pháp xây dựng sơ đồ tổng hợp hữu cơ

1. Lời ngỏ:
Tổng hợp hữu cơ là một ngành khoa học đã ra đời cùng với sự ra đời của ngành Hóa học hữu cơ. Và thường trong tổng hợp hữu cơ thì người ta chỉ biết được chất cần tổng hợp chứ không hề biết chất mình dự định sử dụng để tổng hợp. Với phương pháp phân tích cấu trúc chất đích thì ta sẽ dễ dàng suy ra được chất cần tổng hợp. Ví dụ:
Hãy tổng hợp chất sau từ một chất đầu đơn giản:
(http://img20.imageshack.us/img20/2938/1va0.gif)
Dâu ==> có nghĩa là chất này được hình thành từ hai chất đó. Quá trình được đánh dấu bằng ==> được gọi là retrosynthesis (tổng hợp ngược). Quá trình này là cả một sự suy luận logic, và nhờ có nó ta dễ dàng tổng hợp được chất ban đầu.
Sơ đồ tổng hợp chất đã cho như sau
(http://img115.imageshack.us/img115/1061/2ci1.gif)
Chủ chốt của quá trình tổng hợp trên là sự hình thành liên kết CONH của amit, ta chỉ việc "cắt" (disconnection) nó là sẽ thu được hai hợp phần cần thiết, sau đó lại tiếu tục phân tích hai hợp phần ấy để thu được những chất đầu đơn giản nhất để tiến hành tổng hợp.
Việc nắm bắt phương pháp này là một điều cần thiết, khi các em đã nắm vững được phương pháp này thì không một bài tập tổng hợp hữu cơ nào ở cấp độ THPT (ngay cả ở ĐH hay trong kỳ thi vòng II QG có thể làm khó các em được). Cái ta cần nắm bắt ở đây chính là các phương pháp "cắt" mạch tương ứng và cần thiết. Cắt làm sao cho nguyên liệu cuối cùng của quá trình cắt được điều chế dễ dàng từ chất ban đầu đề bài cho. Sau đây anh sẽ giới thiệu các hướng cắt cơ bản nhất, các hướng cắt phức tạp hơn sẽ đựơc thảo luận trong các bài tập tổng hợp hữu cơ nhé :D
2. Phương pháp cắt mạch trong việc hình thành hợp chất đơn chức
a) Các phương pháp tạo thành ancol:
- Ancol bậc 1 dạng R - CH2OH: "Cắt" ở liên kết R - C để tạo cacbanion R- và HCHO. Cacbanion đó chính là hợp chất cơ magie, và cơ magie dễ dàng được hình thành từ dẫn xuất halogen.
- Ancol bậc 1 dạng R - CH2CH2OH: "Cắt" ở liên kết R - C để tạo thành cơ Mg và epoxy
- Ancol bậc 2 dạng RR' - CHOH: "Cắt" ở R - C để tạo thành cơ Mg và andehit R'-CHO
- Ancol bậc 2 dạng R2 - CHOH: "Cắt" ở R - C để tạo thành cơ Mg và R-CHO, nhưng nếu R'-CHO là một chất quá phức tạp, khó lòng mà "cắt" tiếp thì hãy cắt theo hướng tạo thành cơ Mg và este của axit fomic, dạng hay gặp là HCOOEt.
- Ancol bậc 3: Cũng "cắt" tương tự như ancol bậc 2, và các sản phẩm cuối cùng có thể là xeton và cơ Mg hay este và cơ Mg (đối với ancol dạng R2R'-COH)
Ví dụ: Phân tích bài của gold:  Tổng hợp Ph - C(C6H11)2OH từ xiclohexan và etylbenzoat. Ở đây ta thấy có 2 nhóm C6H11 y hệt nhau, nên có thể cắt thành cơ Mg và PhCOOEt. Như vậy:
Retrosynthsis: Ph - C(C6H11)2OH ==> PhCOOEt + C6H11MgBr (cắt nhóm Ph - C và C - OH)
C6H11MgBr được dễ dàng điều chế từ chất ban đầu là xiclohexan.
b) Phương pháp điều chế hợp chất cacbonyl (andehit, xeton)
- Với hợp chất có dạng R - CH2 - CO - R'. Ta cắt nhóm R - CH2 để thu được các tác chất là RBr và EtOOC - CH2 - COR (phản ứng ngưng tụ Claisen).
- Nếu dạng Ar - COR thì dễ dàng hơn, tự suy nghĩ lấy :D.
Ví dụ:
(http://img165.imageshack.us/img165/7263/3qo2.gif)
Hướng cắt nào khả dĩ hơn, đáp án là a, do phản ứng thế của dẫn xuất nitro vòng thơm chả bao giờ và para cả.
c) Axit:
R - COOH ==> RMgBr + CO2
R - CH2 - COOH ==> RBr + CH2(COOEt)2 : tổng hợp malonic (cắt nhóm R - CH2)
d) Olefin:
R2C = CR2 ==> R2C - PPh3 + R2CO: phản ứng Wittig
Ví dụ: lấy bài của TTVN làm ví dụ nhé :D
3, 3, 5 - trimetylheptan - 1 - ol.
Retrosynthesis: HOCH2 - CH2 - C(CH3)2 - CH2 - CH(CH3) - CH2 - CH3 (cắt Me2C - CH2)
==> CH3 - CH2 - CH(CH3) - CH2 - C(CH3)2MgBr + etylenoxit
Chuyển dẫn xuất cơ Mg về ancol bậc 3 ta lại cắt tiếp
CH3 - CH2 - CH(CH3) - CH2 - C(CH3)2OH ==> axeton + CH3 - CH2 - CH(CH)3 - CH2MgBr (cắt nhóm CH2 -  C(Me2))
Chuyển nhóm mới cắt về ancol bậc 1 rồi lại căt tiếp ta được
CH3 - CH2 - CH(CH3) - CH2OH ==> CH3 - CH2 - CH(CH3)-MgBr + HCHO ==> but-2-en. Chất này dễ dàng được điều chế từ ancol etylic.
Sơ đồ tổng hợp chất này đã được post
3. Tổng hợp các hợp chất tạp chức (hai hay nhiều nhóm chức khác nhau trở lên)
Với hợp chất đa chức thì cũng gần như là đơn chức, nên ta không phải thảo luận nhiều, cái quan tâm là hợp chất tạp chức. Ở mức độ cơ bản, ta chỉ xét hai nhóm chức mà thôi :D
a) Hợp chất cacbonyl alpha, beta không no:
Cái này đơn giản nhất, chính là phản ứng andol hóa vậy. Ví dụ
CH3 - CH = CH - CO - CH3 ==> CH3 - CHO + axeton
b) Hợp chất 1, 3 - dicacbonyl:
R - CO - CH2 - CO - R' ==> R - CO+ + R - CH = CO--R' (enol)
RCO+ chả có gì xa lạ, đó chính là este hay axyl clorua, hay gặp nhất là RCOOEt. Ví dụ
(http://img95.imageshack.us/img95/7915/4ws2.gif)
Có hai hướng cắt được đề xuất là a và b, nên cắt hướng nào ??? Đáp án là hướng b, do hướng này có tính đối xứng cao (tức chỉ phải sử dụng một chất nên kinh tế hơn).
Hướng a cũng là một hướng quan trọng trong tổng hợp hữu cơ. Ví dụ:
Điều chế Ph-CH(COOEt)2. Retrosynthesis: Ph - CH(COOEt)2 ==> Ph - CH-- COOEt + OEt - COOEt (chất này là dietyl cacbonat, khá dễ kiếm).
Nghiêm cấm cắt theo kiểu tạo PhBr + -CH(COOEt)2. Tự giải thích lý do
c) Hợp chất 1, 5 - dicacbonyl: Sử dụng phản ứng Michael (đã đề cập ở trang 2 topic cơ chế)
Xét ví dụ sau:
(http://img95.imageshack.us/img95/7601/5hs6.gif)
Hướng a được sử dụng do anion tạo thành từ a bền vững hơn
Xét ví dụ:
(http://img132.imageshack.us/img132/6480/6gf9.gif)
Hướng cắt đầu tiên là 1,3-dicacbonyl, hướng cắt thứ hai là 1,5 - dicacbonyl
d) Hợp chất alpha - hydroxycacbonyl.
Không vấn đề gì khó khăn, vấn đề ở đây là tạo xianua mà thôi.
R-CO-R' + HCN ----> RC(OH)(CN)R' ---> RC(OH)(COOH)R'
Ví dụ:
(http://img176.imageshack.us/img176/1204/7tf9.gif)
e) 1, 2 - Diol:
1, 2 - Diol ==> anken ==> Wittig
Ví dụ:
(http://img166.imageshack.us/img166/4325/8dd6.gif)
Với các diol đối xứng ta có thể tổng hợp đơn giản hơn từ hỗn hống Mg - Hg và xeton. Cơ chế phản ứng này đã được post bên topic cơ chế.
Tạm thời cứ thế này đã, các cách cắt phức tạp hơn sẽ được thảo luận sau.

Tài liệu tham khảo
1) Designing Organic Synthesis - Stuart Warren - Cambridge Uni - John Wiley and Sons
2) Organic Chemistry - Clayden

: Re: Tổng hợp Hữu cơ
: shindo 02 September, 2006, 11:27:03 AM
từ bezen điều chế adrenalin(bài này khai vị nên hơi dễ các bác đừng chê)
Bài papaverin hôm trước là khai gì :D ?
Công thức của Adrenalin :
(http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/e/e8/Epinephrine.png/150px-Epinephrine.png)

Giờ để chứng minh sự "lợi hại" của phương pháp này, anh sẽ giải bài của TTVN nhé (tổng hợp adrenalin)
Trước tiên là retrosynthesis:
(http://img157.imageshack.us/img157/8393/9iy9.gif)
Sau là tổng hợp:
Benzen ----> 1,2-diclobenzen ----> catechol ----> 4-clo-1,2-dihydroxibenzen ---> axit - 1,2-dihydroxibenzoic -----> dẫn xuất axyl clorua + CH3NH2 ---> sp

TraiTimVietNam:
có đáp án đây anh Shin , cũng gần tương tự cuả anh :
(http://upload.wikimedia.org/wikipedia/de/thumb/c/cb/Adrenalin_%28Synthese%29.png/360px-Adrenalin_%28Synthese%29.png)

shindo:
Hic, chân thành cáo lỗi, anh vẽ khúc sau thiếu mất 1C nên quá trình "cắt" sai hoàn toàn, thông cảm :D
: Re: Tổng hợp Hữu cơ
: shindo 02 September, 2006, 10:29:39 PM
(http://img475.imageshack.us/img475/5594/untitledhs5.gif)
Đây là một sesquiterpen có tên gọi là bisabolen. Hãy đề xuất quy trình tổng hợp nó từ isopren và metylvinylxeton
: Re: Tổng hợp Hữu cơ
: shindo 05 September, 2006, 12:16:40 PM
Bây giờ chúng ta sẽ khảo sát một hợp chất đa vòng cực kỳ thú vị. Tên thường gọi của nó là twistan. Nó đã được Hanson và Young tổng hợp vào năm 1976 và công trình này đã được đăng trên tạp chí Hóa học Australia (Austral. J. Chem., 1976, 29, 145).
(http://img149.imageshack.us/img149/4935/untitledij8.gif)
Mọi người hãy thử tổng hợp nó xem, với nguyên liệu cho sẵn là metylvinylxeton và xiclohexa-1,3-dion.

TraiTimVietNam:
Bài cuả anh Shin em có làm thử , nhưng mà vì em không phải Young hay Hanson nên mấy chất anh cho em không dùng vào mấy , đặc biệt là xiclohexa-1,3-dion ^^ . Nhưng mà ttvn vẫn post lên ,anh em xem thử được không nhé :D
Trước tiên điều chế Xiclobutanon , sau đó qua 3 bước điều chế 3-brom-xiclobutan-1-on . ^^ Ok ?
Rồi từ đó dùng phản ứng Vuyec tạo ra chất (A) . Từ chất (A) cho tác dụng với Etandial OHC-CHO , với xúc tác base ( như MeO- chẳng hạn :D )
Tạo ra chất (B) , từ chất (B) đưa về TWISTAN thì khỏi trình bày nưã :D .
Một cách vui vui thế thôi , ai có cao kiến thì đem lên cho ttvn và mọi người tham khảo với nhé :D
(http://img159.imageshack.us/img159/8824/untitledso6.png)

TraiTimVietNam:
Nếu ai có thắc mắc gì về phản ứng giưã (A) và OHC-CHO thì thử viết cơ chế coi nhé ( Aldol thôi :D ) . Bài tập tương tự đây ( chỉ tương tự thôi nhé :D , mọi người làm thử coi , hồi trước anh Lucifer bên chemivn cũng có post 1 lần rồi đó  )
(http://evans.harvard.edu/problems/images/541question.gif)

TraiTimVietNam:
Tình hình là bài của ttvn sai cái pư Vuyec (wurtz) rồi T_T . Có ai có thể điều chế chất A thật nhanh không nào !

shindo:
Tình hình là có lẽ nó hơi khó nhai một tí. Sau đây là vài hướng dẫn:
1) Nếu tinh mắt, ta sẽ nhận thấy được rằng vòng twistan bao gồm hai vòng 6 cạnh ghép với nhau ở cấu dạng xoắn.
2) Trong quá trình retrosynthesis(cái này tất nhiên không thể làm mò mò được :D ): hãy cắt một trong hai đường chéo để thu được hệ dẫn xuất của decalin vậy.
Chúc tất cả thành công :D

dhd111:
vậy thì xiclohexan_1.3dion ta khóa bớt 1 nhóm xeton sau đó cho cộng với metylvinyl xeton(vì xiclohexan_1.3dion có hidro ở vị trí 2 linh động sau đó cho pư andol với nhóm CH3 và nhóm xeton chưa bị khóa .

shindo:
he he vậy là 2 đường chéo đó không cắt nhau
Nhận định rất chuẩn, trong không gian hai đường đó không cắt nhau :D
Và nói chung hướng tổng hợp của dhd_111 là chưa đúng

dhd_111:
trở lại cái chất twistan tui có cách sau
 đầu tiên điều chế decalin 2.8dion sau đó thực hiện phản ứng andol với nhóm xeton ở vị trí 8 với hidro ở vị trí số 3 ta có được đường chéo sau đó khử nhóm xeton ở vị trí số 2 thế là xong

dhd_111:
sau đây là một vài chi tiết về Twistan
Twistan là đồng phân tàu tàu xoắn của adamantan có tên hệ thông là trixiclo [4.4.0.0^(3.8)]

shindo:
Và đây là đáp án cho bài tổng hợp twistan:
(http://img151.imageshack.us/img151/7716/untitledfl9.gif)

Yan_sora:
Frame 375 chính là quá trình xetal hóa và khử hóa bằng paladi đen. Quá trình xetal hóa như sau (xem hình đính kèm).

Anh Nhân giải thích hộ em là tại sao có thể xetal hóa chọn học như vậy? Xét về hiệu ứng lập thể, nếu xét đến ảnh hưởng của hiđro thì nhóm carbony liên hợp phải dễ hơn :-??
(http://olympiavn.org/forum/index.php?action=dlattach;topic=116.0;attach=4770)

shindo:
Ở đây trong hệ thống liên hợp thì nhóm C=O đã giảm đi phần nào khả năng phản ứng chứ không phải tăng khả năng phản ứng lên đâu. Vẽ dịch chuyển e sẽ thấy điện tích dương và âm sẽ nằm ở hai đầu mạch liên hợp, điều đó có nghĩa là điện tích dương ở C cacbonyl đã giảm, chính điều này làm giảm khả năng phản ứng của nhóm C=O liên hợp

Nói theo ngôn ngữ FMO thì nhóm C=C-C=O là sự tổ hợp của HOMO anken và LUMO cacbonyl, sự dồn e từ HOMO anken sang LUMO cacbonyl làm tăng LUMO của hệ liên hợp mới này lên, mà LUMO tăng thì khả năng nhận sẽ giảm :D
: Re: Tổng hợp Hữu cơ
: shindo 07 September, 2006, 09:20:46 PM
anh Shin điều chế em cái morphin phát  :D

Anh tự thừa nhận là vẫn chưa đủ trình tổng hợp thằng này, với lại dạo này bận qúa, không thích làm gì. Vậy quyết định gửi thằng cu vuiqua cái articles này để tiện bề "ngâm cú" kế hoạch làm giàu nhé :))
: Re: Tổng hợp Hữu cơ
: rùa con 09 September, 2006, 01:51:35 PM
anh Shin điều chế em cái morphin phát  :D
mày thích đánh đố nhau à! b-(
Bỏ ngay cái trò ấy đi!
;))
Nhân tiện cho em hỏi cái cơ chế SeO2 + xeton~~>đixeton với!
: Re: Tổng hợp Hữu cơ
: shindo 11 September, 2006, 11:29:04 AM
từ CH3-CH=CH-C(CH3)=CH2 và CH2=CH-COOMe hãy điều chế ra
OHC-CH(CH3)-CH(COOMe)-CH2-CO-CO-CH3 tiện đó giảng luôn pp logic cắt cắt re re gì đó  :P

Đáp án:
Xét quá trình retrosynthesis:
Ta dễ dàng nhận thấy rằng sp có thể chuyển thành dạng vòng 6 cạnh kiểu xiclohexen, chất này dễ dàng được điều chế từ phản ứng Diels - Aldel từ dien  và dienophin ban đầu.
(http://img120.imageshack.us/img120/7725/untitledkl7.gif)
: Re: Tổng hợp Hữu cơ
: shindo 11 September, 2006, 11:44:37 AM
Lại tiếp tục "chiến" với hợp chất đa vòng ngưng tụ nào :D
(http://img181.imageshack.us/img181/1989/1pi0.gif)
Yêu cầu tổng hợp "chiếc lồng" này từ xiclopentadien và quinon

dhd_111:
cái bài ngưng tụ lồng chim gì gì đó làm như sau
  cho xiclopentadien 1.3 đóng vòng lần 1 với benzoquynon thu được chất A sau đoa ta thấy chất A có 2 nối đôi tiếp tục đóng vòng sẽ cho sp ok?????
: Re: Tổng hợp Hữu cơ
: shindo 11 September, 2006, 08:19:30 PM
Hờ hờ, chú em dhd_111 làm rất chính xác, có lẽ mảng này chú em khá là có khiếu nhỉ :D
Thực ra bài "lồng chim" đó chỉ để hù con mắt của chúng ta thôi, ai tỉnh táo và chịu khó quan sát thì thấy ngay ấy mà :D
Các món khai vị đã qua, giờ là "món chính".
Chất sau đây là một chất trung gian cực kỳ quan trọng trong việc tổng hợp các steroit. Hãy đề xuất sơ đồ tổng hợp nó từ dietylmalonat, etylfomiat và benzen
(http://img97.imageshack.us/img97/2079/untitledkd6.gif)

shindo:
Cơ chế thì qua topic cơ chế mà xem, có đứa nào rảnh nó vẽ hình cho
Giới thiệu với mấy đứa sơ đồ tổng hợp chất này do Velluz (Angew. Chem, 1960, 72, 725)
(http://img167.imageshack.us/img167/2276/untitledzv3.gif)
Tổng hợp một số hợp phần liên quan
1) etylenoxit:
benzen ---> HOC - CHO ---> etylenglycol --(+HCl)--> HOCH2 - CH2Cl ----> sp
2) anisole:
benzen ----> clobenzen ----> natri phenolat
etylenglycol ----> CH3CHO ----> CH3COOH ----> CH3COOAg ----> CH3Br
Natri phenolat + CH3Br ----> anisole
: Re: Tổng hợp Hữu cơ
: TraiTimVietNam 14 September, 2006, 09:25:46 AM
Nghía qua cái đề thi của anh Shin ( Đề hóa Off 23 ) :
(http://img138.imageshack.us/img138/6559/15ba2.jpg)

Có ai biết về phương trình đầu không :D ? ttvn đã tìm ra cái cơ chế của nó , post lên mọi người tham khảo thêm về 1 phản ứng Khử hóa nhóm Cacbonyl
Corey-Bakshi-Shibata-Reduktion
(http://www.organische-chemie.ch/OC/Namen/Mechanismen/CBS.ht2.gif)

Pư gọi tắt là : CBS-Reduktion
Tham khảo thêm tại đây :  http://www.organische-chemie.ch/
Cái hay của phản ứng này là khi trong chất phản ứng có nhóm dễ bị khử như Halogen thì Halogen cũng không ảnh hưởng gì ( ví dụ cụ thể như bài trên đó :D )
Hiệu suât cũng rất cao . dẫn chứng đây :
(http://www.organic-chemistry.org/abstracts/literature/595a.gif)

Có những vấn đề gì về pư này nữa thì Shin bổ sung nhé :D
: Re: Tổng hợp Hữu cơ
: Golddragon 22 September, 2006, 02:44:37 PM
Up hộ ku Thiên b ài này  :)các đại ca vào làm phát xem nào   :D

(http://www.dropshots.com/photos/96758/20060922/143807.jpg)

shindo:
Thằng Thiên beo làm không được bài này hả ???
Chỗ ấy toàn pứ đơn giản mà: chỉ việc oxy hóa khử cắt mạch, sau đó tạo este

vuiqua:
(http://i97.photobucket.com/albums/l230/vuiqua_01/Thinx.jpg)

đây là chất M còn pư cuối thì chỉ este hóa thoai  :D/
chất L là điol bị oxi hoá cắt mạch bởi HIO4 tạo ra 2 nhóm -COOH
nhưng 1 nhóm ở gần CO thế bị nó đá văng
--> còn mỗi một nhóm

đấy là em nghĩ thế. bước đầu là cũng có anh THiên đồng ý với em roài
còn ai ý kiến khác không ạ

shindo:
Đề có 8O, thằng vuiqua vẽ thế lào ra 9O thế ???

Golddragon:
Nó vẽ nhầm cái nhóm ete thành este sp à  :))

Mikhail_Kalashnikov:
điol bị oxi hoá cắt mạch bởi HIO4 tạo ra 2 nhóm -COOH
Ôn lại Malaprade đi Vui :D

Mikhail_Kalashnikov:
thì nói tao biết cái malaprade đi ku mikhail ;;)
Đ3'o biết =))
nhưng tao biết là HIO4 diệt diol ra 2 andehit :D

vuiqua:
sao lại cứ fải là andehid :((
môi trường này liệu nó có lên tiếp acid không :-??

rùa con:
chắc chắn là không lên được!
nhưng mờ ra cả xeton nữa
cớ gì cứ phải acid

shindo:
Chúng bay làm anh chán qúa =))
Để ý nhé, chất cuối 8O, trong đó có 6O cố định, và 2O cho este. Nghĩ tiếp đi, lúc nào bí thì thằng Thiên giải đáp, anh hiệu chỉnh cho :))

vuiqua:
nghĩa là không có O cho nhóm-CHO hả
thế thì vô lý we' nhỉ
vì đoạn sau thấy fải cộng vào với -NH2 mà
à mà anh Shin cái đề đó thì -CH2-NH2 hay là -NH-NH2 :-??

shindo:
CH2N2, tức diazometan

Mikhail_Kalashnikov:
Ờ, bây giờ mới xem bài này, có oxo-hidroxi-hiđroxi thế thì bị cắt vụn làn 3 mảnh, trong vòng còn 2 mảnh, 1 mảnh axit, 1 mảnh andehit :D

vuiqua:
em không hiểu pư HIO4 của thằng MK
sao nó lại tách được cái HCOOH

MK ơi giảng tao đi. huhuhu :((. k hiểu gì luôn b-(

rùa con:
=))
sau một hồi mầy mò không biết vẽ bằng cái mà anh đưa cho nhân ạ ;))
@vuiqua:1) CHOH ---> CHO
: 2) CO - CHOH ----> COOH
nguyên văn bởi shindo ;))
TB:mày cứ xem thêm phần gluxit ấy! ;))

shindo:
Một phần trong đề thi câu IV vòng II năm 2003, phần HC, hóc nhỉ :D
Thằng cu làm thế nhớ kiểm tra C, O cho khớp số nhé, anh thành thật khuyên thế đấy :D

Mikhail_Kalashnikov:
Đấy, xong rồi este hóa cái nhóm COOH :D
(http://img224.imageshack.us/img224/7493/sniei4.jpg)




: Re: Tổng hợp Hữu cơ
: shindo 24 September, 2006, 11:44:32 AM
http://ftp.unb.br/pub/UNB/cbsp/Download/Visualizadores/ChemWin/ChemWin3.zip
Mấy thằng không vẽ CTCT được thì xài cái này ngay tại quán đi, rất ổn :D
Vấn đề phần mềm dừng ở đây nhé, trở lại dãy tổng hợp reserpin của Woodward nào
: Re: Tổng hợp Hữu cơ
: shindo 24 September, 2006, 12:53:39 PM
Thôi, trong khi chờ đợi các phản biện. Các ku động não với dãy này xem :D

Đây là sơ đồ quá trình tổng hợp axit lysergic có trong một số loài nấm. Sơ đồ tổng hợp này gồm ba giai đoạn, ở đây chỉ trình bày giai đoạn ba. BT tổng hợp toàn phần sơ đồ này (cả ba giai đoạn) nằm trong một đề thi HSG phần HC thuộc loại "có cỡ" của VN ta. Giờ anh trân trọng giới thiệu tới các ku
(http://i9.tinypic.com/451dc9d.gif)

ruacon:
Sau một hồi nghĩ em nghĩ cái Q~~~>W là thế này
+CH2N2
cộng tiếp H2O/H+
thế xong oxi hóa nhẹ nhàng ra W
đúng không?
cái chemwin em cóc biết dùng :))

vuiqua:
từ cái Q, tác dụng với LiAlH4 xong sau đó tác dụng với SOCl2/pyridin rồi đưa về cơ magie và thế là ra được cái W. sáng nay nói cái này cho rua rồi, nó kũng không chắc, cứ thử post

ruacon:
cáo lỗi đại ca shin!
do tư chất trong vấn đề soft hơi kém nên em chưa học được cách dùng =))
nói chung là em nghĩ từ Q~~>W:
1/+CH2N2~~~>vòng epoxi
2/thủy phân ra diol
3/pinacol ~~>andehit
4/oxi hoá thì ra cái chất cần tìm
anh cố gắng tưởng tượng nhá! :D

vuiqua:
cái bài của anh shin dạo từ trang 12 ý
thằng rùa có cách mà nó không biết vẽ
đây là em vẽ hộ nó ( chỉ có từ chất Q đến chất W), còn cách của em thì post rồi

(http://i97.photobucket.com/albums/l230/vuiqua_01/Trixoc.jpg)

cái bài ở đó xa quá rồi nên không trích dẫn được :((

công nhận chờ photobucket lâu thiệt
chả hiểu ở đây mọi ng` chờ photobucket có lâu không, hay là máy mình đã....... :((

PS rùa: không hiểu đã đúng ý mày chưa
@all: không hiểu sao cái chemdraw nhà em nó lại cho ra nền xanh, làm cách nào để trở lại nền trắng bây h, nhìn màu xanh, nhức hết cả mắt.

shindo:
Thằng rùa làm mất công quá, chỉ việc thay OH bằng Br (+HBr), rồi dùng cơ Mg là nhanh gọn. Đúng chưa :D

vuiqua:
đúng rồi!
cách của thằng vuiqua đấy ;))
em cứ sợ sai nên làm cách này :D


sai ở đâu chỉ ra xem.  :D

mà anh shin xem lại đi, nếu cộng HBr thì có mất nối đôi không, em cộng với SOCl2/py :P

ruacon:
ờ!
HBr ở dạng khí thì không mất nối đôi! :>
mà tao bảo là nghi sai chứ có phải là chắc chắn sai đâu! :>
mí lị sao mày không ra yahoo chat đi!

vuiqua:
hình như tao thấy mày nhớ ngược:P

HBr ở dạng khí thì mới mất nối đôi
HBr ở dd đậm đặc thì không mất nối đôi :P

mà tao cũng chả biết kó nhớ đúng không nữa :((

ruacon:
b-(
tao hỏi mày cái cơ chế cái!
H+ tấn công trước
nên trong dung dịch nó mới chiến cái nối đôi
chứ còn ở dạng khí nó đã kịp phân ly quái đâu! :>
tao đoán thế ;))
mày ra yahoo đi không?
: Re: Tổng hợp Hữu cơ
: shindo 25 September, 2006, 11:37:15 AM
Bài tổng hợp của anh thì thằng rùa sẽ lo, khi nào ku rùa post kết quả lên, anh em bàn luận.

Giờ là một bài khác, tất nhiên "chua" hơn bài lúc nãy nhiều. Và để xem đứa nào đủ cơ "chiến" với nó nhé :D
Cho 2 – cacbetoxixixlopentanon phản ứng với 1,3 – dibrompropan khi có mặt NaH trong DMF. Sản phẩm A nhận được được đun nóng với một đương lượng NaH trong hỗn hợp benzen – DMF cho phép thu được dẫn xuất bixiclic B C11H16O3.
B chịu tác dụng của etandithiol khi có mặt BF3 và Ni Raney trong metanol để hình thành sản phẩm C. Xà phòng hóa C bằng NaOH sau đó thủy phân rồi xử lý với thionyl clorua và cuối cùng bằng NaN3 trong axeton. Đun hồi lưu hỗn hợp trên khi có mặt vết axit H+ sẽ thu được D C8H15N. Bằng tác dụng của fomandehit trong axit fomic ở 100oC D chuyển thành E. Sau khi xử lý E bằng metyl iodua, sau đó bằng Ag2O trong nước, đun sản phẩm thu được ở 200oC khi có mặt 1,3 – diphenylisobenzofuran người ta sẽ nhận được hai đồng phân C28H26O là (I) và (II) với hiệu suất thấp.
Viết CTCT tất cả các chất được đề cập
: Re: Tổng hợp Hữu cơ
: Golddragon 25 September, 2006, 07:47:45 PM
từ ancol không qua 3C hãy điều chế 3metylxiclohex_2_en_1_on
CH3OH-->CH3Br-->CH4-->C2H2-->C6H6--(khử Birch)-->xiclohexen--(NBS)-->2-bromxiclohexen--(1/OH-;2/PCC)-->xiclohexa-2-en-1-on--(etylenglycol/H+)-->bảo vệ nhóm xeton--(1/Br2;2/KOH/etanol;3/Mg;ete khan;4/CH3Br/CoCl2;5/H+,thả nhóm xeton  :D/ )-->sp
XEm thử nhá dhd   :-?

TraiTimVietNam:
Vụ khử Benzen bởi pư Birch xem chừng hơi khó thực hiện ( có lẽ tạo được xiclohexadien thôi :D ) , còn tao nghĩ cai công đoạn ra C6H6 thế có vẻ hơi thừa ( nó có cấm mày sử dụng Vô Cơ ngay tử đầu ,như C2H2 đâu , cần gì phải ép vào cái khuôn khổ Ancol 3C làm gì :D )

shindo:
Đáp án
CH3OH--->HCHO
CH3CH(OH)CH3(+Cu/O2) ----> axeton
axeton +HCHO----> CH3COCH=CH2  (+axeton)----->2.6heptandion (croton hóa )cho sp
Đt, sp cải tiến thế này nhé:
C2H5OH ----> C4H6
C2H5OH ----> C2H4
Hai thằng cộng lại (Diels - Alder), sau đó dehydro hóa ----> C6H6. Vậy thôi

Mikhail_Kalashnikov:
Sao không đóng vòng cái hepta-2,6-dion có phải nhanh hơn không?:D

shindo:
Thằng cu nói cụ thể hơn phát, làm sao điều chế ra cái dion đó ???

Mikhail_Kalashnikov:
Nung HOOC-CH2-COOH với CH3COOH với số mol gấp đôi kèm theo ThO2 :D
Còn cái axit malonic thì oxi hóa HO-C-C-C-OH, đâu có cấm xài diol :D

: Re: Tổng hợp Hữu cơ
: TraiTimVietNam 26 September, 2006, 12:51:34 PM
Nung HOOC-CH2-COOH với CH3COOH với số mol gấp đôi kèm theo ThO2 :D
Còn cái axit malonic thì oxi hóa HO-C-C-C-OH, đâu có cấm xài diol :D
Cách nghe cũng khá hay đó , ttvn cũng có 1 cách nhưng hơi dài nên xin thôi :D , post tiếp bài này cho mọi người "xử "vậy :
Từ hợp chất Vô Cơ điều chế :
(http://img90.imageshack.us/img90/1217/untitledix2.png)

shindo:
Theo anh: Bài bèo bọt này chẳng qua chỉ là Se. Quan trọng là điều chế được cái nhánh "vòng thơm - CH2 - CH2 - O - CH2 - COOH" (cái đó thì điều chế khá dễ dàng từ điều kiện đầu bài :D ) ở các vị trí 1, 2, 4.
: Re: Tổng hợp Hữu cơ
: Golddragon 27 September, 2006, 11:19:11 PM
Đìu chế thằng CHCl=CCl2 từ các chất vô cơ thử xem nào :D

rùa con:
c+H2~~~>CH4
CH4~~~>C2H2
C2H2+Cl2~~~>C2H2Cl2~~~>CHCCl+Cl2~~>CHCl=CCl2+KOH/etanol~~~>CClCCl+HCl~~~>CHCl=CCl2
:>
dài quá!chả biết cách của gold thế nào!

Golddragon:
3,4 PT thôi  ;))
Thằng CHCl=CCl2 nghe đâu được dùng làm dung môi để rửa mấy con "chíp" bán dẫn   :(|)

Golddragon:
Đáp án câu đìu chế CHCl=CCl2 ;))

CaC2-->C2H2--(2NaOCl/NaOH/0độC)-->CCl=-CCl--(HCl)-->CHCl=CCl2
: Re: Tổng hợp Hữu cơ
: Golddragon 03 October, 2006, 12:41:05 AM
Làm bài này thử đi mấy ku :D

Đìu chế 2-isopropylphenantren từ các chất vô cơ ;))

vuiqua:
2-isopropylnaphtalen theo em làm như sau
diels-alder 2 chất sau
* 1-vinyl naphtalen
* CH2=CH-CH(CH3)2

cả 2 chât này đều có thể đi từ C2H2 :D
em chỉ sợ là hiệu suất diels-alder không cao vì không thấy nhóm hút nào mà 2 chất đều to đùng :((

Golddragon:
Chú em đóng vòng sao mà hay thế :))
Và cũng sorry chú em,cái chất anh muốn đìu chế là 2-isopropylantraxen =))
Chân thành cáo lỗi chú :)) Đọc nhầm tên :D

À,mà níu là đìu chế 2-isopropylphenatren thì vẫn có cách đó  ;))

Golddragon:
Đây là cách em  đìu chế 2-isopropinantraxen và 2-isopropylphenantren! :)>-

(http://img183.imageshack.us/img183/3931/hjhgkgjkglkzc2.gif)

Các đại ca xem có sai sót zì không :-?

TraiTimVietNam:
Lâu lắm không mò đến Tổng hợp Hưũ cơ nến cái thắc mắc này cuả ttvn không biết có lẩm cẩm không :
Tại sao Gold lại hay dùng HF thế ( Vai trò cuả nó làm gì )
Có 1 cái nưã là với xúc tác acid  Lewis + HF thì dễ có hiện tượng đồng phân hoá lắm :D

shindo:
HF hả, nó là tác nhân tốt nhất để axyl hóa đó ku, tính năng vượt trội hơn hẳn các axit khác. Lý do vì sao thì vui lòng phác họa cái cơ chế sẽ thấy ngay (tự làm :D )
Đã dùng HF là không dùng axit Lewis làm gì
Chỗ tổng hợp Naphtalen đó mày xem lại đáp án môn HC, đề thi Olympic SV năm 2005 sẽ thấy. Đt anh thu gọn lại cho đỡ tốn diện tích bàn vẽ Chemdraw ấy mà (thỉnh thoảng anh cũng hay làm tắt như thế :)) )
: Re: Tổng hợp Hữu cơ
: rùa con 04 October, 2006, 06:41:52 PM
cơ chế của phản ứng dẫn xuất clo với DMSO :D

TraiTimVietNam:
Anh không vẽ được hình ,có gì thì liên hệ với Mikhail , nó có cuốn này
Bước 1 là Me2S=O tấn công vào C-Br tưong tự như phản ứng thế .
Sau đó là 1 loạt lấy H , tách HX ... nói chung là mượn sách mà coi ( vẽ paint quá xấu )

: Re: Tổng hợp Hữu cơ
: shindo 04 October, 2006, 07:55:27 PM
Ta lại tiếp tục với một chất "dở hơi" :))
Từ benzen là chất hữu cơ duy nhất, hãy tổng hợp axit 1,1,2,2 - etantetracacboxylic


Golddragon:
Cái chất mà sp nói có phải là CH(COOH)2-CH(COOH)2 không ạ :D
Níu là nó thì đt thấy có 1 cách không dùng benzen :-<
CaC2-->C2H2-->CHBr2CHBr2--(NaCN)-->CH(CN)2CH(CN)2--(H+/H2O)-->sản phẩm.

Còn níu dùng benzen thì đt làm như sau:
C6H6--(Na/C2H5OH)-->xiclohexadien-1,3--(Ozon phân)-->2 O=CHCH2CH=O--(Andol hóa)-->HOCH2[CH(CH=O)2]CH=O--(KMnO4/H+) -->sản phẩm!

Sp xem thư :-<
: Re: Tổng hợp Hữu cơ
: shindo 05 October, 2006, 06:05:57 AM
Tổng hợp 2 - Phenylxiclohexylamin từ PhCHO và MeNO2 là hai nguyên liệu ban đầu

Golddragon:
Đt làm như thế này :D

CaC2-->C2H2-->C4H4-->C4H6
C6H5CH=O+CH3NO2--(H+)-->C6H5CH=CHNO2--(1/C4H6/Diels-Alder;2/H2/Ni/to)-->sản phẩm!

Mikhail_Kalashnikov:
Chả biết H2/Ni có thịt luôn vòng benzen không nhỉ?

Golddragon:
Hè hè ,muốn thịt được thằng Benzen thì không phải dễ,cần áp suất,nhiệt độ khá cao nữa :D Còn cái này chỉ cần Hidro hóa xúc tác ở nhiệt độ tương đối thoi :)>-
: Re: Tổng hợp Hữu cơ
: Golddragon 06 October, 2006, 07:11:48 PM
Làm bài này thử đi mấy ku :D

Đìu chế 2-isopropylphenantren từ các chất vô cơ ;))
Hic,bài này ế thế :-<

Níu zị thì làm bài này thử nhá !Đìu chế thằng nhóc này từ cácchất vô cơ!
(http://img175.imageshack.us/img175/9420/thsdghdfhca5.gif)

Bài này trời mưa buồn buồn sáng tác  :-< NÍu có sai sót zì thì thông cảm  ;))

Golddragon:
Tồi nay chả biết làm zì,post cái sơ đồ đìu chế lên!Có zì sai sót các đại ca góp í :)
(http://img209.imageshack.us/img209/4562/fdhdfhdfzi1.gif)

: Re: Tổng hợp Hữu cơ
: TraiTimVietNam 07 October, 2006, 07:27:28 PM
Điều chế từ o-xilen
(http://img82.imageshack.us/img82/1714/traloidg4.jpg)
: Re: Tổng hợp Hữu cơ
: shindo 09 October, 2006, 02:19:57 PM
Có một bài tập khá hay đê.
Tổng hợp chất sau từ PhCHO và axeton
(http://i12.tinypic.com/2w5vm85.gif)

TraiTimVietNam:
Bài này sao mà giống sách bác Bạch thế anh Shin :))
Còn bài cuả Gold thì tao có ý kiến về cái án ngữ không gian đó ^^  , còn lại chưa coi kĩ được :D

Golddragon:
Thế bác Bạch có giải thế này không ku ;))
(http://img219.imageshack.us/img219/4599/h456bm8.gif)

À,thêm cái hv vào cái pư peri hóa giùm tao nha ku  ;))

TraiTimVietNam:
Hee, đó là tao chỉ nói gần giống thôi ( không hoàn toàn mà ) , có điều ku Gold dùng Cl2 xúc tác gì để ra được cái thế ở C-anpha thế ^^, lưu ý 1 tí là Cl2 dể "xào" thằng xiclobutan kém bền đó lắm nhé ( Có nhiều nhóm thế nên sức căng tăng nhiều mà :D )
1 lưu ý nữa là PCC phải thêm dung môi CHCl3 hoặc CH2Cl2 ^^ .
Cái phản ứng cuối mày làm sai rồi thì phải :)) , đề của Shin chỉ là -CO-COOH còn chú mày cho mọc thêm -CH2- nữa rồi kìa :D .

Golddragon:
À à  :))
Cái pư Clo hóa thì dùng SO2Cl2/as thì ok chứ nhỉ  ;))
Còn cái hình cuối thì tao vẽ dư cái CH2 thôi!  :D
: Re: Tổng hợp Hữu cơ
: Golddragon 10 October, 2006, 11:36:22 AM
Hic,mấy bữa nay nghĩ ra cái bài tổng hợp nào thì chả ai nghía cả :-<
sáng nay nghĩ ra cái này,hi zọng có ai vào chơi !
Đìu chế thằng này từ các chất vô cơ!
(http://img209.imageshack.us/img209/4129/gfhfhastetjc7.gif)
: Re: Tổng hợp Hữu cơ
: shindo 15 October, 2006, 09:43:21 PM
Có cái chuỗi sau,các đại ca làm cùng nhá :D
acid p-toluic----(H2SO4 bốc khói)--> M(C8H8O5S)----(KOH đun tan chảy)--> N(C8H8O3) ---(Na,alcol)---->O(C8H14O3)----(HBr)-->P(C8H13O2Br)---(bazo,nhiệt độ)Q(C8H12O2)----(etanol,HCl)----> R(C10H16O2)----(CH3MgBr,H2O)--->alpha-terpineol (C10H18O)

Cho biết CTCT của các  sản phẩm :)>-
Thế này nhỉ :D
URL=http://imageshack.us](http://img144.imageshack.us/img144/48/untitledef0.gif)[/URL]
Còn chất trên kia mai ta "xử" nó vậy :D
: Re: Tổng hợp Hữu cơ
: Golddragon 17 October, 2006, 01:17:28 PM
Tiếp tục 1 câu nữa ;))
Từ các chất vô cơ,đìu chế  benzen-1,2,3,4,5,6-hexol  [C6(OH)6] .

vuiqua:
em thử
than chì--> C6(COOH)6--(hunsdieker)-->C6Br6-->C6(OH)6

Golddragon:
anh nghĩ cái pư cuối khó xãy ra lắm :D Vì đìu kiện để SNAr là cái vòng thơm mang nhóm thế hút e kha khá ;)) Nhưng Br thì nó chủ íu là +C :-<

Thật ra cái cấu đìu chế này xem trong Bác Tĩnh,cái pư này cũng chả biết cơ chế ra mô :-w
6CO+6K-->C6(OK)6--(H+)-->C6(OH)6

TraiTimVietNam:
Bài cuả thằng vinh thì ai bảo là SN :D ? Đun với H2O/t0/p là được mà ^^

shindo:
Cái đó chỉ đúng với mono, dihalogen trở lên là khó xài rồi.
VD: Chưa thấy ai điều chế resoxinol bằng cách thuỷ phân 1, 2 - diclobenzen cả, đồng ý không ???

Golddragon:
Tao bảo đó ku  ~>:)

Đùa thôi  ;))
Trong sách bảo,cái này là SNAr mừ!
Thực chất là OH- cộng thẳng vào thằng Csp2 chứa Cl !Tạo phức chất Meisenheimer !Roài sau đó tách Cl- ra!
Pư dễ xảy ra với các dẫn xuất benzen có các nhóm rút e ở vị trí o- và p- đối với Cl-(hay Br- zì zì đó ) .Do có sự an định cacbanion bền !
Còn đối với 1-clobenzen thì chỉ có thể đun nóng và p cao !
Xét 2 thằng này làm ví dụ:

(http://img167.imageshack.us/img167/7087/gsdgsdghhfdxx4.gif)

vuiqua:
hình như pư thế OH- vào Cl ở vòng thơm là phản ứng theo cơ chế arin chứ
H bên cạnh cái C-Cl bị tách đi tạo ra nối 3 ở đó rồi OH- mới nhảy vào
còn cái bài anh gold viết, em chả hiểu gì đâu :((

vuiqua:
trong trường hợp này em nghĩ có lẽ có NO2 hút e mạnh quá nên cacbanion được làm bền
cóc cần chuyển sang dạng arin
OH tấn công trực tiếp vào C_Cl rồi cái vạch của nối đôi nhảy sang chỗ C_NO2 tạo cacbanion
:D
không biết đúng không nữa?
: Re: Tổng hợp Hữu cơ
: vuiqua 20 October, 2006, 07:28:37 PM
mấy cái vụ amino acid thật là lằng nhằng mà em còn chưa biết hét công thức của nó nữa
thôi thử 1 bài
từ cyclo pentanol hãy điều chế 1cyclopentenyl metanol

Golddragon:
(http://img377.imageshack.us/img377/5302/tgyd6.gif)
Thế này được không ku ;))
 còn 1 cách nữa,dùng Wittig nhưng mệt hơn :))
: Re: Tổng hợp Hữu cơ
: Golddragon 26 October, 2006, 12:36:03 PM
Đìu chế (CH2OH)3CC(NHCH3)C(CH2OH)3 từ các chất vô cơ! ;))

Bach_Hong_Nhung:
ngưng tụ aldol giữa HCHO và aceton
sau đó sản phẩm thu đựơc cho phản ứng với CH3NH2

Golddragon:
Còn thiếu bước cộng H2/Ni nữa :))


: Re: Tổng hợp Hữu cơ
: Bach_Hong_Nhung 27 October, 2006, 06:21:56 PM
sao gọi là em gái
lại còn thêm nháy nháy nhỉ :-?
mà thôi
em mới kiếm được bài này!(đề mật ) ;))
mọi người làm thử !
từ anhidrit phtalic và các hợp chất vô cơ điều chế quinolin

shindo:
Thứ ốm đói này hả :))
anhydrit phtalic ----> axit phtalic ----> o - C6H4COClCOOH ----> o - C6H4CHOCOOH ----> o - C6H4CHOCONH2 ----(Hoffmann) o - C6H4CHONH2 (1)
anhydrit phtalic ----> axit phtalic ----> benzen ----> HOC - CHO ----> etylen glycol ---> CH3CHO (2)
(1) + (2) ---> quinolin: Phản ứng Fridlender - Pfitzinger
Đứa nào đề nghị cơ chế pứ này phát nào :))

rùa con:
Cơ chế thằng này em nghĩ là andol giữa nhóm CHO trong vòng benzen với CH3CHO
sau đó nhóm ngay cạnh đó thịt luôn cả thằng CHO của CH3CHO
tách nước ra ngay ;))

rùa con:
còn bài trên em làm khác :
anhidrit phtalic +NH3~~>phtalimit ,+NaClO~~>o_NH2_C6H4_COOH
nhưng mà về sau thì giống Nhân già quá >:)

Mikhail_Kalashnikov:
anhidrit phtalic +NH3 ra luôn o_NH2_C6H4_COOH rùa ạ :D

Mikhail_kalashnikov:
Ngắn hơn :D
o_NH2_C6H4_COOH ----(LiAlH4)---> o_NH2_C6H4_CH2-OH --(MnO2)--->o-NH2-C6H4-CHO + CH3CHO --(pH=12) --->SP
@thằng rùa: mày làm cái gì mà tận 1006 bài thế hả b-( b-( b-(

rùa con:
thằng cu nhầm to rồi =))
mày đếm quả C xem có thừa nhóc nào không?
mà anhiđrit+NH3 phải ra phtalimit không thể ra luôn cái mày nói đựơc b-(

shindo:
Ku Mikhail, người ta không dùng axeton cho ngưng tụ kiểu đó, vì nếu là axeton sẽ sinh ra dẫn xuất metyl ở vị trí 2. Và đề bài là điều chế nhân quinolin không nhóm thế, chính vì vậy chỉ có thể dùng CH3CHO mà thôi. Cơ chế thì đúng như thằng Rùa nói, là ngưng tụ hai lần. Một lần giữa NH2 amin và CHO, lần thứ hai giữa CH3 và CHO ra nhân quinolin.
Thứ hai, khi amon phân anhydrit axit thì amit là sản phẩm đầu tiên, sau đó thủy phân mới được amin. Thằng rùa làm gọn quá, phải thủy phân trước mới Hoffmann được
Rõ cả chưa ???

Vậy, cả ba cách chả có cách nào ngắn cả, chung quy là điều chế o-C6H4CHONH2 rồi cho ngưng tụ với andehit axetic theo phản ứng Fridlender - Pfitzinger:D


rùa con:
Em nghĩ là hoffmann nó chơi ngon cho cả amit vòng
sách của thầy Sơn cũng nói thế

Mikhail_Kalashnikov:
thằng cu nhầm to rồi =))
mày đếm quả C xem có thừa nhóc nào không?
mà anhiđrit+NH3 phải ra phtalimit không thể ra luôn cái mày nói đựơc b-(
Ờ, tao nhầm, ý tao là nó ra o-NH2CO-C6H4-COOH(hở) chứ không ra phtalimit (vòng) như mày.
Còn vụ axeton hả, do type lỗi :D, nhìn vào thì sửa cho em cái, chắc cũng chả ảnh hưởng gì đâu :D
: Re: Tổng hợp Hữu cơ
: phoenix0310 27 October, 2006, 07:46:00 PM
Mò vô đây thế nào cũng bị chửi là ngu!!  :(
kệ,em liều một phen!!  :D/
Tổng hợp:
(http://i61.photobucket.com/albums/h49/lpc0310/untitled.jpg)

P/s:Bi chừ em biến đi học bài luôn,có chửi gì thì đợi sau bà con nhe!!

Golddragon:
Tổng hợp thằng ku đó từ chất nào :))
Có phải là tạo ra phenol,roài cộng nước Brôm dư,roài sau đó LiAlH4 nhỉ ;))
: Re: Tổng hợp Hữu cơ
: phoenix0310 27 October, 2006, 08:27:13 PM
Mò lại cái mày tìm cơ chế thì... ^:)^
Anh nhanh kinh dị,mà bài trên hơi bị dễ nhỉ??
Tiếp bài nữa:
Từ các hợp chất vô cơ,điều chế:

(http://i61.photobucket.com/albums/h49/lpc0310/abmp.jpg)

shindo:
Cái khung steroit này điều chế mệt cực kỳ, ở đâu ra bài này thế Phoe, hay ku tự chế ???

TraiTimVietNam:
Cái khung quái quỷ này thì chắc là thằng em định dùng Robilson đúng không :D ?

phoenix0310:
Anh cứ đùa!! :))
Chế là chế thế nào?Em lôi trong mấy cuốn sách e-book của em ra đấy,còn nhiều lắm,anh em cứ từ từ!! ;))
: Re: Tổng hợp Hữu cơ
: shindo 28 October, 2006, 12:47:09 PM
Giờ anh có hai món ăn chơi này, đứa nào muốn thử không :D
(http://img139.imageshack.us/img139/481/untitledxq6.gif) (http://imageshack.us)
: Re: Tổng hợp Hữu cơ
: rùa con 28 October, 2006, 03:12:59 PM
(http://i59.photobucket.com/albums/g285/hehehe_anh/untitled-4.gif)
 
đây là bài 5 của shin
bài này em die thằng vinh đúng b-( :((

TraiTimVietNam:
Bài này tao dám cá thằng Mikhail đúng :)) ( Đề thi chọn ĐT cuả KHTN mấy năm trước mà:)) )
Chuyển vị vòng 5 cạnh ưu tiên nhất ^^

shindo:
Bài 5 này:
A là 2,2 - dimetylxiclopentanon (chuyển vị pinacol)
B là 2,2 - dimetylxiclopentanoxim
C là amit vòng 6 cạnh (chuyển vị Beckmann) tương ứng
D: 2,2 - dimetylpỉperidin
E: Dưới tác dụng của selen thì thằng piperidin sẽ bị khử thành chất như sau:
(http://img49.imageshack.us/img49/2647/1dr1.gif) (http://imageshack.us)
Nói chung trên đây là đề nghị của anh, anh không chắc lắm về phản ứng cuối nên cần tìm thêm một số tài liệu nữa :D

rùa con:
Beckmann anh có ra 2 hướng không?
phản ứng cuối thì là dehidro hóa! em cho C hóa trị 5 mới cay chứ b-(

Mikhail_Kalashnikov:
Ai chả biết là đehidro hoá, nhưng ra cái cóc khô gì mới được chứ :D
Tao lại cho cả 2 cái nối đôi vào, cho đẹp :D

vuiqua:
tao cũng cho thêm một cái nối đôi liên hợp nữa :D, pư này không có chắc
nhưng mà bác shin còn thiếu một chất nữa, đó là cái N ở vị trí thứ 3 đối với C(Me)2
vì beckmann 2 hướng mà :D

shindo:
Và bài của thằng Rùa, đúng là Beckmann cho hai sp, anh vẽ thiếu một, và sp thứ hai thì hai nhóm Me ở vị trí số 3 :D
Không biết đứa nào đúng bài này không :D

rùa con:
Thằng Vinh đúng em sai quả C hoá trị 5 :((
bài của thằng mikhail em làm thêm thế này đựơc không
điều chế ra được xiclo pentanon
SeO2~~>dion ~~>ngưng tụ với CH3COCH3 ,khử hoá ra sản phẩm
nhưng mà chả chắc chắn tí nào :((

vuiqua:
nó chỉ không chắc là sp có ra trans điol không thoi, còn lại cách cũng hay.
nhưng mà cái pư SeO2 thấy có mỗi cô Thuận dùng ~~> không có chắc, mà còn không biết cơ chế nữa chứ, còn không biết cả tên pư, khéo cô ý viết nhầm =))
@MK : thật là ghê gớm :-ss

Golddragon:
Còn bác Tĩnh nữa   ;)) Bác ấy cũng có viết  :-?
: Re: Tổng hợp Hữu cơ
: Golddragon 29 October, 2006, 07:29:01 AM
Trước khi nghỉ phép có món wà tặng các đại ca ;))
Điều chế thằng này từ xiclobutanol ;))
(http://img217.imageshack.us/img217/5042/g43uf7.gif) (http://img217.imageshack.us/my.php?image=g43uf7.gif)

Chào ;)) :)>-

TraiTimVietNam:
Tạm thời không có giấy bút đây nên không nghỉ ra cách gì cho thật ổn cả , thử trình bày suy luận ngược 1 tí :
+ -OH trans => không thể là C=C + KMnO4 /H2O . Phản ứng tạo 2 -OH là phản ứng cuả Nu .
+ 2 vòng 8 C , Tử Xiclobutanol 4C =>Chắc không có thêm phản ứng cắt nối mạch nào cả .
+ 2 vòng 5 cạnh , câú tạo đối xứng .
=> Dùng phản ứng Andol nội phân tử ( cụ thể là đixeton vòng 8 cạnh )
ĐA cụ thể cho ttvn thêm tí thơì gian về nhà nghiên cưú ^^.
@ Gold: Đừng nói là mày ngừng Online vì " để lo cho chuyện học hành đó " :-w

Golddragon:
Thế C=C không thể tạo ra trans 1,2-diol à   ;))
PS:tao ngừng onl vì lí do khách wan ;))

TraiTimVietNam:
Vấn đề đây không phải không tạo được mà đó là phù hợp với hướng điều chế ( sao cho hiệu suất và ngắn nhất ,tránh mấy vấn đề lôi thôi )
Từ C=C tạo ra trans-1,2-điol vô tư có điều mày sẽ tạo ra Anken đó như thế nào :D ? Chắc chắn là điều chế cái anken này không đơn giản tí nào đúng không ^^

Golddragon:
Ừ, quả thật điều chế cái đó không đơn giản,nhưng cái hướng vẫn là đi ra cái anken đó ;))

Mikhail_Kalashnikov:
Cái này em tự nghĩ chả biết sai đúng thế nào :D
hình:
(http://img208.imageshack.us/img208/4382/newbitmapimagepq6.png)
trong đó dixeton vòng 8 cạnh là sp trung gian, bước cuối khử theo Wolff-Kishner :-?

TraTimVietNam:
Ừ, quả thật điều chế cái đó không đơn giản,nhưng cái hướng vẫn là đi ra cái anken đó ;))
Có chắc gì hướng Anken đã là duy nhất ? Nên nhớ là Andol theo A(n) nên cũng sẽ tạo ra trans bền hơn thôi .
@Mikhai : Đọc chưa kĩ lắm nhưng nhìn chung cách của chú hay đó :D

shindo:
Uh, cách ku Mikhail được đấy, ngưng tụ mở vòng 4 cạnh và tiếp tục ngưng tụ nội phân tử rồi khử hóa :D
Và bài của thằng Rùa, đúng là Beckmann cho hai sp, anh vẽ thiếu một, và sp thứ hai thì hai nhóm Me ở vị trí số 3 :D
Không biết đứa nào đúng bài này không :D
: Re: Tổng hợp Hữu cơ
: TraiTimVietNam 31 October, 2006, 12:46:33 PM
Làm tiếp bài tổng hợp cho vui :
Tổng hợp reserpin từ p-benzoqinon và axit pentan-2,4-điennoic.( Cách của Woodward )
p-benzoqinon C6H4O2 + axit pentan-2,4-dienoic (nhiệt độ) ----->A C11H10O4 (NaBH4)-------> B C11H12O4 ( C6H5CO3H-peaxit) ------>C C11H12O5 ((CH3CO)2O) --------> D C11H10O4.
1)Xác định CTCT của A,B,C,D.
2) Lý thuyết và thực nghiệm đều cho biết rằng ngoài A( sản phẩm chính) có ít nhất 2 nguyên tử C* kề nhau giữ cấu hình S và các nguyên tử H ở C* đều ở vị trí syn đối với nhau.
Hãy viết công thức lập thể của A.
Ngoài A còn có thể sinh ra bao nhiêu đồng phân cấu hình? Tại sao?
Viết công thức lập thể các đồng phân đó.

@ Bài này là đề chọn ĐT Quốc gia của khối PT Chuyên ĐHKHTN nhưng được 1 bạn bên Khối PT Chuyên SPHN hỏi ^^
: Re: Tổng hợp Hữu cơ
: rùa con 07 November, 2006, 04:52:27 PM
làm bài nữa cho thêm phần sôi nổi nhá :D
điều chế acid nicotinic từ các hợp chất vô cơ
công thức cái này hình như là nhóm COOH nối vào vị trí thứ 3 của vòng piridin
em nhớ sai thì mọi người đừng chửi ;))
: Re: Tổng hợp Hữu cơ
: shindo 08 November, 2006, 08:24:01 PM
(http://i97.photobucket.com/albums/l230/vuiqua_01/NMT.jpg)
dùng thêm vô cơ  
Thế này đi :D
(http://img293.imageshack.us/img293/961/1ai3.gif) (http://imageshack.us)


Mikhail_Kalashnikov:
Thế này có phải hay hơn không:D
--KMnO4--> CH2N2/Ag2O/H2O ---> --SOCl2--> AlCl3--->

shindo:
Ờ, cách ku Mikhail hay hơn :D
Nhưng đính chính một số sơ suất của hình trên, ở bước 2 lý ra phải là KMnO4 nhé :D
: Re: Tổng hợp Hữu cơ
: Golddragon 09 November, 2006, 10:12:03 PM
Giúp em cái chuôĩ này nào :)>-

D-Glucozơ--(NaBH4)-->A--(men)-->2-cetohexozo<--->B--(aceton/H+)-->C--(1/KMnO4/OH-;2/H+)-->D--(H+/t0)-->Axit ascobic!

Golddragon:
đt thì làm thế này!?!
Vì wả thật là đt chả có cái đáp án 8-} (cái bài đó là đề kiểm tra đội tuyển của NK HCM)

(http://img227.imageshack.us/img227/6876/h234352525245245245ho9.gif) (http://img227.imageshack.us/my.php?image=h234352525245245245ho9.gif)

TraiTimVietNam:
Nói thật là đề này không rõ ràng lắm , vì ai mà biết là men đó chuyển CH-OH thành C=O với trường hợp C2 hay là C5 :D ?

shindo:
The LaRoche - Hoffmann synthesis of Vitamin C
(http://img88.imageshack.us/img88/4770/untitledza1.gif) (http://imageshack.us)

Ở bước 4 thì thay nhóm -CH2OH chưa được bảo vệ bằng -COOH nhé
: Re: Tổng hợp Hữu cơ
: Golddragon 13 November, 2006, 11:49:10 AM
Tiếp tục là bài này ^:)^ Em bó 8-}

Parasoanilin(còngọi là Basic Red 9) là 1 phẩm nhuộm thuộc nhóm triarilmetan và được tổng hợp qua 3 giai đoạn với các tác chất như sau :
Giai đoạn 1: 2PhNH2 + p-H2NC6H4CH3 + PhNO2/H+
Giai đoạn 2: PbO2
Giai đoạn 3:HCl
a/Hãy trình bày các giai đoạn pư của quá trình tổng hợp parasoanilin.
b/Hãy cho biết chức năng của cac tác chất:PhNO2.PbO2,HCl.

Còn đâylà chân dung của parasoanilin :|
(http://img296.imageshack.us/img296/3629/h5545le1.gif) (http://img296.imageshack.us/my.php?image=h5545le1.gif)

*Copy righted by NK HCM  I-|

shindo:
Bài parasoanilin
(http://img120.imageshack.us/img120/6843/untitledfq3.gif) (http://imageshack.us)
: Re: Tổng hợp Hữu cơ
: hunken 14 November, 2006, 07:16:25 PM
shind ơi em không biết chất xúc tác có tác dụng như thế nào thì làm sao?  :-? nhân tiện anh chi luôn máy cái ebook coi mấy cái náy phát :D

shindo:
Xúc tác có nhiều loại, có thể xem thêm ở đây: http://www.compchem.hcmuns.edu.vn/chemvn/showthread.php?p=5771#post5771
Mà thằng em muốn nghiên cứu xúc tác loại nào ?
Ebook cho xúc tác cho các quá trình trong CN thì nhiều, còn trong Hóa lý thuyết thì hình như anh không có :D
: Re: Tổng hợp Hữu cơ
: shindo 20 November, 2006, 10:01:27 PM
Tiếp tục chủ đề quan trọng này nào
Hãy tổng hợp bixiclo [3,1,0] hexan-1-on từ axit adipic :D

Golddragon:
Thế này được không sp :D
Axit adipic-->Xiclopentanon-->2-clo-xiclopentanon--(1/bảo vệ;2/KOH,EtOH)-->Xiclopenta-2-en-1-on --(1/CH2N2/as;2/H+)-->sp
: Re: Tổng hợp Hữu cơ
: shindo 21 November, 2006, 09:29:35 AM
Hì, chính xác rồi, ta đã cộng vào cho con 1 điểm
Tiếp theo là một dãy khá thú vị về tổng hợp bất đối xứng, mọi người thử sức cho vui. Tiện tay thì viết luôn cơ chế phản ứng với kẽm bromua :D

(http://img143.imageshack.us/img143/33/untitledgq2.gif) (http://imageshack.us)
: Re: Tổng hợp Hữu cơ
: Golddragon 26 November, 2006, 12:48:16 PM
hic, cái bài của sp ... con bó ^:)^

Thôi có bài này,đại ca nào nghía thử :
Đìu chế 4-phenylpiperidin từ Metylamin và etylacrilat,Natrietylat!
: Re: Tổng hợp Hữu cơ
: Golddragon 14 December, 2006, 12:08:40 AM
Các pư đóng vòng trong hóa Hữu cơ


(Chỉ trình bày các phương pháp cơ bản hay dùng để đóng vòng từ 3 - 6 cạnh)

1/Vòng 3 cạnh:

a/Phản ứng tách dẫn xuất 1, 3 - dihalogen bằng Zn
(http://img204.imageshack.us/img204/3827/1dta9.gif) (http://img204.imageshack.us/my.php?image=1dta9.gif)
b/Phản ứng cộng [2 + 1](cộng cacben )
(http://img184.imageshack.us/img184/7735/1d2rj4.gif) (http://img184.imageshack.us/my.php?image=1d2rj4.gif)

:CR2 có thể được tao ra từ:
+/ CHX3/OH-
+/ CH2N2/hv
+/ Phản ứng Simmon - Smith
(http://img182.imageshack.us/img182/9788/1d3bh7.gif) (http://img182.imageshack.us/my.php?image=1d3bh7.gif)

c/Ankyl hóa đóng vòng
(http://img176.imageshack.us/img176/1024/1d4tx0.gif) (http://img176.imageshack.us/my.php?image=1d4tx0.gif)
2/Vòng 4 cạnh:

a/ Phản ứng cộng [2 + 2]:
(http://img204.imageshack.us/img204/8748/1d5kp2.gif) (http://img204.imageshack.us/my.php?image=1d5kp2.gif)
b/Chuyển vị rút vòng Favorski:
(http://img185.imageshack.us/img185/2157/1d6ed1.gif) (http://img185.imageshack.us/my.php?image=1d6ed1.gif)
c/Ankyl hóa đóng vòng:
(http://img185.imageshack.us/img185/3348/1d7qw0.gif) (http://img185.imageshack.us/my.php?image=1d7qw0.gif)
d/Chuyển vị Baeyer-Villiger:
(http://img204.imageshack.us/img204/8656/1d8ss3.gif) (http://img204.imageshack.us/my.php?image=1d8ss3.gif)
3/Vòng 5 cạnh
a/Ngưng tụ dẫn xuất 1, 6 - dieste(phản ứng Dieckmann)
(http://img204.imageshack.us/img204/6633/1d9hk5.gif) (http://img204.imageshack.us/my.php?image=1d9hk5.gif)
b/Chuyển vị Favorski vòng 6 cạnh:tương tự như trên^^

c/Nhiệt phân muối Canxi của axit adipic=>xiclopentanon.

d/Ankyl hóa đóng vòng
(http://img176.imageshack.us/img176/6105/1d10dj7.gif) (http://img176.imageshack.us/my.php?image=1d10dj7.gif)
e/Pứ mở rộng vòng 4 cạnh.
(http://img182.imageshack.us/img182/816/1d11hr0.gif) (http://img182.imageshack.us/my.php?image=1d11hr0.gif)
Cơ chế pư tương tự chuyển vị pinacol.Đầu tiên CH2N2 tấn công vào CO , sau đó chuyển vị mở vòng ,tách N2 .
4/Vòng 6 cạnh:
a/Pư cộng kiểu [4 + 2] :Điển hình là Dielse - Alder  :D

b/Ngưng tụ dẫn xuất 1, 7 - dieste: Tương tự vòng 5 cạnh  :D

c/Vòng hóa Robinson:

(http://img182.imageshack.us/img182/7144/1d12dw0.gif) (http://img182.imageshack.us/my.php?image=1d12dw0.gif)

d/Ankyl hóa đóng vòng
(http://img145.imageshack.us/img145/8576/1d13tw3.gif) (http://img145.imageshack.us/my.php?image=1d13tw3.gif)

e/Pư mở rộng vòng 5 cạnh:tương tự mở rộng vòng 4 cạnh đã post ở trên^^

Hầu hết các pư trên thường đi wa các cơ chế cơ bản đã được post trong topic cơ chế pư!

PS:Bài viết này Gold thay mặt sp Shindo post  :) Có zì sai sót thì sp và các đại ca góp í + bổ sung :D
: Re: Tổng hợp Hữu cơ
: Golddragon 14 December, 2006, 11:19:15 PM
Tiếp theo là quà Noel sớm ;))
Mong các đại ca sớm nhận :)>-

(http://img19.imageshack.us/img19/990/1asr3.gif) (http://img19.imageshack.us/my.php?image=1asr3.gif)

Đìu chế thằng dẫn xuất của axit barbituric (hình kèm theo  :-j ) từ dietylmalonat.

shindo:
CH2(COOEt)2 + ure ----> amit vòng tương ứng ----> sp
: Re: Tổng hợp Hữu cơ
: Golddragon 20 December, 2006, 11:16:35 AM
Tiếp theo là cho biết cấu tạo của các chất E và F:
CH3COCH3 + 2(COOEt)2 --(EtONa/EtOH)-->E---(H2O/to)-->F(C7H4O6;có cấu tạo đối xứng)
Nguyên văn cái đề là thế!
Gold làm nhưng thấy nó kì kìT_T
: Re: Tổng hợp Hữu cơ
: shindo 23 December, 2006, 10:05:13 AM
Bài của con thì khi nào có CS ta sẽ vẽ cho xem :D
Giờ thì làm bài này chơi:
Từ CH4 hãy điều chế ra CH3 - CO - C5H9 (metylxiclopentylxeton)

Golddragon:
hè hè, trưa ni rãnh nên vẽ luôn cái sơ đồ luôn :D
Sp xem thử :)>-
(http://img477.imageshack.us/img477/5695/0ev8.gif) (http://img477.imageshack.us/my.php?image=0ev8.gif)

shindo:
Cực quá đó con, bài con làm đơn giản thế này thôi
Retrosynthesis:
C5H9 - CO - CH3 ==> C5H9 - CHOH - CH3 ==> C5H9 - MgCl + CH3CHO
Tổng hợp
C2H2 -----> CH3CHO
xiclohexanol ----> axit adipic ----> muối Ca ----> xiclopentanon ----> xiclopentan ----> C5H9MgCl (hai giai đoạn)
Cho hai thứ này cộng với nhau rồi khử hóa là xong.
Con làm rối rắm quá, cả Claisen rồi Favorski :D
: Re: Tổng hợp Hữu cơ
: hunken 23 December, 2006, 04:16:02 PM
Quà thặng giáng sinh giành cho anh em .hy vọng mọi người đón nhận tuy hơi nhỏ:D
từ các hidrocacbon có số nguyên tủ =< 3 diều chế C4H7COOH ( C4H7 dang cyclo )
chúc vui

shindo:
Cơ sở cho bài này là pứ dưới đây:
c/Ankyl hóa đóng vòng:
(http://img185.imageshack.us/img185/3348/1d7qw0.gif) (http://img185.imageshack.us/my.php?image=1d7qw0.gif)

Hydrocacbon được chọn là xiclopropan
xiclopropan + Br2 ----> Br - CH2 - CH2 - CH2 - Br (1)
Br - CH2 - CH2 - CH2 - Br ----> HOCH2 - CH2 - CH2OH ----> CH2(CHO)2 ----> CH2(COOH)2 ----> CH2(COOEt)2 (2)
(1) + (2) ----(1/ H+; 2/ đun nhẹ)----> sp
: Re: Tổng hợp Hữu cơ
: shindo 02 January, 2007, 11:49:48 AM
@ Mikhai ku :D
Đây là vấn đề mà ku đã PM cho anh, tiện thể anh nói luôn cái quy tắc đóng vòng của Baldwin (giản lược), ai muốn coi kỹ hơn thì qua H2VN coi bài post của BM.
Chúc vui

Mikhail_kalashnikov:
Không down được bác ơi!.....
mà em chỉ cần hiểu exo-endo -tet-trig-dig là gì thôi mà....:D

shindo:
Cái gì mà không down được ???
Mày làm anh chán quá
Thôi thế này
Tet = tetrahedral = tứ diện (nguyên tử bị tấn công lai hóa sp3)
Trig = trigonal = tam giác phẳng (nguyên tử bị tấn công lai hóa sp2)
Dig = digonal = đường thẳng (nguyên tử bị tấn công lai hóa sp)
Endo và Exo là chỉ cách tấn công
Muốn xem cụ thể vui lòng download tài liệu (vì anh mất bộ CS nên mới phải chuyển về pdf thế này, thông cảm :D )


phoenix0310:
Mikhail không down được thì đây, up lại bằng ảnh xem nhé:

(http://i61.photobucket.com/albums/h49/lpc0310/1.jpg)

(http://i61.photobucket.com/albums/h49/lpc0310/2.jpg)
: Re: Tổng hợp Hữu cơ
: rùa con 07 January, 2007, 11:09:03 AM
làm thử bài này nhé^_^
điều chế azulen từ benzen và các hợp chất có 2 cacbon trở xuống!
azulen là cái thằng có 1 vòng 7 và 1 vòng 5! nối đôi liên hợp nhau !(heptatrien giáp 2 cạnh  với xiclopenten) (nối đôi chung ở cạnh chung----->từ đó liên hợp ra nhé) ;))

Golddragon:
(http://img135.imageshack.us/img135/5145/hgkghktk3.gif) (http://img135.imageshack.us/my.php?image=hgkghktk3.gif)
Thế này thì được không ku ;))

rùa con:
đề nghị gold xem lại phản ứng cuối!hoàn toàn không khả thi ;))
làm gì có chuyện dehidro hóa 3.4 phát như thế :))

rùa con:
Mừ cách anh cũng hay!Hay là làm theo hướng của em đi ;))
vẫn từ các chất như trên điều chế inđen,sau đó điều chế azulen!
Mí lị azulen của anh Thiếu H,thừa nối đôi rồi ;))

Golddragon:
Người ta chẳng phải dehiro hóa Hexan để ra thằng benzen à ;))

Đề nghị thằng ku vào Wiki xem [wiki]Azulen [/wiki]là như thế nào  L-)

Còn giờ anh chả nhớ inden là thằng nào  ~X(

shindo:
hệ bixiclo giữa vòng benzen với vòng 5

rùa con:
đúng rồi!cái điều chế này em tự nghĩ nên chắc là ;))
Azulen như thế cũng được!Của em làm là cộng thêm diazo metan vô cái thằng inden đó :))
điều chế inden đi

Golddragon:
Hè hè :D Thanks sp ạ^^

Cộng CH2N2 vào nhân benzen để mở rộng vòng à :| Nói cụ thể nó cộng thế nào cho anh nghe nào! :D

Còn đìu chế inden thì anh làm thế này:
(http://img478.imageshack.us/img478/6256/1yw3.gif) (http://img478.imageshack.us/my.php?image=1yw3.gif)

shindo:
Cộng được chứ con, tạo ra vòng 1, 3, 5 - xicloheptan đấy :D

rùa con:
cơ chế thi xong em vẽ cho!
Vấn đề ở đây là em cóc hiểu tại sao nó oánh vào vòng 6 mà cóc đánh vào vòng 5 :-??
@Mikhail:Cô thuận cho mỗi phát cuối!còn từ inden là tao điều chế :))

: Re: Tổng hợp Hữu cơ
: Mikhail_Kalashnikov 10 January, 2007, 06:18:20 PM
(http://img153.imageshack.us/img153/5744/untitleduj4.gif)
bài thi của bọn em, chả biết làm ra đúng sai thế nào???
Kỳ này mà trượt chắc bỏ olym luôn :(
quên, bên dưới tác nhân dài dài là "2 Et3N"

Golddragon:
(http://img275.imageshack.us/img275/7563/2pe5.gif) (http://img275.imageshack.us/my.php?image=2pe5.gif)
Cái chuỗi của ku Mikhail anh mới làm tới đây thôi!
Còn khúc sau chắc phải tham khảo thêm í kiến của sp shin wáT_T

shindo:
Hìhì, đúng rồi, chỗ NH2 đó sẽ thịt con este thành amit.
Pứ sau là Vilsmeyer nội phân tử ----> chất cuối cùng khá phức tạp. Hồi Gold sẽ vẽ cho mấy đứa (kèm cả cơ chế nữa) :D

@con: Hẹn con lúc 10h :D

Golddragon:
(http://img92.imageshack.us/img92/9942/3ju2.gif) (http://img92.imageshack.us/my.php?image=3ju2.gif)
Đây là chuỗi hoàn chỉnh :D(hoàn chỉnh theo gold  :D/ )
Hè hè, thanks sp^^Nhờ cái pư Vilsmeyer-Haack của sp ^^
Cơ chế thì đt sẽ post ngay sau đây!

Mikhail_Kalashnikov:
Liệu có chuyển vị được không bác, kiểu như semibenzylic ấy???
(http://img219.imageshack.us/img219/3263/untitledbd1.gif)
Em nghĩ là được vì N3- là nu khá mạnh

Mikhail_Kalashnikov:
Mà Vilsmeyer em tưởng chỉ dùng cho amit 2 lần thế chứ, vì chất trung gian của nó là ion cloimoni, nếu có H thì sẽ bị tách ra, kiểu như dùng Mannich chỉ xài tốt với amin bậc 2 ấy...

shindo:
Thằng ku ạ, Vilsmeyer không chỉ dùng riêng cho R2N - CHO đâu, mà cho cả R2N - COR' nữa (Xem tổng hơp HC của GS TSKH Nguyễn Minh Thảo)
Cái R2NCHO chính là diankyl fomamit tức amit hai lần thế chứ chạy đi đâu được ???

Mikhail_Kalashnikov:
Hic, em bảo amit 2 lần thế ở đây là chỉ dùng được cho CONR2 (không được với CONHR) chứ có bảo là chỉ được với R2N - COH đâu...





: Re: Tổng hợp Hữu cơ
: rùa con 10 January, 2007, 06:41:02 PM
này!Tao tưởng phải giữ bí mật cho trường ;))
mà anh Nhân giúp em phát!Bài này cãi nhau nhiều lắm!
Tổng hợp D_glucozo có đồng vị C14 ở vị trí số 6 từ NaC14N và alpha_D_glucofuranozo!
Nhanh giùm bọn em 2 bài này :D

shindo:
- Chuyển thằng glucozơ vòng 5 về dạng mạch hở bằng pứ với dung dịch brom: ----> HOOC - (CHOH)4 - CH2OH -----> HOCH2 - (CHOH)4 - CH2OH ---(HNO3 loãng, nhiệt độ) ----> HOOC - (CHOH)3 - COOH --(đun với axit)---> lacton ----(Na/Hg) ----> HOC - (CHOH)3 - CHO --(1) khoá 1 nhóm -CHO lại; 2) cộng NaCN/axit ) ----> HOOC (CHOH)4 CH(OR)2 --1)LiAlH4; 2) axit là ổn cả --->  sp cần tổng hợp :D

rùa con:
Thế anh làm sao biết là nó khoá nhóm CH0 nào???
khoá nhóm khác thì cấu hình tèo hết à?

vuiqua:
1/ R - CH2OH (O2 /Pd ) ~~~~> R- COOH
2/ R - CHOH-COOH (HIO4) ~~~> R-CHO ( sau khi đã bảo vệ các OH khác = CH3COCH3 )
3/ NaC14N/HCl
4/H30+
5/LiAlH4

Thằng Trí kia sao bảo là không nghĩ nữa rồi mà vẫn nghĩ b-(
thôi đừng nghĩ nữa lấy tự tin mà mai làm bài tiếp

Còn cái bài kia em làm theo Bishler- Napiersky nhưng chả thấy ai làm giống mình cả ~~> Chán :-<

shindo:
2/ R - CHOH-COOH (HIO4) ~~~> R-CHO ( sau khi đã bảo vệ các OH khác = CH3COCH3 )
Thế cái OH này vì sao lại không được bảo vệ thế Vui ?, thường thì hai nhóm thì có thể chọn một nhóm, chứ không bao h có chuyện bảo vệ ba nhóm lại còn một nhóm không bị thịt được :))

vuiqua:
ủa!!!!! Cái OH này nó nằm ngoài vòng rồi mà, vòng ban đầu là vòng 5, cái OH này nó có cis vs cái OH nào khác nữa đâu mà bảo vệ = CH3COCH3 :-??

shindo:
Uhm, anh nhầm.
Túm lại, cách nào cũng phải chuyển về dạng HOC - (CHOH)3 - CHO chứ gì :D

vuiqua:
đâu!!!!!! anh chú ý là em không hề phá vòng 5 ra nhé, em chỉ chặt đít con CH2OH cuối rồi thế vào cái CH214OH thôi!!!!!!
anh shin ơi!!! anh tiếp tục tìm ra lỗi sai của bài này đi!!!!! Em thấy nó hợp lý quá mà em chán!!!! Vì em làm cách khác!!!!!

shindo:
Lỗi sai tiếp theo, vòng 5 có 3 nhóm -OH, mà bảo vệ bằng axeton chỉ được hai nhóm ah, phải vậy không ku :D

vuiqua:
uh!!!! thì đúng là chỉ có 3 OH nhưng cái OH ở C1 vs C2 nó mới cis vói nhau còn cái OH ở C3 nó trans vs cả 2 cái đóa mà, làm sao mà aceton vào được :-w

shindo:
Rùa ah, làm trên giấy mình có quyền chọn 1 trong hai nhóm :))

rùa con:
ặc!Thế thì sướng quá đi mất!thế em làm thế này có đúng không
1_+CH3OH/HCl
2_+HNO3
3_+HgOđỏ/Br2
4_+CN(đồng vị 14)
5_Thuỷ phân H3O+
sau đó lại khoá nhóm semi acetal
rồi khử bằng LiAlH4
đúng khong?

rùa con:
Kệ tao!đúng phát thì tao có cái mà tiếc!VẤn đề là cái cấu hình C5 nó không thể nào bảo toàn đựơc nếu không làm theo cách này :-S

Mikhail_Kalashnikov:
Mà dùng CH3OH để khóa nhóm, sau đó cho vào HNO3 thì bung bảo vệ rồi còn gì ;))

Mikhail_Kalashnikov:
Từ thuở cha sinh mẹ đẻ tới giờ tao chưa thấy cách tăng mạch cacbon của đường nào mà lại bảo toàn được cấu hình cả :D, toàn phải tách, mà tách = cách nào thì đấy là việc của ông ra đề :))

rùa con:
không phải!cách của tao là bảo toàn rồi lại còn :>hay là ta dùng piridin để đồng phân hoá nhỉ????
tao nghi lắm ;))

Mikhail_Kalashnikov:
Pyr thì chỉ đồng phân hóa epime thôi, chả lẽ lại 2 lần đồng phân hóa??? Thế thì hiệu suất giảm chỉ còn dưới 25% 8-}

rùa con:
hiệu suất giảm nhưng ta vẫn điều chế được!Vấn đề là tách 2 cái đồng phân đấy thế nào?
Đọc trong sách thì là tách bằng L-lactozo
bó chiếu

shindo:
Chán tụi bay quá.
Một bài tổng hợp có thể làm theo nhiều cách, không nhất thiết cứ phải là một cách
Tóm lại, tất cả các cách đều phải đi qua trung gian là HOC-(CHOH)3-CHO, sau đó khóa một trong hai nhóm rồi cộng CN vào, thủy phân rồi khử hóa. Trong giai đoạn đó thì giai đoạn cộng An là giai đoạn mình không bao h biết được có bảo toàn cấu hình hay không :D
Lưu ý lại đề bài, nó chỉ bảo mình điều chế D - glucozơ chứ nó không bảo là sp thu được là tinh khiết quang học nên không cần phải tinh chế bằng pyridin

: Re: Tổng hợp Hữu cơ
: rùa con 20 January, 2007, 10:21:15 AM
Lâu lâu mới vô chỗ này!thấy không sôi nổi gì cả ;))
mọi người làm thử 1 bài cho vui vẻ :>
điều chế chất sau từ CH4 và các hợp chất vô cơ cần thiết khác :))
thông cảm!em mất cái tài khoản photobucket rùi nên ngại quá!mọi người xem tạm ở đây vậy  ~>:)
(http://olympiavn.org/forum/index.php?action=dlattach;topic=116.0;attach=1216)

shindo:
Bèo bọt, quang phân quinon là xong béng :D
Còn mày mất tài khoản photobucket thì dùng imageshack.us í, lâu nay up CTCT lên có ai dùng photobucket đâu, toàn imageshack cả


: Re: Tổng hợp Hữu cơ
: rùa con 20 January, 2007, 01:00:31 PM
Nhân :-w
em đang đố bọn nó!anh nhớ đấy :((
đã thế nghĩ bài khác
điều chế:CH3)(C2H5)_C_(OCONH2)2
tức là 2 nhóm etyl và metyl gắn vào cùng 1 C nhá :D
từ CH4

n2h:
Xen ngang 1 chút, mấy em đố mấy bài này là có đáp án chưa. Bữa trước đi tập huấn có 1 ông Pro bên Úc qua dạy, lão nói rằng bên đó chọn học sinh thi quốc tế được tập trung 1 tháng, mà mấy đứa bít trong tháng đó làm gì không? Là luyện cho bọn nó tâm lý là khi thi rùi không có giải cũng không sao, nếu đứa nào thích vẫn tiếp tục nghiên cứu hóa học. Còn bên mình thì nghe thấy ớn, nghe thầy Huế nói zô SG dạy cao học mà vẫn còn lo bọn đội tuyển làm bài hổng ra. Thậm chí đề thi IChO nó còn ra CTPT mấy chất trung gian để từ đó suy luận, mấy cụ nhà mình toàn cho chất đầu và chất cuối, pó chiêu. Nhiều lúc làm rùi mà không bít la đúng hay sai nữa , rõ chán.

shindo:
Nếu chưa thì có thể thảo luận mà anh :D
Còn nước ta thì nặng bệnh thành tích lâu lắm rồi, đừng bàn chuyện này nữa :D

rùa con:
Yên tâm!Toàn bài em ngồi bịa ra nên chắc chắn có đáp án!Và đáp án chắc chắn đúng :D
toàn phản ứng quen thuộc ;))

Golddragon:
CH4-->C2H2-->CH=-C-CH=CH2-->CH2=CClCH=CH2-->
CH3CCl=CHCH3--(H2O/H+)-->CH3CCl(OH)CH2CH3--(1/COCl2;2/NH3)-->
CH3CCl(OCONH2)CH2CH3--(1/OH-;2/COCl2;3/NH3)-->sp

Đấy,chú em cứ xem vô tư...
anh thì thấy cách giải của anh nó dài dài T_T

Còn bài cơ chế...anh đã sửa hình ròai :D
: Re: Tổng hợp Hữu cơ
: rùa con 23 January, 2007, 07:16:43 PM
Không ai thèm làm à?? :-w
thế cho bài khác vậy (chôm của cô thuận ;)))
từ ure và acid malic điều chế pirimidin :>

Golddragon:
Xem thử đi thằng ku ;))

(http://img134.imageshack.us/img134/4683/0000007kp.gif)

: Re: Tổng hợp Hữu cơ
: vantoan 24 January, 2007, 07:43:45 AM
Trong hữu cơ có những chất :SO2Cl2  ,SOCl2  ,TsCl:anh có thể nêu ứng dụng của nó trong tổng hợp hữu cơ không?

shindo:
SOCl2 hay SO2Cl2 là tác nhân phổ biến dùng để clo hóa trong tổng hợp hữu cơ với hiệu suất cao (gần như toàn lựơng)
Còn TsCl là tác nhân dùng để bảo vệ nhóm chức và dễ dàng bị loại ra bằng axit. Ngoài ra nó còn được sử dụng để nghiên cứu cơ chế phản ứng hữu cơ

: Re: Tổng hợp Hữu cơ
: Golddragon 24 January, 2007, 11:28:08 PM
Hoàn thành chuỗi pư sau:
Sucinimit--(LiAlH4)-->A--(xiclohexanon/H+)-->B--(CH3COCl)-->C--(H2O)-->
D--(CuCl2)-->E

HicT_Thôm trứơc ghi nhầm imit thành amit,sorryT_T

rùa con:
Cái CuCl2 tác dụng gì vậy :-??
em chưa gặp bao giờ :((

vuiqua:
em nghĩ rằng là cái CuCl2 để khử nối đôi chăng, hic hic, dù sao nó cũng là chất khử mà :-??

vantoan:
CuCl2 có tác dụng tạo phức chứ còn gì nữa

Golddragon:
Xem thử đi ku Rùa!
(http://img215.imageshack.us/img215/3447/0001tv6.gif)

vuiqua:
mà em cũng chưa hiểu vì sao Khử LiAlH4 nó lại xuất hiện thêm 1 N :-??

Mikhail_Kalashnikov:
Dãy của em thế này:
sucxinimit--->pyrolidin----> enamin--->cộng- tách với CH3COCl, tạo hệ không liên hợp ---> thủy phân tạo 2-axetylxiclohexanon --->tạo phức chelat với đồng (xem sách nào cũng có):D

shindo:
Trong tổng hợp hữu cơ, muối KL chuyển tiếp không dùng để tạo phức đâu, mà có một vai trò khác hơn. Vai trò đó như thế nào thì đợi thằng gold vẽ cơ chế biết ngay í mà :D




: Re: Tổng hợp Hữu cơ
: Mikhail_Kalashnikov 26 January, 2007, 07:58:07 PM
giúp em cái chuỗi này với b-(
bixiclo[2.2.1]heptyl-1-cacbinol
tác dụng với TsCl sau đó với LiBr~~>X
Tác dụng với HCl sau đó với ZnBr2~~>Y
nhanh giùm em cái b-(
TH1 không chuyển vị, tạo thành bixiclo[2.2.1]hept-1-yl brommetan
TH2 chuyển vị mở vòng thành bixiclo[2.2.2]oct-1-yl bromua
Hic, đã định không ghé cái forum này nữa, nhưng lâu lâu ngứa tay post 1 bài :D

Golddragon:
Nói sơ wa thế này nhá!Giờ bận không vẽ hình được!

+TH1:ban đầu tạo R-OTs,sau đó SN2 tiếp,không có sự chuyển vị!
+TH2:ban đầu tạo thèn R-Cl theo SN2!sau đó thèn ZnBr2 bay vào,tạo phức R-Cl...ZnBr2,roài nó bứng luôn thèn Cl- ,tạo cacbocation bậc 1,ròai chuỷên vị tạo hệ bixiclo 2 vòng 6 cạnh như tên mà ku Mikhail gọi ấy...tiếp theo thèn ZnBr2Cl(-) tách Br- ra,roài Br- tấn công vào cacbocation,tạo dan xuat Bromua :D
Cái cơ chế này là anh đề nghị,xem thử có hợp lí không!

rùa con:
Vấn đề là công thức phân tử và công thức cấu tạo của thằng đó là gì?
em mù danh pháp :((

Golddragon:
^:)^ anh lạy mày ^:)^
Đây...2 thằng đó đây!
thằng ở trên là trường hợp 1,thằng dưới là 2!
(http://img308.imageshack.us/img308/4053/untitledbs7.gif)
: Re: Tổng hợp Hữu cơ
: khanh 22 June, 2007, 11:33:51 AM
lấy 2 đồng phân threo-2,3-đibrombutan và erythro-2,3-đibrombutan cho tác dụng với Zn trong axeton. Tìm sản phẩm được tạo ra và cho biết cấu hình của sản phẩm đó, đồng thời gọi tên theo hệ thống R,S của các chất đồng phân đâu và biểu diễn bằng công thức Fishcher rồi chuyển sang Newman.
Câu này em không biết làm do không biết 2 chất đề cho là gì cả :D
: Re: Tổng hợp Hữu cơ
: TraiTimVietNam 26 July, 2007, 03:59:30 PM
Một hợp chất thiên nhiên A có nhiều ứng dụng trong y học với vai trò thuốc giảm đau , thuốc gây mê , thuốc khử trùng nhẹ ... ngoài ra nó còn được sử dụng để chế tạo plastic , sơn , vecni ...Người ta có thể tổng hợp chất A từ anpha - pinen theo sơ đồ gồm 5 giai đoạn sau :
(http://img184.imageshack.us/img184/2289/camphohm7.png)

Câu hỏi : hãy xác định các chất tạo thành trong từng giai đoạn của chuỗi phản ứng trên.
: Re: Tổng hợp Hữu cơ
: shindo 05 August, 2007, 08:27:54 PM
Các cao thủ nào có hứng thú thì thử chuyển hóa xiclopentanon ----> pyridin chỉ bằng 4 phản ứng thôi nhé :D

rùa con:
Ồi!chả ai làm cả
1/+NH2OH
2/+H2SO4
3/+LiAlH4
4/Se,nhiệt độ

Mikhail_Kalashnikov:
Oh, đào đâu ra pư số 4 thế :D

shindo:
LiAlH4 mày đưa cái gì về cái gì vậy ??? Đưa nhóm CO trong amit về ancol hả. Rồi sau đó ???
Oh, đào đâu ra pư số 4 thế :D
:D

rùa con:
vớ vẩn :-w
LiAlH4 khử về hidrocacbon
sau đó Se dehidro hóa =P~
vấn đề là nó có đề 1 phát được những 3 thằng không =))

rùa con:
Hay là cách này:
1/KMnO4+H2SO4 đặc,nhiệt độ-->diacid
2/+NH3,nhiệt độ---->vòng
3/POCl3,PCl5
4/Zn
ok?
shindo:
Anh chưa thấy LiAlH4 đưa về HC bao giờ, dùng hydrazin cho nó chuẩn mực chứ :D
Ở cách dưới dường như tác nhân 3 tạo Gem-diol phải không ? Sau đó mày dehalogen hóa bằng Zn hử. Anh thấy như thế thì làm thế quái nào nó ra pyridin được nhỉ ?
Đáp án của anh là thay bước 2 ở cách đầu tiên của mày bằng H2N-NH2/NaOH, bước số 4 anh dùng Ni cho an toàn :D

rùa con:
em nghĩ Se thơm hoá ngon hơn chứ =P~
mà bước 2 anh thay N2H4/NaOH ra thế quái được :-w
bước 3 chứ

: Re: Tổng hợp Hữu cơ
: shindo 08 August, 2007, 05:11:19 PM
Từ ancol etylic, benzen, các chất vô cơ khác, điều chế metyl đỏ, so sánh tính base của các nguyên tử Nitơ trong phân tử
(http://www.owlnet.rice.edu/~chem215/S03MR/S03MR-MethylRed.jpg)
Tổng hợp hai phân đoạn này thì quá đơn giản, tự tổng hợp nhá
a) Tổng hợp axit-2-aminobenzoic
b) Tổng hợp N,N - dimetylanilin
Yêu cầu lần sau đừng có post sai chủ đề, tổng hợp mà post vào topic cơ chế là cớ làm sao ???
: Re: Tổng hợp Hữu cơ
: khanh 09 August, 2007, 09:49:48 AM
Do em thấy bài của anh post mà chưa trả lời nên em đâu có post lên được :(
Từ benzen điều chế thiophot và photpholin thiocolin

shindo:
Cho anh xin công thức ba cái thứ đó xem nào
Mà ku Khánh sao lại đi tổng hợp mấy thứ ghê gớm thế, anh nhớ là ngay cả đề thi vòng II QG cũng chưa bao giờ xuất hiện tổng hơp dẫn xuất photpho cơ mà
: Re: Tổng hợp Hữu cơ
: khanh 11 August, 2007, 10:43:05 AM
Để em tải bộ chemdraw đã anh. Làm giúp em bài này cái :D
Tổng hợp từ benzen
(http://www.mobot.org/MOBOT/Research/APweb/top/chemicals/aurone_base.gif)

shindo:
Từ benzen ra cái chất này thì cũng tương đối dễ, chemvn chưa ai làm ra bài này à ???
Gồm các bước sau
1) Điều chế ilid photpho Ph3P = CHPh. Phương pháp tổng hợp ilid này như sau
PhMgBr + PH3 -----> Ph3P + C6H5CH2X -----(n-BuLi)------> ilid cần tổng hợp
2) Điều chế o-C6H4(OH)(CH2COOH). Cái này có thể tự tổng hợp được từ benzen
3) Đóng vòng hợp chất 2 tạo lacton
4) Cho chất 3 + 1 = sp

: Re: Tổng hợp Hữu cơ
: shindo 17 August, 2007, 07:47:40 AM
Ờ nhầm ^^
Bài tiếp theo nhá :D . Mừng mày trở lại topic này, vực box Hữu cơ sống lại

o-NO2C6H4C(nối ba)CC6H4NO2-o -------(1 mol Br2)--------> A -----(Sn/HCl dư)--------> B ----(nhiệt, loại 2HBr)--------> C
Xác định CTCT A, B, C.
Đơn giản vậy thôi, mà trong cái đơn giản có cái phức tạp đa :D

rùa con:
:-??
có phải nó cộng cả HCl vào nối đôi
sau đó tách Br đi thì sẽ thành:
o-NH2C6H4CCl=CClC6H4NH2-o

shindo:
Mày trúng bẫy rồi :D . Vui lòng thử cách khác nhá :D

hain0702:
A:o-O2NC6H4CBr=BrCC6H4NO2-o
B:o-ClH3NC6H4CBr=BrCC6H4NH3Cl-o
C:o-H2NC6H4C(nối 3)CC6H4NH2-o
Em nghĩ thế không biết đúng không , mong các anh chị góp ý kiến cho em nhé

rùa con:
Thế nó tách H ở đâu ??
Nhiệt là tách 2 HBr cơ mà :-?
shin!có phải là Nhóm NH2 chuyển thành =NH không??
không thì chịu!Gợi ý đi =P~

shindo:
Chính xác, ở đây có sự tạo thành imin. Đáp án của anh là tạo hệ bixiclo cơ :D

: Re: Tổng hợp Hữu cơ
: khanh 25 August, 2007, 04:53:21 PM
Giải giùm em bài này :D
Lidocaine, 1 loại thuốc mê được điều chế như sau:
(http://img256.imageshack.us/img256/5697/77944945nb2.jpg)
a/ Anh dịch giùm em câu này, khúc đầu em không hiểu :D
To achieve a high yield, what additional kind of reagent must be added in step 1 ? Briefly explain your answer.
b/ Este có thể tạo nên nhờ axit xúc tác. Giải thích liệu sản phẩm của bước 1 có được tạo nên nhờ đun nóng 2,5-đimetylanilin với acid cloroacetic có mặt của H2SO4
c/ Giả sử bước 2 được xảy ra với nồng độ 1M cho mỗi 2 chất, giải thích sự ảnh hưởng lên tốc độ phản ứng khi thay đổi nồng độ xuống còn 0,5M.

shindo:
To achieve a high yield, what additional kind of reagent must be added in step 1 ? Briefly explain your answer.
Để nhận được chất này với hiệu suất cao thì phải thêm tác nhân nào nữa ở bước 1 ? Giải thích ?
Dĩ nhiên trong phản ứng chuyển amin thành amit thì ngoài tác nhân chính là clorua axit thì phải thêm bazơ vào (do trong sp có tạo thành HCl nên thêm bazơ để chuyển dịch cân bằng)
Câu 2 là không, do axit sẽ proton hóa amin làm mất khả năng phản ứng của amin
Câu 3 có pt vận tốc là v = k[amin][clorua axit]. Nếu giảm nồng độ mỗi chất xuống gấp đôi thì vận tốc giảm gấp 4 lần

Thằng Khánh kiếm đâu ra cái đề tiếng Mỹ này vậy, NUS à ?

khanh:
Dạ, NTU anh :D
1/ So sánh sự khác nhau về sự phản ứng giữa : ethylamine và acetamide với HCl loãng
2/ Hoàn thành sơ đồ tổng hợp sau:
(http://img293.imageshack.us/img293/3386/53960393vi3.jpg)

urốn:
Phản ứng với etylamin C2H5NH2 là phản ứng axit bazơ.
Còn phản ứng với axitamit CH3CONH2 là phản ứng thuỷ phân xúc tác axit :D
Sao mãi không thấy cái sơ đồ ấy :((

shindo:
Sơ đồ dưới ta làm như sau
1) Cl2/P để thế vào alpha
2) Bảo vệ nhóm -OH bằng etylen glycol
3) Thủy phân trong môi trường kiềm rồi oxy hóa để tạo nhóm xeton
4) Dùng cơ Mg tương ứng rồi thủy phân tất trong môi trường axit
5) Hydro hóa nhóm xeton
: Re: Tổng hợp Hữu cơ
: shindo 27 August, 2007, 08:06:13 PM
Tổng hợp 2,6-metyl-1-hidroxi benzen từ benzen không quá 4 ptpứ
Lâu nay bỏ quên bài này, thứ lỗi nhá ^^
1) Clo hóa benzen
2) Metyl hóa
3) Thủy phân
4) Metyl hóa phát nữa
Thế là xong nhá ^^

rùa con:
Làm sao anh chắc chắn là nó thế 1 phát mà không nhiều phát không
mà làm sao tách được cái para và ortho ;))

shindo:
Metyl hóa vào clobenzen thì chắc chắn một phát một nhá, còn dĩ nhiên sp ortho nhiều hơn do +C của clo làm bền phức sigma trung gian ở ortho hơn para.
Quan trọng là bước metyl hóa vào o-metylphenol kia. Chỗ này anh phùa đại vì sp chính của cái này là para cơ (do trạng thái chuyển tiếp ở para có cấu trúc quinoit bền vững) =)) . Nhưng thôi kệ, vì thật sự anh chưa tìm được cách khác ^^

rùa con:
bịa :))
nếu thêm 1 bước tách 2 sản phẩm nữa là 5 rồi
hỏi thằng khanh xem nó thế nào :-??

shindo:
Ai bảo mày tách, họ chỉ bảo điều chế thôi, tức chỉ cần có mặt cái chất đó là ăn điểm ^^

khanh:
Hic, cho em sửa metyl thành etyl :( type lộn =((
Em cũng làm như anh shin, nhưng mà để Et vào ortho thì dùng xúc tác (ArO)3Al để chắc chắn đưa Et vào ortho khi para còn trống :-??

rùa con:
giống như tổng hợp đường bột đấy á
không cần tách đối quang???

shindo:
Hic, khi nào đề nó bảo tổng hợp riêng cái đối quang đấy mới phải tách ra, còn tổng hợp bình thường thì tách làm quái gì cho cực thân :D


: Re: Tổng hợp Hữu cơ
: khanh 30 August, 2007, 04:19:20 PM
Cho em hỏi là từ 2,4-clo-1-hidroxi benzen có tạo được 2,4,5-clo-1-hidroxi benzen không

shindo:
Nếu bằng một bước thì không thể, do nó sẽ định hướng vào vị trí 6. Còn nếu muốn nhiều bước hơn thì chuyển nhóm  -OH thành một nhóm phản hoạt hóa sau đó trả về nhóm -OH thì nó sẽ định hướng vào vị trí 5. Phương án cũng đơn giản:
1) Chuyển thành phenolat
2) Este hóa
3) Se
4) Thủy phân trả về nhóm -OH
Thế là thu đựơc sản phẩm :D


: Re: Tổng hợp Hữu cơ
: shindo 30 August, 2007, 10:33:09 PM
Giờ mời tất cả thử làm bài này xem: Tổng hợp 2,6-dimetyl-9-bromnona-2,6-dien từ metylxiclopropylxeton và hợp chất cơ Mg tùy ý chọn.

shindo:
Đề sai thế quái nào được hả ku. Danh pháp bọn mày mù hết rồi à :))
Chuyển sang CTCT thì cái đề nó thế này.
(http://img214.imageshack.us/img214/6789/untitledwj9.gif) (http://imageshack.us)

Đấy, thử xem nào :D
Nhớ là cho phép chọn cơ Mg tùy ý nhá :D

shindo:
Ai bí bài đấy thì lật đề thi vòng 2 năm 2005, đề thi chính thức ra mà xem đáp án. Còn đề này ai chưa có thì có thể download tại trung tâm học liệu của diễn đàn.


: Re: Tổng hợp Hữu cơ
: khanh 23 October, 2007, 09:19:25 PM
Từ các chất hữu cơ chứa 1C và các chất vô cơ khác, điều chế: 2-oxo-1-metyl-metylxiclopentanoat

shindo:
CH4 ------> C2H2 ------> C6H6 -------> C6H12 --------> 6-clo-2-metylxiclopentanon + MeONa -----(chuyển vị rút vòng Favorskii)--------> 1-metyl-metylxiclopentanoat -----> axit-1-metylxiclopentanoic ------> axit - 2 - clo1-metylxiclopentanoic ------> sp

khanh:
Anh ơi, em nghĩ thế này, có được không ạ
CH4 -> C2H2 -> C6H6-> C6H12-> C6H11Cl -> C6H10 -> axit ađipc -> đimetyl adipat -> (ngưng tụ Claizen) 2-oxo-xiclopentanoat -> 1-clo-2-oxo-metylxiclopentanoat (ankyl hóa )-> sp

shindo:
: khanh
đimetyl adipat -> (ngưng tụ Claizen) 2-oxo-xiclopentanoat -> 1-clo-2-oxo-metylxiclopentanoat (ankyl hóa )-> sp
Ở giai đoạn tạo este nội phân tử sẽ xảy ra ngưng tụ Dieckmann (Claisen nội phân tử)
Nhưng ankyl hóa bằng cách nào mà nó ra sp thế hả ku ?

khanh:
Dạ, em dùng CH3Cl và Na(t*) để đưa -CH3 vào :-??

dhd_111:
Theo tui giai đoạn từ C6H12 tạo HOOC(CH2)6COOH chỉ cần qua giai đoạn oxi hoá C6H12 thành xiclohexanon oxi hoá tiếp băng axit nitrit là xong
: Re: Tổng hợp Hữu cơ
: shindo 07 November, 2007, 08:17:45 PM
Thử dãy này xem, có khối điều thú vị đó :D
Xiclohexanon -----Cl2/P------> A ----OH- ----> B ------axit axetoaxetic----> C -----H+ ------> D ------H3O+ -----> E ---H+ -----> F (C10H12O3)
Cái này là bài tập anh ra cho học trò trong một đợt kiểm tra :D

chanichi:
em không biết vẽ công thức trên này, danh pháp cũng mù luôn, có phải chất F là 1,2,3,4-tetrahidro-1,6,8-trihidroxinaphtalen không anh

shindo:
Chả đến napthalen đâu chú em :D . Mà anh cũng không thể hiểu được em đi lạc theo lối nào mà ra đến tận dẫn xuất của naphtalen cơ :D

shindo:
Về đáp án dãy trên thì cứ thư thả đã, nhưng sản phẩm là dị vòng ngưng tụ benzofuran :D

Mikhail_Kalashnikov:
vừa ở quê ra  =P~
shin xem em làm có đúng không nhé :D
(http://img144.imageshack.us/img144/6623/38824649bp6.png)

shindo:
Theo anh thì như sau
1) Clo hóa
2) Thế SN
3) este hóa
4) Ngưng tụ giữa nhóm CH2 của axit axetoaxetic với nhóm C=O của vòng 6
5) Tách nước
6) Cắt bỏ vòng lacton rồi tách nước lần nữa

CTCT chú mày đề nghị là sản phẩm sau bước thứ 5 của anh
Đề nghị chú đưa ra cụ thể các bước dính tới axit cho anh em tham khảo phát :D

Mikhail_Kalashnikov:

6) Cắt bỏ vòng lacton rồi tách nước lần nữa
cắt thế nào thế đại ca :-??

shindo:
Thì dẹp vòng lacton đi thu được nhóm COOH và OH, sau đó tách nước chứ sao

Mikhail_Kalashnikov:
Ơ thế nó không decacboxyl hoá ạ :-??

chanichi:
nhưng mà có nối đôi ở vòng 5 nên chắc không qua trạng thái chuyển vòng 6 cạnh tạo endiol sau khi lọai CO2 được.
với cả sản phẩm cuối có 10 C nên chắc không lọai CO2, thế hóa ra tạo este xong lại phá ra ạ

Mikhail_Kalashnikov:
sao lại không? chỉ xoay liên kết C-C giữa 2 nhóm liên hợp thôi mà
cái tớ thắc mắc cũng là ở chỗ tại sao sản phẩm lại không bị loại CO2 ấy, chứ còn ngồi mò ra sản phẩm rồi bắt nó thế này, không được thế kia thì chỉ có lúc làm bài thi thôi, chúng ta đang học mà lại :))

shindo:
Vì kết quả là C10H12O3 nên không thể tách CO2 chứ sao :D

shindo:
Lật lại dãy này chơi, trước đó thằng Mikhail có thử nhưng... trật rồi :D

TraiTimVietNam:
(http://img103.imageshack.us/img103/5602/screenhunter001wi9.jpg)

Phản ứng cuối là phản ứng chuyển vị allyl, sở dĩ có phản ứng này là vì ở phản ứng tách nước sau phản ứng Andol thì việc tách H ở trong vòng 6 cạnh là thuận tiện hơn.
Lâu lắm mới được 'đú' Hữu cơ, anh em vào 'bình loạn' cho vui đi  :D/ :D/ :D/

shindo:
Bước ngưng tụ thứ 4 tạo vòng 7 cạnh không thuận lợi, nếu tạo vòng 5 cạnh thì thuận lợi hơn. Tức phải ngưng tụ vào nhóm CH2 nằm giữa hai nhóm CO thì chính xác hơn, vì việc tạo vòng 5 thuận lợi về không gian hơn vòng 7, và quan trọng nhất là chắc gì cấu dạng của nhóm COCH3 "đẹp" như hình vẽ trên :))

TraiTimVietNam:
(http://img99.imageshack.us/img99/1254/screenhunter001mg4.jpg)

TraiTimVietNam:
Có vẻ như lại giống thằng Mikhail rồi :-?
Nhưng em vẫn đồng ý với ý kiến này. Nếu sai ở đâu thì ông anh cứ vạch cơ chế lên đi, đừng có nói không thế, nhìn chán lắm [-X

shindo:
Chỗ H3O+ đấy không phải tách nước đâu, mà là thủy phân lacton cơ :D
Đáp án chính xác như sau:
(http://img71.imageshack.us/img71/156/tonghoptc5.gif) (http://imageshack.us)
: Re: Tổng hợp Hữu cơ
: hiepsitruongphong_2312 02 December, 2007, 04:40:47 PM
Hix,phục mọi người quá.Đúng là niềm đam mê Hoá của mọi người tuyệt vời thật,và trí nhớ cũng quá pro
Lâu lắm em không còn sờ tới Hoá nữa,mà thực ra,ngành học cũng không nặng về Hữucơ nên cũng ít học lại.Có thời gian là ngồi đọc mấy cái về Waste,hic...
Giờ tự nhiên nói đến mấy cái Favorski,Dickmann,Claizen...thấy mơ hồ thật
Đúng là thi QG,rồi cuối cùng cũng chẳng biết để làm gì?Mục tiêu duy nhất là vào ĐH ư?Thường quá......
Thôi,giờ đang thi HK,thi xong rảnh rang lấy sách đọc lại để bàn luận cùng mọi người cho xôm

shindo:
Bây giờ không còn ai thi QG chỉ để học đại học đâu em. Các năm sau này mọi người đều thi đấu vì niềm đam mê vô tận với môn học và ước muốn được khẳng định mình. Điều đó được chứng minh bằng các số liệu thống kê thấy số HS thi QG môn Hóa vẫn luôn ổn định mà :D
@: Hóa offline anh ra hai bảng, một bảng cho khối chuyên và một bảng cho khối không chuyên cơ mà, không biết đã đọc đề cho khối không chuyên chưa :D
Về đáp án dãy trên thì cứ thư thả đã, nhưng sản phẩm là dị vòng ngưng tụ benzofuran :D

TraiTimVietNam:
He he , cái này em cũng hoàn toàn đồng ý với anh Nhân :D . Thi Quốc gia là phải đam mê thực sự và có lòng tin vào bản thân mình, thật tiếc cho những ai có trình độ mà không dám thử sức mình, cứ lo chuyện đại học mà không tập trung để thi Quốc gia.
Em thì hồi 12 trình còn non nhưng có cơ hội là đi chiến liền , cả đời học sinh mấy khi được tham gia những kì thi lớn như thế chứ  :), sợ quái gì trật ĐH, thi xong còn gần nửa năm để ôn mà  B-). Thế nên năm nay đồng chí nào còn đang phân vân có nên thi QG không thì TTVN khuyên chân thành là nên đi đi , chả thiệt gì đâu , ngược lại còn được nhiều là khác .

hiepsitruongphong_2312:
hờ,ngày xưa cũng máu me đam mê lắm chứ,sống chết với môn Hóa,lên năm 1 ĐH vẫn máu cơ mà.vậy mà giờ đây.....
À,cho hỏi phát,
Đun 2-clo-2-metylpropan trong dung dịch rựơu kiềm thì có cả 2 phản ứng tách và thế,viết cơ chế?Nếu thay bằng kiềm nước thì tỷ lệ sản phẩm thay đổi như thế nào??(Có sự phân tích chi tiết 1 chút nha) .. đây là câu hỏi thi học kỳ,nói chung không khó chút nào,nhưng tự nhiên hôm nay có 1 thầy nói ý bài làm khác khác phần trình bày của mình nên lo lo...

shindo:
Thay bằng nước thì dung môi trở nên có cực hơn, mà thường thì dung môi có cực ưu tiên cho phản ứng thế, lúc này lượng sản phẩm thế tăng lên. Còn ở kiềm rượu thì dung môi ít phân cực thuận lợi cho trạng thái chuyển của E2 nên sản phẩm tách chiếm ưu thế. Chỉ vậy thôi :D

hiepsitruongphong_2312:
Okie,những cái này thì em biết rồi,từ ngày xưa vẫn nhớ,tăng độ phân cực của dung môi làm solvat hóa mạnh hơn cácbocation và giảm Ea của nó nên thế sẽ ưu thế hơn
Nhưng khi dung môi còn là rượu kiềm,phản ứng thế và tách theo cơ chế nào,như em phân tích thì Sn1 và E2 sẽ là cơ chế của nó,đúng không ạ?Nhưng như vậy,có gì không,vì thường thi Sn2 sẽ kèm E1 và Sn2 kèm theo E2.Ở đây nếu là Sn1 và E2 thì có gì không ạ

shindo:
Bình thường chứ chẳng có gì cả, trong dung môi phân cực kém thì cacbocation kém bền vững nên khó đi theo E1


: Re: Tổng hợp Hữu cơ
: shindo 14 December, 2007, 09:55:23 PM
Tổng hợp cis-hex-3-en-1-ol từ những hợp chất hữu cơ không quá hai cacbon

TraiTimVietNam:
Thử làm bài của Shin tí ,lâu rồi chả học Hữu cơ không biết có nhầm lẫn gì nữa không  =P~
(http://img90.imageshack.us/img90/4233/screenhunter001lf6.jpg)

Cái phản ứng Bo hoá thì nếu anh Shin thấy không chơi được thì lấy cái enin sinh ra ở phản ứng thứ 4 cho tác dụng CO + H2O / xúc tác Ni(CO)4 tạo thành Axit rồi sau đó chuyển thành dẫn xuất Halogen ( Hundiecker) . Rồi thành Ancol và cuối cùng hiđro hoá , xúc tác Lindlar .

shindo:
Nhị hợp rồi hydro hóa thì hơi mất công, làm thế này thì tốt hơn, lại ngắn hơn
1) Ion hóa bằng NaNH2 sau đó cộng với EtI
2) Ion hóa phát nữa rồi cộng với etylenoxit
3) H2/Lindlar

Tổng hợp hữu cơ chú trọng ít giai đoạn, và hiệu suất cao. Đó là khẩu quyết cơ bản :D
: Re: Tổng hợp Hữu cơ
: TraiTimVietNam 15 December, 2007, 05:23:29 PM
Ủng hộ một bài nữa ( của Shin  :)>-) :
Chất E trong sơ đồ này là một hoá chất bảo vệ da trong CN Mỹ phẩm . Hãy hoàn thành sơ đồ phản ứng bằng cách chỉ ra CTCT của các chất trung gian và cuối cùng :

(http://img136.imageshack.us/img136/3933/chtbovdatrongcnmphmfp4.jpg)
: Re: Tổng hợp Hữu cơ
: shindo 15 December, 2007, 05:31:51 PM
Còn đây là sơ đồ tổng hợp thuốc ngủ Diazepam của Hungary (nước chủ nhà IChO năm nay :D )
p-cloanilin + benzoyl clorua ----benzen sôi---> A ------C6H5COCl------> B ------H2SO4 + CH3COOH + H2O-----> C ---HCl.H2N-CH2-COOEt / pyridin ---> D ---1) MeONa; 2) Me2SO4-----> Diazepam
: Re: Tổng hợp Hữu cơ
: shindo 23 December, 2007, 11:43:12 PM
Cho dãy sau:
benzen -----Na/NH3 lỏng-----> A ---N2CHCO2Et-----> B ----1/OH-; 2/SOCl2; 3/CH2N2/Et3N----> C ---Cu/nhiệt---> D ---KOH/H2NNH2-----> E
Xác định CTCT các chất chưa biết
: Re: Tổng hợp Hữu cơ
: Mikhail_Kalashnikov 24 December, 2007, 10:50:10 PM
À, ở đoạn 2 có thêm AlCl3 làm xúc tác, còn 1 thì không :D
hehe, em làm được rồi :D
giúp em cái bài này đi, nghĩ mãi không ra
(http://img131.imageshack.us/img131/7708/28448490mj0.gif)
biết sản phẩm A là 1 enon và đây là phản ứng aldol hoá nội phân tử, tìm CT của A

shindo:
ặc, enon hay enol ???
Nếu là enol thì anh có thể làm được chứ enon thì anh bó :(

Mikhail_Kalashnikov:
nguyên văn đề đây ạ T_T
Predict which ENONE product would be formed in this intramolecular aldol reaction
không có giải :((

chanichi:
chắc là dạng enol của vòng chứa enon liên hợp ban đầu tấn công nhóm cacbonyl đã proton hóa của vòng còn lại, sau đó loại nước.
còn cái xoay liên kết giữa 2 nhóm liên hợp là thế nào, em vẫn chưa thông?
với cả nếu giai đoạn cho kiềm vào dẫn xuất clorua xảy ra chuyển vị Favorskii thì sao, nếu mà cho axetoaxetic vào trong môi trường axit đủ để este hóa thì sao lại không đủ để đề cacboxyl luôn, khó hiểu quá!

Mikhail_Kalashnikov:
Muốn chuyển vị Favorskii thì phải dùng kiềm đặc, nhiều lúc phải trâu bò thêm nhiệt nữa :D
còn giai đoạn este hoá thì chỉ dùng axit axetoaxetic, không dùng H2SO4 làm xúc tác chính là để tránh decacboxyl hoá mà
cái xoay xoay đấy chính là nghịch đảo S-cis-butadien về S trans ý, nó dễ lắm

chanichi:
vâng, nhưng mà  nếu C ở giữa CO và COOH nó không còn H nữa thì lúc tạo vòng chuyển tiếp 6 cạnh và loại CO2 thì cái C đó từ sp2 về luôn sp thẳng tưng cũng được ạ.

Mikhail_Kalashnikov:
ý cậu là thế này phải không?
(http://img167.imageshack.us/img167/5063/72861183hc1.gif)
tớ cũng có phản đối gì đâu, cái tớ thắc mắc là tại sao không decacboxyl hoá được cơ mà :D

chanichi:
em chỉ nghĩ là trạng thái chuyển không bền lắm nên khó đề thôi. Cứ coi như là không đề đi vậy, thế nhưng mà bước tiếp theo là phá vòng lacton và loại nước tạo nối đôi trong vòng phải không? Em có ý kiến là trong môi trường axit thì loại nước tạo anken và hình thành lacton đều có thể diễn ra, lacton 5 cạnh cũng rất bền nên em ủng hộ cái công thức của anh Mikhail :D

shindo:
Em xem trong sách bà Thuận í, cuốn đó chắc có.
Sách BT của bả ra toàn đề vòng 2 các năm tập trung lại. Vừa rồi mới ghé nhà sách xem vài trang nhận ra vô số người quen, tiếc là không thể mua vì... hết tiền :))

Còn bài cơ chế của Clayden đấy anh tìm ra đến những ba cơ chế phù hợp, mà hiện đang phân vân không biết nên loại bỏ cái nào :(

shindo:
Bài Clayden của Mikhail nghĩ mãi mới ra được cái này, mà thực sự anh không tin chắc lắm.
Lý ra đã post sớm hơn nhưng do mất CS nên không vẽ vời gì được, thông cảm nghe ku :(
(http://img218.imageshack.us/img218/1613/61523800eh2.gif) (http://imageshack.us)


Mikhail_Kalashnikov:
A huynh Zero vi phạm quy tắc Bredt rồi :D

shindo:
Đâu, quy tắc này chỉ trúng với các vòng từ 3 - 6 thôi mà

Mikhail_Kalashnikov:
Hehe, cái vòng 6 méo méo ở hình số 4 5 6 ấy :P

shindo:
Đâu, cái đấy là enol chứ, sau đó nó đồng phân hóa còn gì.
Mà đã andol hóa thì nối đôi phải nằm ở đầu cầu, cái đó thì khó tránh khỏi

Mikhail_Kalashnikov:
em bảo cái vòng bixiclic cơ mà :D, cái vòng 6 còn lại gấp khúc ấy

shindo:
À, thấy rồi, đó là nối đôi sinh ra ở vòng 6 thứ hai khi xảy ra sự andol hóa. Chắc sau đó nó đồng phân hóa vào trong vòng :D

shindo:
Như vậy thì anh hiểu vai trò của AcOH ở bước sau rồi, lâu nay cứ khúc mắc chỗ này. Theo anh thì nó sẽ cộng vào nối đôi để rồi tách H+ ở vị trị khác, điều này làm nối đôi ở đầu cầu chuyển vào trong :D

Mikhail_Kalashnikov:
Hic AcOH mà khoẻ ghê vậy á T_T
theo em nó chỉ làm dung môi thôi :-?

shindo:
Vì thực ra cơ chế này anh cũng không dám chắc nên chỉ dừng lại ở đây. Để xem bác nào có cơ chế hay hơn :D
: Re: Tổng hợp Hữu cơ
: Teddysheringham 02 January, 2008, 01:06:19 PM
bài này làm sao mấy đại ca :
(http://i40.photobucket.com/albums/e213/Teddysheringham_nguyendu4rum/chuoiphanung.jpg)

Teddysheringham:
theo một bác thì L là ku này:
(http://i40.photobucket.com/albums/e213/Teddysheringham_nguyendu4rum/sp.jpg)
các bác khác có ý kiến gì không ạ :D

Mikhail_Kalashnikov:
Hình như thừa 1 C :D

Teddysheringham:
Uầy, đúng là thừa 1C, xin lỗi các bác :D
Nói thế là đúng rồi chứ gì ;))
: Re: Tổng hợp Hữu cơ
: khanh 06 January, 2008, 08:15:53 AM
Cho em hỏi Raney Ni là cái chất gì :-??
Có 1 chuỗi như thế này :D
(NaCH2COO)2 --(P2S3, t*)--> X --(Raney Ni)--> CH3CH2CH2CH3
Thì X là chất gì ạ

shindo:
Ni raney là Ni ở dạng bột mịn, xúc tác rất hiệu lực cho phản ứng hydro hóa và dehydro hóa. Thường trong các phản ứng hữu cơ người ta hay viết là H2/Ni thì phải hiểu đó là niken raney.
X của chú mày là thiophen. Phản ứng điều chế thiophen từ (CH2COONa)2 có hiệu suất cao nhất chỉ 30% thôi
: Re: Tổng hợp Hữu cơ
: shindo 10 January, 2008, 09:43:24 PM
HoahocPro:
Cho em hỏi là cho Br-(CH2)3-Br tác dụng với CH2(COOC2H5)2 (tỉ lệ 1:1) có thêm 2C2H5ONa thì sản phẩm tạo ra là gì ạ?

shindo:
xiclobutyl-C(COOEt)2

HoahocPro:
như vậy là vẫn có thể đóng vòng 4 cạnh ạ? Mà xúc tác dùng là C2H5ONa thì theo em nó chỉ có khả năng cho pứ 1 lần thui, còn muốn thế 2 lần phải dùng bazo mạnh hơn như NaNH2 chứ nhỉ.Cũng có thể đề không được chuẩn xác lắm anh à!

shindo:
Chuẩn chứ chú, ở đây H metylen vẫn chịu ảnh hưởng của hai nhóm CO2Et cơ mà

HoahocPro:
Em về xem lại sách thì thấy trong đó nói rằng do hiệu ứng đẩy e của cái gốc mới cắm vào làm cho H còn lại của phân tử phải dùng bazơ mạnh hơn mới có thể tách được.

shindo:
Ở đây EtONa là bazơ không yếu đâu, có thể lấy proton lần 2 để tiêp tục đóng vòng nội phân tử (vì quá trình này ưu tiên về entropy và xác suất tiếp cận) nên đề cho 2EtONa thì cứ tuân thủ thế đi :D

Teddysheringham:
hic, đúng là đề này gò ép chứ làm gì EtONa trâu đến mức quất luôn H thứ 2 của thằng đó được ^:)^
Tuy nhiên, làm bài là để chấm điểm nên cứ theo đề thôi :))

Mikhail_kalashnikov:
Mà trâu thế tại sao nó không quất luôn dx brom tạo ete nhỉ :D

shindo:
Cái đó phải hỏi mấy ông IChO 97, câu này chính xác là một đoạn nhỏ trong tập dài ngoẵng đó. IChO 97 prep đâu nằm trong thư viện của box í. Ai không tìm thấy thì thử search xem nào :D
: Re: Tổng hợp Hữu cơ
: HoahocPro 17 January, 2008, 09:12:27 PM
Em thấy bài này trong đề thi vòng 2 Qg của một năm nào đó, nghĩ ra hướng giải nhưng làm mãi không ra, mọi người làm hộ với:
Từ xiclopentanon điều chế xicloheptatrien.
: Re: Tổng hợp Hữu cơ
: dhd_111 18 January, 2008, 11:53:53 PM
shindo:
Thử tổng hợp 1,1-diphenylxiclopropan từ nguyên liệu hữu cơ duy nhất là benzen xem nào :D

dhd_111:
em làm thử nghen
benzen--->benzandehyt----> 1,2_diphenylet_1_ol_2_on--->1.2_diphenylet_1,2_dion--->2,2_diphenyl_2_hydroxyetannoic----->1,1_diphenylet_1.2_diol------(td SOCl2 sau đó tách Mg xúc tác tạo anken)----->1,1_diphenyleten----(+CH2N2)-----> sp

shindo:
benzandehyt----> 1,2_diphenylet_1_ol_2_on
Bước này là gì vậy ???

dhd_111:
Cái này anh shin coi lại trong sách Đỗ Đình Rãng tập 2
benzandehyt----(KCN)-------->PhCH(OH)-C(Ph)=O

shindo:
Ờ, anh quên cái chuyển vị này, tưởng mày andol đấy ku :D
Có cách nào khác ngắn hơn không ? dài quá :(

TraiTimVietNam:
Đóng góp một cách  :D
(http://img264.imageshack.us/img264/1736/screenhunter001nt7.jpg)

shindo:
Làm như thằng Thiên cũng được.
Đáp án như sau
Ph-H + PhCOCl ----AlCl3----> Ph - CO - Ph ----PBr5----> Ph - CBr2 - Ph ---1) MeLi / 2) etylen -----> sp
: Re: Tổng hợp Hữu cơ
: shindo 19 January, 2008, 05:40:50 PM
Bài tiếp: Tổng hợp pirolidin từ propan-1,3-diol
: Re: Tổng hợp Hữu cơ
: shindo 20 January, 2008, 12:44:16 PM
Hehe, lúc sáng mới tìm được bài này hay lắm :D
Tổng hợp ICH2CH2CH2Cl từ xiclopropan. Cách nào "độc" nhất anh cộng 1 điểm :D

Teddysheringham:
Lạ nhỉ :D
xiclopropan + ICl -> ICH2CH2CH2Cl
Bình thường mà ?
: Re: Tổng hợp Hữu cơ
: TraiTimVietNam 20 January, 2008, 03:03:58 PM
Một bài tập của chú Long_Rai ( em sợ luôn  ^:)^ ) :
Tổng hợp từ Vô cơ  :
(http://img212.imageshack.us/img212/3985/screenhunter001vj4.jpg)
Sau đó so sánh tính bazơ của hai thằng nitơ

dhd_111:
 Sợ cái gì gà như tui còn có hướng làm. Đầu tiên chế cái pirole trước sau đó cho pirole tác dụng với etilen ( Diels_Alder) lấy sp cho td với HCl tiếp tục lấy sp cho td với pirolidin cho sp
  Quá trình từ vô cơ điều chế pirole độc giả tự chứng minh^^

shindo:
Vấn đề là tổng hợp từ vô cơ, tức là phải có thêm nhiều giai đoạn dài không cần thiết. Đề bài này chỉ tốn thời gian vô ích thôi :))
: Re: Tổng hợp Hữu cơ
: TraiTimVietNam 20 January, 2008, 05:22:24 PM
Bài tập tiếp :
 Từ các hợp chất Hữu cơ thường gặp hãy tổng hợp hợp chất sau :
(http://img150.imageshack.us/img150/8140/screenhunter001vk0.jpg)

dhd_111:
benzandehyt + cơ magie của xiclohexan----> phenylxiclohexylcacbinol----->phenylxiclohexylxeton (1)
C2H2+HCN----->piridin---(+H2 dư)---> piperidin (2)
  etilenoxit---(+HCl)---->HOCH2CH2Cl----->HOCH2CH2MgCl------>ClCH2CH2MgCl (3)
 (1)+(3)-----> 1_phenyl_1_xiclohexyl_3_clo_propan_1_ol +(2)----> cho sp ^^
: Re: Tổng hợp Hữu cơ
: shindo 24 January, 2008, 05:25:16 PM
Có một bài khá thú vị thế này:
Hợp chất A có công thức C6H10O2 được điều chế từ benzen. A chỉ cho phản ứng với 2,4-DNP, không phản ứng với NaHCO3, không tham gia phản ứng tráng gương.
Người ta chuyển hóa A theo một quy trình như sau
A + dixeten -----> B (C10H14O4) <-----axit----> C(C10H14O4) <-----axit----> D(C10H14O4) ----H3O+, nhiệt------> E (C10H16O5) ----nhiệt----> F (C10H14O4) ------nhiệt----> G (C10H12O3)
Xác định CTCT các chất có liên quan
: Re: Tổng hợp Hữu cơ
: Nhiệt Động Học 05 February, 2008, 06:39:55 PM
muốn post mấy bài cho topic này, nhưng mà không có phần mềm thì post=niềm tin, thôi đành post bài ít phải vẽ vậy:
 tổng hợp 1,1,1 tricloetan từ metan

Teddysheringham:
CH4-> C2H2 -> CH3CHO -> CCl3CHO -LiAlH4-> CCl3CH3

HoahocPro:
Anh giải thích tại sao LiAlH4 lại khử được -CHO về -CH3 ? Em mới chỉ thấy phản ứng khử này bằng Zn/HCl hoặc bằng N2H4 thôi.

TraiTimVietNam:
Nhầm rồi em ku :D . Dưới tác dụng của LiAlH4 thì CCl3 ---> CH3 luôn :D

TraiTimVietNam:
Không có chuyện LiAlH4 khử được -CHO ----> -CH3 đâu em. Cứ vạch cơ chế ra là thấy :D
Còn bài tổng hợp đó thì phần quan trọng nhất trước đây Gold đã làm rồi.Xem lại mấy trang giữa ấy ( chả nhớ trang nào :)) )
: Re: Tổng hợp Hữu cơ
: khanh 11 February, 2008, 06:14:31 PM
Cho em hỏi là có 1 bài điều chế 2-hidroxi-2-n-pentyl-xiclohexanol từ xiclohexanonthì em làm thế này đúng không ạ:
xiclohexanon-> 2-bromxiclohexanon-> 2-magiebromua-xiclohexanon(1. HOCC4H9, 2. H+)-> 2-hidroxi-2-pentylxiclohexanon -> sản phẩm

shindo:
Chỗ cộng axit sai rồi, vì cơ kim sẽ cộng với hydro linh động trong axit nên sẽ không thu được sản phẩm đâu

TraiTimVietNam:
2-magiebromua-xiclohexanon => Sản phẩm này không hợp lý rồi ku :D
Anh đề nghị một sơ đồ khác :
(http://img255.imageshack.us/img255/4218/newpicture1kc0.png)

TraiTimVietNam:
Mà cái chất hình như đọc tên chưa đúng thì phải :-??

shindo:
Ở đây chất đó phải đọc là 1-(xiclohexan-2-ol)-pentan-1-ol. Khi mạch nhánh dài hơn 3C thì ta không đọc mạch vòng làm mạch chính nữa
: Re: Tổng hợp Hữu cơ
: TraiTimVietNam 16 February, 2008, 02:06:16 PM
Topic này dạo này ế quá  b-( . Đun nhẹ cho nó nóng lên một tí ( hi vọng thế T__T ) :
Năm 1966 S.Masamune đã thực hiện một chuỗi phản ứng xuất phát từ sản phẩm cộng anhiđrit maleic vào xiclooctatetraen , chiếu xạ tử ngoại hợp chất cộng trên tạo ra anhiđrit A . Thủy phân anhiđrit A trong môi trường axit thu được một hợp chất B , trong B tồn tại liên kết hiđro nội phân tử . Dưới tác dụng của chì tetraaxetat Pb(CH3COO)4 ( hay Pb(OAc)4 ) chất B biến đổi thành một hiđrocarbon vòng . Quá trình trên có thể tóm tắt trong sơ đồ sau :
(http://img352.imageshack.us/img352/4583/screenhunter001sx3.jpg)
a. Hiđro hóa hiđrocacbon nhờ xúc tác Lindlar thu được một hiđrocarbon mới có tên 1,1' - bishomocuban . Hãy vẽ cấu trúc phân tử của hiđrocarbon mới này .
b. Xác định cấu trúc của các chất AB .
c. Trình bày cơ chế của phản ứng thứ nhất .
 B-) B-) B-) Vào "xào" luôn chứ các đồng chí  B-) B-) B-)

HoahocPro:
Không có chương trình vẽ em chỉ nói mồm thế này:
a/ Cái Hiđrocacbon mới hình như là cái chất cuối bỏ đi cái nối đôi.
b/ Chất A là nhờ vòng hoá quang hoá 2 cái nối đôi còn lại của vòng 8 tạo thành 1 hình lâp phương
Chất B thì chỉ việc mở vòng anhiđrit của A
c/ Phản ứng 1 là Diels-Ander, cơ chế là qua trạng thái chuyển tiếp vòng đồng bộ của các electron pi.

TraiTimVietNam:
Chưa chính xác :D

HoahocPro:
Ủa chưa chính xác chỗ nào vậy anh?
Cái chất A ngoài cái phần lập phương thì nó vẫn có 1 nhánh chứa vòng anhiđrit, và nó mới chỉ là gần lập phương vì vẫn thiếu 1 cạnh. :(

TraiTimVietNam:
Mà chú xem lại sản phẩm đầu tiên xem nó Diels - Alder kiểu gì :-??

HoahocPro:
Em có chương trình vẽ đâu mà vẽ vời!
Miêu tả B thế này: lầy chất cuối, 2 C ở nối đôi đều gắn với nhóm -COOH và vứt cái nối đôi đi là xong.

TraiTimVietNam:
Ừ. Chấp nhận. Thê cơ chế (1) đã tìm được chưa :D ?
@ Thế chú lấy gì mà đánh cái đề lên ? Trong đề HSG QG cũng phải vẽ hình mà ?

Mikhail_Kalashnikov:
Híc, đây là một câu anh dùng để luyện ĐTQG TPHCM mà :))
Phản ứng đầu là đóng vòng [2+2] thôi :D
Bài viết cuối cùng của em ở olympia :-$

(http://img232.imageshack.us/img232/2766/newbitmapimage2fl9.png)

Electrocyclic mà lại ký hiệu [2+2] hả shin  :P
PƯ cuối với Pb(OAc)4 có lẽ là bisdecarboxylation, tạo anken, sau đó thành SP

shindo:
Không ký hiệu thế thì ký hiệu thế nào hả ku, mày lẩm cẩm à b-(
Đứa nào thử đề nghị cơ chế phản ứng decarboxyl hóa oxy hóa bằng chì tetraaxetat anh xem nào :D

Anh nhớ mày còn một bài viết "cuối cùng" nữa ở topic hướng nghịêp cơ mà :))

TraiTimVietNam:
Bài ấy trước bài này 8'. Chấp nhận được =))

TraiTimVietNam:
Đề nghị cơ chế :
(http://img166.imageshack.us/img166/9385/screenhunter002ut0.jpg)

 :)>-

shindo:
Cơ chế này không giải thích được một sự thật là hợp chất D,L - Ph - CH(COOH) - CH(COOH) - Ph và meso đều cho cùng trans - stilben. Như vậy phản ứng này là đặc thù lập thể nhưng không chọn lọc lập thể. Yêu cầu cơ chế khác :D

Mikhail_Kalashnikov:
Xem trong March ấy
: Re: Tổng hợp Hữu cơ
: TraiTimVietNam 16 February, 2008, 08:49:47 PM
Một câu tổng hợp khác :
(http://img339.imageshack.us/img339/8931/screenhunter001dr7.jpg)
Còn câu kia. Đợi chú Ngọc với bác Shin , rồi cả thằng Rùa nữa ... :D Còn nhiều hàng lắm =))
: Re: Tổng hợp Hữu cơ
: TraiTimVietNam 17 February, 2008, 09:10:45 AM
Tổng hợp kiến thức một tí :
: Re: Tổng hợp Hữu cơ
: TraiTimVietNam 24 February, 2008, 12:52:04 PM
Tổng hợp Hữu cơ  b-( :
(http://img184.imageshack.us/img184/5642/screenhunter002qj2.jpg)

Mikhail_Kalashnikov:
bài này là đề thi vòng 1 cho lớp 11 trường em :D

TraiTimVietNam:
Ặc. Và đó cũng là đề thi chọn ĐT OLympic Hóa học 2008 của khối ĐH Trường KHTN  :))

rùa con:
bước 1: oxi hóa cái benzen bằng V2O5
bước 2: đang nghĩ =))

rùa con:
bước 2:Hidro hóa vòng pyridin
bước 3:+CH3I dư,Ag2O/NH3
bước 4:Như bước 3
Bước 5:Diels-Alder
Bước 6:+NH3 dư
bước 7:LiAlH4
Bước 8:+C2H5I
:D
: Re: Tổng hợp Hữu cơ
: khanh 27 February, 2008, 05:52:17 PM
Có thể tạo cả diester và monoester của acid succinic từ anhydride vòng :
Anhydride succinic (MeO-, MeOH)--> monoester
Anhydride succinic ( H+, MeOH) --> diester.
Tại sao 1 phương pháp cho monoester và phương pháp kia cho diester.
Giúp em với ạ :-??
: Re: Tổng hợp Hữu cơ
: TraiTimVietNam 03 March, 2008, 07:56:27 AM
Đây là một bài tập trong đề thi vòng II - 2001 . Không thể tìm được một hướng nào phù hợp hết với các dữ kiện đã cho được  b-(
Cay cú thế chứ !!!
(http://img509.imageshack.us/img509/2711/screenhunter002xc3.jpg)

Ai đó biết làm thì đề xuất hướng giải lên (nhanh nhanh cái nhé  :)>- )

luuchau:
bài này em nghĩ là ở pứ đầu tiên sẽ bảo vệ 1 nhóm -OH phenol. Chất B sẽ là do 2 đương lượng A kết hợp với (ClCH2CH2)2O theo pứ Sn2. C là chất sau khi loại bỏ 2 nhóm bảo vệ từ B. Chất X là do 2 nhóm -OH phenol còn lại trong C pứ Sn2 tương tự như trên.

luuchau:
http://en.wikipedia.org/wiki/Image:Crowns.png  X là chất thứ 4

TraiTimVietNam:
Lâu rồi anh không đọc về mấy cái bảo vệ Nhóm chức nhưng theo anh thì sao phản ứng (1) có thể bảo vệ nhóm chức - OH trong phenol được nhỉ ? Nguyên tử -OH của phenol khó tiếp nhận tác nhân electrophin mà  :)  ???
Ai đó vẽ hình cho dễ nhìn được không?  :P

TraiTimVietNam:
Ý của em đây phải không ?
(http://img218.imageshack.us/img218/237/screenhunter001xm6.jpg)
(Hay là em cho H+ tấn công O-sp3 rồi sau đó chuyển vị phá vòng !)
Cũng hợp lý thật  :D - Nhưng mà cứ thấy cái phản ứng đầu tiên nó thế nào ấy T___T

shindo:
Ở đây Vũ Châu đúng rồi, do phản ứng của vòng pyran này chính xác là nhóm bảo vệ OH, và nhóm này sẽ mất khi tiến hành phản ứng trong axit :D (tức bước 3 sẽ loại bỏ nhóm bảo vệ) rồi đi tiếp như bình thường :D
Nó chẳng "sao sao" đâu Thiên, vì cacbocation sinh ra là bền vững nên các tác nhân nucleophin yếu cũng tấn công được :D . Phản ứng bảo vệ đó tổng quát cho mọi nhóm OH, chứ không hạn chế ở ancol :D
: Re: Tổng hợp Hữu cơ
: shindo 10 April, 2008, 10:53:52 AM
Vừa rồi thi vòng II có câu tổng hợp "thuốc tăng lực Sidenafil" đấy. Ai có hứng thử đề nghị một hướng giải chấp nhận được xem (và trả lời luôn câu hỏi này: "tên thương phẩm của thuốc này là gì" :)) )
: Re: Tổng hợp Hữu cơ
: TraiTimVietNam 03 May, 2008, 03:02:36 AM
Một bài tập hay từ forum cũ . Move sang đây cho đỡ phí  ~>:)
Tổng hợp hữu cơ :
Hãy đề xuất một hướng có thể chấp nhận được để tổng hợp chất dẫn dụ sinh dục của loài bướm đêm (pheromon sinh dục) là bombykol [10-trans-12-cis-hexadecadien-1-ol] từ axetylen, triphenylphotphin, este etyl decan-10-al-1-oat và các hợp chất vô cơ cho trước.

Đáp án :
(http://img108.imageshack.us/img108/6412/16iu1.gif)
Bước cuối cùng là khử hóa nhóm este bằng LiAlH4 thu được sản phẩm

                 ( Bài tập do Shindo đề xuất )
: Re: Tổng hợp Hữu cơ
: TraiTimVietNam 06 May, 2008, 07:49:43 AM
Chẳng thấy các đồng chí QG đâu nữa nhỉ :(
Có một bài tập nhỏ đây, up lên cho mọi người chém gió cho vui  ;))
(http://img528.imageshack.us/img528/8594/screenhunter001qf1.jpg)

                      ( nguồn : Thầy Quỳnh - http://hoahoc.org )

tlnnteam:
Theo em L là 1-phenyl-1-fomyl-xyclopropan.
: Re: Tổng hợp Hữu cơ
: TraiTimVietNam 06 May, 2008, 03:21:02 PM
Bài nữa :D
(http://img151.imageshack.us/img151/7844/screenhunter001zo6.jpg)

dhd_111:
Tao trả lời cho mày pót tiếp nè: X fufuran. post bài tiếp đi ^^

TraiTimVietNam:
(http://img166.imageshack.us/img166/9316/screenhunter002sm5.jpg)
: Re: Tổng hợp Hữu cơ
: TraiTimVietNam 06 May, 2008, 03:33:29 PM
Post tiếp :
(http://img167.imageshack.us/img167/6003/screenhunter002lg6.jpg)
: Re: Tổng hợp Hữu cơ
: nguyenductrung1402 10 May, 2008, 09:16:00 PM
Làm phiền Anh Shin giải thích cho em với Adipolyl diclorua có ứng dụng như thế nào và cách điều chế phổ biến nhất của nó là gì ạ

shindo:
Cho axit adipic tác dụng với 2 mol SOCl2 thôi chứ sao. Còn ứng dụng thì dùng để tổng hợp một số loại thuốc trong tổng hợp dược phẩm
: Re: Tổng hợp Hữu cơ
: TraiTimVietNam 15 May, 2008, 03:07:04 PM
Đề nghị các tác nhân thích hợp cho các giai đoạn trong chuỗi biến hóa sau :) :

(http://img508.imageshack.us/img508/7897/screenhunter001wz9.jpg)

shindo:
a thì chỉ là nhiệt thôi. Phản ứng D - A
b Có thể là NaBH4, sau khi khử hóa thì lacton hóa do ở vị trí thuận lợi
d chính xác là Br2/AcOH ^^
e Chỉ là MeONa thông thường :D
: Re: Tổng hợp Hữu cơ
: TraiTimVietNam 21 May, 2008, 10:11:23 PM
Bài tập mới - Trích dẫn từ IChO 40th :

(http://img529.imageshack.us/img529/5516/screenhunter001hb4.jpg)

TraiTimVietNam:
Đề nghị một hướng giải cho bài IChO 40th . Yêu cầu các nhân vật quan tâm phản hồi nhanh  ~>:)

(http://img516.imageshack.us/img516/3629/screenhunter001ic9.jpg)

TraiTimVietNam:
Tóm tắt các bước của phản ứng giữa AB :

(http://img167.imageshack.us/img167/9764/screenhunter001br2.jpg)

shindo:
Sai bước cuối, bước cuối đóng hết vòng luôn thành hệ thơm. Chất cuối có tên là coronen

TraiTimVietNam:
Là chất này á :| ???
(http://img373.imageshack.us/img373/6038/screenhunter002im5.jpg)

TraiTimVietNam:
Cấu trúc của Coronen  ~>:) :
(http://www.comchem.de/coronen.jpg)
: Re: Tổng hợp Hữu cơ
: TraiTimVietNam 23 May, 2008, 11:49:33 PM
Một bài tập cũ  =P~
(http://img58.imageshack.us/img58/2889/screenhunter001sj4.jpg)
: Re: Tổng hợp Hữu cơ
: Link_kk 24 May, 2008, 08:09:30 PM
Cả nhà làm ơn cho em hỏi cơ chế tách nước nội phân tử của Ancol đa chức
+ ancol thơm có phản ứng thế nhóm OH không ạ?vì sao?
 :( .Hỏi thầy, thầy buông 1 câu:" hè học tiếp, mà không cần quan tâm đến những cái đó, học trong sgk là đủ rồi" +_+.

TraiTimVietNam:
Em hỏi nhầm chủ đề rồi, lần sau nếu hỏi cơ chế thì em sang bên topic Cơ chế phản ứng Hóa hữu cơ nhé :)
1 - Cơ chế tách nước của ancol đa chức thì em đợi anh Shindo ít hôm nhé, anh ấy sắp về rồi ;)) . Anh thì anh không có chemdraw nên có muốn vẽ cũng chịu =))
2 - Ancol thơm tức là dạng Ar-OH á  -> cái này là phenol em ạ ^^! Nhóm -OH này khó đi ra lắm nên khó tham gia phản ứng thế nucleophile lắm :)

Link_kk:
Sáng nay ông thầy em ông ý bảo là Phenol không có phản ứng thế -OH
Nhưng đến khi bạn em đứng lên hỏi ancol thơm có phản ứng đó không, ông ý bảo có :|

TraiTimVietNam:
Ancol thơm là dạng Ar-R-OH hả em  :-$ ? Nếu thế thì có :)
Ancol thơm tức là có chứa hợp phần Ar chứ gì  :)

TraiTimVietNam:
Ví dụ về phản ứng thế OH cho em dễ hiểu :
Ancol có chứa hợp phần Ar
  C6H5-CH2- OH   +   HBr -> C6H5-CH2- Br  +      H2O
Phenol
  C6H5-OH   +    HBr   ->  Không xảy ra        

TraiTimVietNam:
(http://img389.imageshack.us/img389/13/screenhunter001zt0.jpg)

Cơ chế của nó anh không rõ lắm nhưng có thể đề nghị được , theo anh thì phản ứng đã diễn ra như sau :
(http://img365.imageshack.us/img365/10/screenhunter002wo7.jpg)
Diols react intramolecularly to from cyclic ethers when a five-membered or six-membered ring can result


(http://img378.imageshack.us/img378/7818/screenhunter002ur2.jpg)
Cơ chế của nó cũng tương tự như hai cơ chế anh đã trình bày ở trên  :)
: Re: Tổng hợp Hữu cơ
: TraiTimVietNam 25 May, 2008, 03:28:53 PM
Bài tập Suzuki Reaction  ~>:)

(http://img248.imageshack.us/img248/2665/screenhunter001kp1.jpg)
: Re: Tổng hợp Hữu cơ
: TraiTimVietNam 29 May, 2008, 12:33:46 PM
Chuỗi bài tập Nicotin  ~>:)
(http://img206.imageshack.us/img206/415/screenhunter001zb2.jpg)

(http://img527.imageshack.us/img527/9711/screenhunter002xp8.jpg)
: Re: Tổng hợp Hữu cơ
: shindo 31 May, 2008, 09:01:16 PM
Sơ đồ tổng hợp thuốc tăng lực Sidenafil
(http://img225.imageshack.us/img225/5253/82072897mt1.gif) (http://imageshack.us)

Biết
- Phản ứng tạo ra G đầu tiên qua axit sunfonic trung gian, sau đó mới tạo ra sunfonyl clorua
- N,N’ – cacbonyldiimidazo (CDI) có tác dụng hoạt hóa nhóm cacboxylic cho phản ứng thế nucleophin vào nhóm cacbonyl
Hoàn chỉnh sơ đồ này và cho biết tên thương mại của sản phẩm :D

TraiTimVietNam:
Tạm thời đang chết ở phản ứng CDI  ~>:), có gì Mr.Ô-Sin đi tiếp hộ  =P~
(http://img365.imageshack.us/img365/2547/screenhunter001it7.jpg)

Học Toán xong sẽ chiến tiếp  B-)

TraiTimVietNam:
Một kiểu chuyển hóa khác trong tổng hợp Viagra (tên thương mại của Sidenafil) :
(http://img401.imageshack.us/img401/8961/screenhunter001rj7.jpg)
: Re: Tổng hợp Hữu cơ
: shindo 02 June, 2008, 08:32:33 PM
Bổ túc sơ đồ phản ứng sau
(http://img206.imageshack.us/img206/6204/tonghopdy5.gif) (http://imageshack.us)

TraiTimVietNam:
Đề nghị đáp án cho bài tập Sơ đồ phản ứng :
(http://img88.imageshack.us/img88/982/screenhunter001pq7.jpg)
: Re: Tổng hợp Hữu cơ
: TraiTimVietNam 06 June, 2008, 10:59:47 PM
Khai quật những bài tập cổ điển tiếp ;))
(http://img393.imageshack.us/img393/8691/screenhunter001vc5.jpg)
: Re: Tổng hợp Hữu cơ
: TraiTimVietNam 11 June, 2008, 09:48:06 AM
Có một phản ứng hay, giới thiệu cho mọi người  ;)
Phản ứng Algar-Flynn-Oyamada : is the synthesis of flavonols via the intermediate dihydroflavonols made by oxidation of o-hydroxyphenyl styryl ketone using hydrogen peroxide [ trích dẫn : http://www.ecompound.com ]
         (http://img512.imageshack.us/img512/5913/screenhunter001zl3.jpg)
Cơ chế của phản ứng :
(http://img211.imageshack.us/img211/2180/screenhunter002ur6.jpg)

Câu hỏi : Giải thích bước chuyển hóa cuối cùng trong cơ chế phản ứng  :)>-

Mikhail_Khalashnikov:
"Reaction mechanism
Gormley et al. have shown that the reaction does not proceed through an epoxide"
wiki nói thế

TraiTimVietNam:
Cái gì đây em :-O Tìm cơ chế tách hiđro mà T_T
 Cái chất ở bước thứ hai là "epoxide" đúng không ạ? Cả phản ứng không qua epoxide mà anh.
: Re: Tổng hợp Hữu cơ
: TraiTimVietNam 09 July, 2008, 01:59:16 AM
Cho xin tí ý kiến về chất cuối đi :-?
: Re: Tổng hợp Hữu cơ
: Yan_sora 08 August, 2008, 10:02:02 PM
longraihoney:
Cho em hỏi pp tổng hợp Simmons - Smith và Bouveault - blance là gì ạ?

TraiTimVietNam:
(http://img80.imageshack.us/img80/1662/72098693po5.gif)

longraihoney:
a)Tổng hợp chất trên từ toluen.
b) Cho chất trên pứ với KMnO4/H+ rồi sau đó pứ với (C6H5CO)2O thu được mấy sản phẩm. Nêu cơ chế và ưu tiên lập thể.
(http://img15.imageshack.us/img15/9069/64766762.gif)

TraiTimVietNam:
a) Tổng hợp (tham khảo IChO 35th) và phản ứng Suzuki :
(http://img212.imageshack.us/img212/4562/61283389qg9.gif)

b) Nghi ngờ đề thi này là tự bịa ra lắm :| Yêu cầu chú Long ghi rõ nguồn câu hỏi này ở đâu. Đừng bảo là lại thầy chú ra  ^:)^ :
(http://img522.imageshack.us/img522/605/44190112pk5.gif)

shindo:
Lâu nay quên mất chú Lông, giờ anh sẽ trả chú từng câu một :D
Từ toluen tổng hợp đường saccarin (giới hạn dưới 6 phản ứng)
(http://img55.imageshack.us/img55/9409/saccharinxz7.gif) (http://imageshack.us)

Cho em hỏi pp tổng hợp Simmons - Smith và Bouveault - blance là gì ạ?
Sẵn cho em hỏi từ RCH2COCH3 đi về RCOCH3 em làm như sau:
RCH2COCH3 ~PCl5~~> RCH2CCl2CH3 ~~-2HCl~~> RCH2CCH ~~> RCOCH3. Có phù hợp không ạ? Còn con đường nào ngắn hơn không?
Phản ứng Simmons - Smith:
(http://img55.imageshack.us/img55/4660/carben3zc0.gif) (http://imageshack.us)

Cơ chế:
(http://img150.imageshack.us/img150/1311/simmon8ou7.gif) (http://imageshack.us)
(http://img384.imageshack.us/img384/6099/simmon9jv1.gif) (http://imageshack.us)

Phản ứng Bouveaut - Blanc:
(http://img55.imageshack.us/img55/1658/bouval1wn4.gif) (http://imageshack.us)

Cơ chế:
(http://img150.imageshack.us/img150/5894/bouval3uk6.gif) (http://imageshack.us)

Về con đường của chú là khá tốt, anh đồng ý, và đó cũng là con đường ngắn nhất :D

a)Tổng hợp chất trên từ toluen.
b) Cho chất trên pứ với KMnO4/H+ rồi sau đó pứ với (C6H5CO)2O thu được mấy sản phẩm. Nêu cơ chế và ưu tiên lập thể.
(http://img15.imageshack.us/img15/9069/64766762.gif)
Về quá trình tổng hợp thì anh đề nghị như sau
(http://img384.imageshack.us/img384/9427/phenantrenwl9.gif) (http://imageshack.us)

Câu sau anh chỉ vẽ lập thể, cơ chế thì không bàn, tự giải quyết lấy, toàn phản ứng cơ bản cơ sở thôi. Lúc đầu là oxy hóa, sau đó sẽ tạo anhydrit nội phân tử với tác nhân loại nước là anhydrit benzoic
Sản phẩm chính có cấu trúc như sau:
(http://img384.imageshack.us/img384/5839/anhydritty9.gif) (http://imageshack.us)
: Re: Tổng hợp Hữu cơ
: longraihoney 09 August, 2008, 12:15:39 PM
Em không biết tổng hợp cái vụ mà thêm cái "cầu CH2" vào vòng xicloankan đâu. Thành ra bí tỉ bài này !!!!
Tổng hợp từ xiclopenten, xiclohexanon,metan. Chất vô cơ khác coi như có đủ.
(À, cái pứ cuối cùng trong dãy điều chế của anh Thiên, dùng BH3/H2O2 đó là pứ bororation phải không ạ?, em tưởng chỉ áp dụng đối với ankin ?)
: Re: Tổng hợp Hữu cơ
: shindo 05 November, 2008, 08:14:56 PM
phong_van11:
em nghe nói trên thị trường người ta bảo có sữa nhiếm melamine,em và mấy đứa bạn đã lên search được công thức cấu tạo của nó,có anh chị nào biết cách tổng hợp nó không ạ,em chẳng biết dị vòng 3 dị tố tổng hợp thế nào cả

shindo:
Híc, tổng hợp dị vòng ba dị tố là một việc cực kỳ phức tạp, phải tầm cỡ thế giới mới đủ lực chứ VN thì khó có đủ điều kiện để làm lắm :D
Tuy nhiên nếu chú em muốn quan tâm đến vấn đề này ở khía cạnh lý thuyết thì anh cũng sẵn sàng giới thiệu, nó đây :D
(http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/4/42/Melamine_synthesis.gif)

Tuy nhiên vào năm 1954 thì phòng thí nghiệm Hóa lý của ĐH Kyoto (Nhật) đã tổng hợp được trực tiếp melamine từ urea với hiệu suất toàn lượng. Công trình do giáo sư Hidro Kinoshita chủ trì. Ở đây phản ứng sẽ xảy ra như sau:
ure ----325 độ C----> melamin + amoniac + cacbon dioxit

longraihoney:
Sẵn đưa ra melamine thì bàn thêm tí đi cho nó đầy đủ nhỉ?
Viết pứ của melamine với axit xianuric tạo hợp chất kết tủa (nguyên nhân gây bệnh sỏi thận)

(đề thi vòng 1 tp Đà Nẵng năm rồi)

Yan_sora:
Cái này nói 1 lần rồi còn gì. Mà gọi là "phản ứng" nghe không hợp lí lắm, đây chỉ là quá trình tạo hợp chất phức hợp do liên kết hiđro thôi.
Với lại melemine là tiếng Anh còn axit xianuric (cyanuric acid) là tiếng Việt. Lần sau thống nhất 1 ngôn ngữ đi ku.
: Re: Tổng hợp Hữu cơ
: Yan_sora 14 November, 2008, 04:30:30 PM
longraihoney:
Điều chế chất sau đây bằng con đường ngưng tụ andol.
(hic bài này so với em thì khó quá, nếu không phiền gợi thêm cho em một tí về hướng cắt tổng hợp ngược)
(http://img23.imageshack.us/img23/5846/96199370.png)

shindo:
Chú mày chú ý giùm anh hai nhóm ancol bậc hai, cạnh đó có một nhóm xeton. Chỗ đó chính xác là phản ứng andol hóa của nhóm CHO với cacbanion alpha của xeton mà thôi :D
Retro đoạn này như sau: HO - C - C - C = O ===> -CHO + -CH-CO-
Từ luận điểm này để tổng hợp chất đó bằng andol ta sẽ cho diandehit phtalic tác dụng với xicloheptanon với sự hỗ trợ của Liti diisopropylamide (LDA) là xong tuốt

Yan_sora:
Chú toàn những bài kinh dị, đánh đố thiên hạ quá :-j

Nội dung phản ứng chính thì như anh shin đã nói, anh chỉ edit lại một chút là đổi xicloheptanon thành xiclononanon thôi. Sơ đồ cắt mạch như sau.
(http://img508.imageshack.us/img508/7798/44581910ob8.gif)

Note: Chuyển THF -> (CH2)6O nhé ;))

Nếu mà chú vẫn chưa hiểu thì tìm đáp án ở... Google nhé  :l> (download ebook ấy ;;))
: Re: Tổng hợp Hữu cơ
: Yan_sora 15 November, 2008, 02:32:20 PM
longraihoney:
Mới gặp ban chiều
(http://img7.imageshack.us/img7/7647/11476996.png)

Yan_sora:
1) Chú cho anh xin nguồn của những bài tập này xem  :-$, toàn những bài tổng hợp thuộc hàng "khủng"!

2) Nói thẳng với chú là có cố lao vào những bài tập quá cao siêu cũng không lên level được đâu :-j Cứ học với mức vừa phải thôi, tốt nhất là đọc cho hết những bài tổng hợp trong hai năm qua của forum là cũng đủ phè phỡn rồi đấy :-j

Bài của chú thì anh đề nghị bước tổng hợp như sau:

(http://img101.imageshack.us/img101/6564/99628625od1.gif)
: Re: Tổng hợp Hữu cơ
: Yan_sora 15 November, 2008, 06:12:50 PM
longraihoney:
Pp tổng hợp Stock enamin là gì vậy ạ? (Mấy bài tổng hợp cũ của forum mình mà dễ xơi thì cuộc đời nó đã đẹp lắm rồi đấy anh Thiên ạ  :)>-)
P/s : Mà cảm ơn anh lắm lắm cái sơ đồ trên nhá, em đã học được một vài điều cần thiết trong ấy.

Yan_sora:
Stork enamine alkylation, yêu cầu chú đọc đúng tên phản ứng, đừng bóp méo tên của các nhà Hóa học thế _"_!
Stork enamine alkylation, also known as the Stork-Enamine reaction, involves the addition of an enamine to an alpha,beta-unsaturated carbonyl acceptor in a process similar to the Michael reaction [1]. The product is then hydrolyzed by an aqueous acid to produce a 1,5-dicarbonyl compound.
The process:
   1. formation of an enamine from a ketone
   2. addition of the enamine to and alpha, beta-unsaturated aldehyde or ketone
   3. hydrolysis of the enamine back to a ketone
(http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/a/ac/Stork_enamine_reaction.png/400px-Stork_enamine_reaction.png)

Hoàn toàn trên wikipedia.org đấy L-) Lần sau những phản ứng như thế này thì tự search đi nhé L-)
: Re: Tổng hợp Hữu cơ
: Yan_sora 18 November, 2008, 08:30:55 PM
Trang 43 có một bài tập Tổng hợp Patchoulol (http://www.olympiavn.org/forum/index.php?topic=116.msg126588#msg126588) chưa có đáp án, tớ post một đáp án đề nghị lên đây luôn, có ai hứng thú thì cho ý kiến nhé.
(http://img360.imageshack.us/img360/6373/31470095oc5.gif)
(bài này 3 năm trước đã được làm 1 lần nhưng chỉ đúng 80%, có điều lần trước làm theo kiểu đoán là chính, lần này viết được cơ chế hi vọng sẽ không sai :P)

Note: Phản ứng thủy phân bằng H3O+ diễn ra từ chất E và chất cuối không phải patchoulol nhé, mọi người edit hộ :)
: Re: Tổng hợp Hữu cơ
: dedanh 03 December, 2008, 03:34:54 PM
Em không hiểu phản ứng thứ hai , chỗ C=O đính vào vòng benzen đó , anh viết cho em cơ chế đi ạ   :D

(http://farm4.static.flickr.com/3012/3079693066_b7ddf5c421.jpg)

shindo:
Ở đây chỉ là SE thôi mà em, chỉ cần đun nóng trong axit thì sẽ xuất hiện tác nhân electropin C+ - OH và cái điện tích dương đó SE vào đóng vòng lại, thế là ra cấu trúc coumarin như bài retro trên :D
: Re: Tổng hợp Hữu cơ
: quysudangyeu115 14 January, 2009, 07:27:17 PM
C2H2------> 4-metyl nonin-2, m-brom toluen

Thiên: Chú ý viết đúng chính tả :-w

tutram1992:
Đề nghị:
(http://i261.photobucket.com/albums/ii77/group1_a1_nt/chemistry/tonghophuuco1.jpg)

Oxy:
Em nghĩ mình chỉ được dùng các chất vô cơ khác thôi chứ? Muốn dùng chất hữu cơ thì phải điều chế từ C2H2.
Kể ra thì bài này cũng không khó lắm, mỗi tội điều chế một hồi thấy hơi dài và lằng nhằng.

tutram1992:
Theo mình nghĩ thì đề bài đâu có bắt buộc chỉ được sử dụng C2H2 nên cứ việc dùng thoải mái chứ, miễn sao trong quá trình điều chế có xuất phát từ thằng đó là được mà. Chừng nào bắt buộc không được dùng thì hẵng làm. Đề không rắc rối thì làm phức tạp thêm làm gì ;).

quysudangyeu115:
cám  ơn ban tutram1992 nhá nhưng mà theo mình để điều chế được con 4-metyl nonin-2 thì cái quan trọng ở đây là điều chế CH3-(CH2)4-CH(CH3)I ( không biết bạn lấy ở đâu mong bạn chỉ giáo )
cho mình hỏi thêm cái chất HCOCl là hợp chất gì thế và điều chế  nó như thế nào :-S????????

shindo:
HCOCl không tồn tại, nó là sản phẩm trung gian khi cho CO + HCl với xúc tác nhôm triclorua. Phản ứng đúng của trâm là phản ứng Gatterman - Koch như sau:
benzen + CO + HCl ----AlCl3----> benzandehit
HCOCl chỉ là trung gian cho quá trình này

Về việc tổng hợp hợp chất mạch dài kia từ axetilen cũng không khó lắm :D . Có một sơ đồ đơn giản như sau để tổng hợp chất này :D
axetilen ----> vinylaxetilen ----> n-butan ----> 2-clobutan ----> but-2-en ----> 1-clobutan ----> hex-1-in ---1) diboran/THF, 2) hydroperoxit/kiềm----> hexanal ----1) metyl magie iodua, 2) axit loãng, 3) axit bromhydric ----> sản phẩm

Nói chung bài của em chỉ được cái lằng nhằng, và thực tế chẳng ai ra những bài kiểu vậy :D
: Re: Tổng hợp Hữu cơ
: Oxy 15 January, 2009, 08:58:38 PM
Cái này theo người đã hỏi em thì nó nằm trong đống BT dị vòng
(http://img164.imageshack.us/img164/5605/chattnww8.png)

shindo:
Nhìn là biết ngay Beckmann :D

Oxy:
Beckmann thế nào anh ?
Lấy đâu ra H2SO4 hả anh?

shindo:
Híc, nhầm, nó không Beckmann được :D . Theo đúng motif thì ban đầu có lẽ tạo thành R - CH(OH) - N(OH) - Me, sau đó tách nước tạo enamine R - C(OH) = N - Me rồi cuối cùng đổi thành RCONHMe chăng ?
Cái đó là theo motif logique, còn anh đang ngờ cái nối đôi có vai trò gì trong này lắm :D

Oxy:
Em cũng làm thế, nhưng hắn bảo thấy bài này trong đống dị vòng, nên nghĩ không ra.

shindo:
Anh đang nghĩ tới một khả năng tạo hệ aza bicyclics, cũng đã phác ra được cơ chế nhưng thấy nó hơi vô lý :D . Để nghiên cứu thêm nữa đã :D

Oxy:
Anh đưa ý tưởng lên em nghĩ với?

shindo:
Ý tưởng đây nè, nhưng đây là sau khi đã sửa lại :D .Thiết nghĩ phản ứng này cần có axit loãng nên anh đã đưa thêm axit vào :D , vì hầu hết phản ứng với N đều có axit xúc tác cả, ngay bước tách nước ở trên kia cũng cần có axit chứ để một mình nó làm sao tách ? :D
(http://img150.imageshack.us/img150/4007/cocheln3.gif) (http://imageshack.us)

Oxy:
Vậy là nó sẽ cạnh tranh với Beckmann? Không biết hiệu suất phản ứng này có cao không.

shindo:
Ở đây không Beckman được em, vì Beckmann của ta là hệ R - C = N - OH . Đằng này với việc sử dụng MeNHOH thì việc đó là vô khả thi :D
: Re: Tổng hợp Hữu cơ
: Oxy 15 January, 2009, 10:05:00 PM
Anh ơi tổng hợp cái Prisman thế nào ^^

shindo:
Thế này chứ thế nào :))
(http://img105.imageshack.us/img105/9229/800pxprismanesynthesisia3.png) (http://imageshack.us)

Bước đầu là phản ứng cộng 1,3 lưỡng cực giữa (1) và 4-phenyltriazolidone, tiếp theo là thủy phân và cuối cùng là quang phân sản phẩm thu được :D

Oxy:
Còn mấy cái Hiđrocacbon hình khối khác?

shindo:
Xem cái này đi: http://www.scripps.edu/chem/baran/images/grpmtgpdf/Shenvi_Jan_06.pdf
: Re: Tổng hợp Hữu cơ
: longraihoney 04 February, 2009, 08:25:59 PM
1.Đề bài : Từ benzen điều chế azulen.
Em làm :
Benzen ---> C6H5CH2CH2COCl ---> đóng vòng, khử (C=), -H2O,H2/Ni --CH2N2 (hv) [chuyển vị] tạo vòng 7, (*) --Pd---> sp
:D em không chắc chỗ (*) vì chỉ nhớ mang mán, cho em ý kiến về sơ đồ trên ạ)

shindo:
Số chú may đây, con đường này đã được tiến hành bằng thực nghiệm. Cho chú xem tham khảo :D
https://themerckindex.cambridgesoft.com/TheMerckIndex/NameReactions/displayonr.asp?onr=ONR306.htm
: Re: Tổng hợp Hữu cơ
: shindo 10 February, 2009, 08:52:57 AM
luuchau:
Anh ơi O- của em nó là nhóm -OH gắn với N ban đầu cơ ạ. tức là H2O loại đi thì H là của N còn OH của CHO ban đầu.
chất thứ 2  loại H2O tạo CH=NMe(+)-O(-)
O(-) tấn công C=C , C=C đánh lại CH, nối đôi trung hòa điện tích trên N.

shindo:
Sáng nay anh cũng mới tìm thấy được một bài báo nói về một phản ứng tương tự, kết quả đúng là xảy ra sự cộng 1,3-lưỡng cực theo cơ chế em đề nghị, với việc tạo thành lưỡng cực CH = N+Me - O-. Ở đây có một chi tiết chưa được rõ ràng trong cơ chế, đó là sự tách loại nước để còn nhóm OH gắn trên N, cũng không rõ tách kiểu gì để được như thế, vì bình thường H2O tách kèm với H của nhóm bên cạnh. Câu hỏi này tạm để lại đó :D

Oxy:
Nhưng mà trên N làm gì còn H mà loại?
Với lại O(-) tấn công C=C kiểu gì được?

shindo:
Ở đây cơ chế cộng 1,3-lưỡng cực khác với cơ chế bình thường, nó được biểu diễn như sau
(http://img3.imageshack.us/img3/7934/47989436qs6.gif) (http://imageshack.us)

Phản ứng đi qua cơ chế đồng bộ một giai đoạn, như Diels - Alder vậy, là một công cụ mạnh trong tổng hợp hữu cơ, nhưng chẳng mấy khi gặp trong đề đóm :D
Điều kiện để xảy ra phản ứng kiểu này chủ yếu là nhiệt, và một hệ thống dipolarophile thường là một anken hoặc ankin cùng với một lưỡng cực, lưỡng cực hay gặp nhất là N+ - O-, chủ yếu tạo dị vòng oxazole :D

Mà lịch sử bài này cũng lòng vòng nhỉ, bên này hỏi cho bên kia, người này hỏi cho người khác :))
: Re: Tổng hợp Hữu cơ
: luuchau 10 February, 2009, 11:44:50 AM
Liên kết N-O với C-O thì cái nào mạnh hơn ạ?
Em nghĩ loại OH ở C hợp lí hơn vì nếu loại ở N thì thành amit mất rồi, chắc là dạng lưỡng cực của nó ít.

shindo:
Nếu loại ở N thì nó lại ra kiểu cơ chế anh đề nghị, mà nó lại sai so với thực nghiệm mới chết chứ :))
Còn liên kết C-O và N-O cái nào mạnh hơn thì nếu như nhận xét một cách định tính thì N-O có tính cộng hóa trị cao hơn C-O nên khả năng N-O bị bẻ gãy sẽ thấp hơn. Còn theo giá trị anh tra trong CRC Handbook thì N-O khoảng 630kJ còn C-O chỉ là 594 :D
Còn nếu loại OH ở C, thì OH đó bị đứt theo cơ chế nào ? Nếu như có axit cộng vào để đứt nối C-OH thì cơ chế chuyển vị anh đề nghị ban đầu sẽ hợp lý hơn chứ nhỉ :D

Nhắc thêm cái, Vũ Châu viết hoa đầu dòng nhé em, nãy thằng Thiên mới nhăn anh tại sao không bắt lỗi chính tả của học sinh :))
: Re: Tổng hợp Hữu cơ
: kuteboy 10 February, 2009, 12:59:16 PM
Cho e hỏi phản ứng tổng hợp Wurtz diễn ra với điều kiện như thế nào, 1 số sách ghi nhiệt độ, có sách lại ghi ete còn trên diễn đàn em thấy có ghi là không xảy ra trong dung môi ete mà chỉ trong dung môi hiđrocacbon, nếu vậy thì em muốn hỏi thì xúc tác là gì và dung môi hiđrocacbon thì nên dùng gì?

Yan_sora:
Điều kiện của Wurtz là gì thì giờ cũng chịu, chẳng ai rõ được tiến hành nó như thế nào, lí do đơn giản là vì phản ứng này... không còn ứng dụng gì, không ai sử dụng nó trong hóa hữu cơ nữa do hiệu suất kém và nguy hiểm (gây nổ). Điều kiện nhiệt độ thì không rõ, nhưng dung môi thì không dùng dung môi ete được do ankylat natri phản ứng mạnh được với ete. Dung môi hiđrocacbon thì có lẽ là benzen, toluen, ...

Chú ý viết đúng chính tả, không viết tắt :-w

shindo:
Ở đây Wurtz diễn ra trong môi trường trơ khác nước, dung môi hay dùng là hexan. Còn xúc tác cho phản ứng này thì không cần. Thực nghiệm người ta cho cục Na và RX vào một ống thủy tinh chứa sẵn dung môi sau đó hàn kín ống thủy tinh lại rồi đun nóng đến 200 độ C. Sau đó đập ống lấy sản phẩm

kuteboy:
Tại sao lại dùng dung môi hexan vậy anh, Yansora có viết là ankylat natri phản ứng mạnh với ete, vậy phản ứng diễn ra như thế nào?

Yan_sora:
Dung môi hexan là một dung môi thường dùng trong tổng hợp hữu cơ, cái này chỉ là tính thông dụng chứ cũng không hẳn là vì lí do gì đặc biệt. Một phản ứng có thể có nhiều loại dung môi, dựa trên tính chất lí-hóa nghiên cứu ở thực nghiệm thì người ta chọn được dung môi phù hợp thôi.
Còn phản ứng đó thì tham khảo tại đây:
Anh nhầm, có lẽ quá trình này là cacbanion sẽ tấn công vào Ete và sinh ra anion C2H5O- và anion này sẽ phản ứng với H2O sinh ra ancol etylic. Thực ra điều kiện phản ứng này gần như là phản ứng tổng hợp nối mạch Wurtz nhưng chưa đủ các yếu tố nên phản ứng tổng hợp chưa diễn ra. Và một điều quan trọng trong tổng hợp Wurtz là người ta không sử dụng các điankyl ete làm dung môi mà sử dụng dung môi hiđrocacbon vì ankylnatri phản ứng mạnh với điankyl ete.

Và nhắc nhở kuteboy một lần cuối cùng, nếu còn không check lại các lỗi chính tả sau khi viết xong bài thì bài viết sẽ bị delete, đến khi quay lại không thấy bài mình đâu thì đừng thắc mắc nữa đấy. Đọc cho kĩ quy định chính tả của diễn đàn ở đây đi :-w
http://www.olympiavn.org/forum/index.php?topic=7010.0

kuteboy:
Mình sẽ chú ý hơn về phần chính tả nhưng xin lỗi trước nhé, mình bị nhắc nhở nhiều rồi nhưng không hiểu tại sao đã sửa nhưng mà diễn đàn lại thông báo không thực hiện được, chắc tại mạng nhà mình có vấn đề.
Quay lại vấn đề ete, bạn có thể ghi rõ phản ứng ankyl natri tác dụng với điankyl ete được không, tại sao một số sách lại viết là điều kiện ete khan và có nhiệt độ nữa??

shindo:
http://www.olympiavn.org/forum/index.php?topic=18897.msg172973#msg172973
: Re: Tổng hợp Hữu cơ
: longraihoney 13 February, 2009, 09:30:05 PM
Anh này, hồi chiều em với thầy em có tí tranh cãi về chỗ từ vòng xiclo 5 ra 6 rồi 7C (dẫn xuất mono xeton) :D E bảo chỉ cần dùng CH2N2 là vòng mở rộng ra thôi, thầy em nói không được, phải xài kiểu ngưng tụ mới ưng ^:)^ :D Cho em cái ý kiến đi ạ!

shindo:
Chuyển vị Demjanov - Tiffeneau chuyên dùng mở rộng vòng. Cho diazometan + xicloankanon

nhv:
Theo như em đọc ở http://www.olympiavn.org/forum/index.php?topic=116.msg176228#msg176228 thì có cái chuyển vị đó có dính dáng gì đến diazometan đâu nhỉ?

shindo:
Ừ, cái đó chả nhớ tên gì nữa, lắm tên quá, chả nhớ hết được :((
Mà đại loại thế này^^

(http://www.chm.bris.ac.uk/aldergroup/level2/image137.gif)

nhv:
Ạch, thế cái chuỗi phản ứng anh ghi ở cái link đó không phải là của phản ứng Chuyển vị Demjanov - Tiffeneau (típ phờ nờ =)) ) à?

shindo:
Híc, cái Demjanov - Tiffeneau là tác dụng với axit nitrơ, còn cái diazometan quên tên rồi :((
: Re: Tổng hợp Hữu cơ
: Oxy 21 February, 2009, 09:37:21 AM
quysudangyeu115:
có thể em hỏi bài này ở trên đây là hơi ngố nhưng em chưa làm nổi, mong các anh xem giúp
từ C2H6 và các chất vô cơ cần thiết-----> 4-clo,4-metyl penten-2

Oxy:
Từ etan điều chế các chất sau:
+Metan -> Metyl clorua
+Axetylen -> Axit axetic-> Axeton (nhiệt phân ở 450oC với xúc tác Thoriđioxit ThO2
+Axetylen -> NaC=-CH (ở giữa là nối 3 :) )-> Propin (cho tác dụng với metyl clorua)->CH3C=-CNa->4-hidroxi-4-metylpent-2-in (cộng axeton vào)
Sau đó +hidro/paladi rồi thế OH bởi Cl là ra.
Cách này dài quá =))

hercules_2910:
etan --> C2H5Cl--> C2H5OH-->CH3CHO
CH4-->CH3Cl-->CH3MgCl
2CH3CHO-->CH3-CH(OH)-CH2-CHO
CH3-CH(OH)-CH2-CHO + CH3MgCl --> CH3-CH(OH)-CH2-CH(OH)-CH3
oxh tiếp ra xeton, cộng vào tiếp rồi tách nước cộng vói HCL --> cái cần điều chế :|
dài quá :))
: Re: Tổng hợp Hữu cơ
: LeeHyoRi89 20 March, 2009, 12:25:38 PM
Cho mình hỏi cách xác định ctpt hc hữu cơ dựa vào phổ kim loại, phổ hồng ngoại và bước sóng điện từ

shindo:
Công thức phân tử thì chỉ có MS mới xác định được thôi, chứ mấy phổ IR, UV và NMR cho ta cấu trúc luôn ==> công thức phân tử . Mà biết cấu trúc thì suy ra CTPT chả còn bao nhiêu ý nghĩa

LeeHyoRi89:
Mình muốn hỏi cách nhìn vào biểu đồ để biết CTPT, nhóm chức, cấu trúc

Oxy:
Ứng với mỗi nhóm chức cụ thể sẽ có một vạch phổ hấp thụ đặc trưng, gọi là peek. Cứ dựa vào bảng rồi tra ra nhóm chức thôi :). Sau đó thì dùng suy luận logic để ghép chúng lại thành cấu trúc.
Mà em thấy mấy cái này đâu có liên quan đến tổng hợp hữu cơ nhỉ :-?.
Nó thuộc về phân tích hữu cơ thì đúng hơn. Liệu có cần lập thêm 1 topic về phân tích hữu cơ để nói về mấy cái phổ này không? Ngoài ra thì bài tập xác định cấu trúc có thể cho vào đó. Năm nào thi quốc gia chả có bài xác định cấu trúc :).
: Re: Tổng hợp Hữu cơ
: kuteboy 30 March, 2009, 12:43:24 PM
Các anh giúp em phương án điều chế tối ưu nhất, em nghĩ hoài chưa ra:
-Từ etilen điều chế CH_3CH_2COOH bằng 8 cách khác nhau
-Từ etilen điều chế CH_3CH_2CH_2COOH, CH_3CH_2COCH_3 bằng cách tối ưu nhất

Oxy:
Câu 1 thì bạn viết những gì có thể ra, thiếu mình bổ sung :).
Câu 2 thì thế này:
CH_2=CH_2 \rightarrow CH_3CH_2Br \rightarrow CH_3CH_2MgBr
CH_2=CH_2 \rightarrow (CH_2)_2O
Cho 2 cái đó tác dụng với nhau rồi thủy phân ra butanol, sau đó oxy hóa thành acid :).
CH_2=CH_2 \rightarrow C_2H_5OH \rightarrow CH_3CHO
Cho cơ Mg tác dụng với acetaldehyde sinh ra alcohol bậc 2 rồi oxy hóa thành ketone :).

kuteboy:
C1: Thủy phân ester etyl axetat
C2: Thủy phân nitrin : CH_3CH_2CN
C3: CH_3CH_2MgX + CO_2, H_2O
C4:CH_3CH_2CHO>> CH_3CH_2COOH
C5: CH_3CH_2CH_2-CH_3+ O_2 (Mn^ 2+)>> CH_3CH_2COOH
C6: But-1-en + KMnO4, nhiệt độ
Mình cũng không rõ có phải đi nhiều bước từ những chất phổ biến không nữa, có cách gì hay thì bổ sung giúp nha!

Oxy:
Điều chế từ ethylene cơ mà :-S
: Re: Tổng hợp Hữu cơ
: kuteboy 30 March, 2009, 03:34:11 PM
Nhân tiện các anh giúp em luôn, dùng phương pháp ngắn nhất và hiệu quả nhất: Từ benzen điều chế acid adipic, acid m-nitrobenzoic ,acid p-nitrobenzoic, acid m-aminobenzoic

shindo:
Axit adipic: Hydro hóa, oxy hóa tạo xiclohexanon và cắt bằng axit nitric đặc
Axit m-nitrobenzoic: Nitro hóa, Brom hóa vào meta, sau đó cơ Mg và CO2
Axit p-nitrobenzoic: Ngược lại, brom hóa trước rồi nitro hóa
Axit o-nitrobenzoic: Metyl hóa, nitro hóa rồi oxy hóa

kuteboy:
Anh ơi cho em hỏi trường hợp thứ 3 khi nitro hóa thì sản phẩm chính ở ortho hay para, thường thì là para chứ?? Rồi oxy hóa bằng cách nào?

shindo:
Đối với toluen thì khi nitrol hóa thì sản phẩm o 58%, còn p 42%

minhduy2110:
có cái phản ứng khóa para bằng -HSO4, không biết có dùng được trong điều chế Axit o-nitrobenzoic không, bởi theo em khi khóa xong lại phải vào lại môi trường axit để nitro hóa :-? tương đương với mở khóa luôn ra rồi còn gì :D. Còn nếu không khóa para thì sản phẩm para-nitrotoluen em nghĩ cũng chiếm thành phần lớn.
Oxi hóa -CH3 lên -COOH ở nhánh benzen thì cứ KMnO4/H+ mà dùng :) nếu vòng không còn thành phần nào khác dễ bị oxi hóa

Sản phẩm sau khi nitro hóa rồi thì phản ứng thế tiếp vào vòng là rất khó. ngày xưa em học thầy Sơn thấy thầy bảo Friden-Craft vào vòng mono-nitrobenzen là không được dùng đâu, không biết thế Br2 vào có hiệu quả không nữa :|

shindo:
Ý kiến rất hữu lý, ở đây có hai điểm cần bàn ^^
- Nếu tổng hợp hiệu lực phải khóa, vì o có 58% (cái này thực nghiệm đã bàn), vì thế cần khóa để tăng cao hiệu suất. Anh ok với chú, nhưng ở đây chỉ tổng hợp giấy, và cũng không cần đi quá sâu về thủ thuật bảo vệ :D
- Thứ hai là thế brom vào vòng nitro, xin thưa cái này là... vô phương, do vòng nitro bị phản hoạt hóa vô cùng mạnh. Muốn đưa brom vào phải nitro hai phát, sau đó amoni sunfua rồi diazoni, nhưng nếu thế thì lại phức tạp quá, ta cứ lờ đi vậy. Vì rất nhiều bài thi đều chấp nhận phản ứng này nên anh mới đưa vào chơi :D

Hờ, lần đầu tiên mới thấy chú Duy post bài, ráng phát huy cái nhỉ :))
: Re: Tổng hợp Hữu cơ
: kuteboy 30 March, 2009, 09:00:40 PM
Cảm ơn anh nhiều, cho em thắc mắc tiếp ạ: Từ axetilen và metyliodua điều chế axit axetic, axit acrilic và axit metacrilic. Em không biết dùng CH3I làm gì vì chỉ cần dùng axetilen là đủ rồi. Riêng từ axetilen em không biết làm sao để ra acid thứ 3 hết, mới chỉ nghĩ ra hướng từ axetol + HCN rồi thủy phân (H+) sau đó là tách nước , nhưng chả biết làm sao từ axetilen ra xetol?? Hay có cách nào nhanh hơn thì chỉ em với!!
Em mới nghĩ ra nhưng dài quá: C2H2 ---(NaNH2/CH3Cl) ---> propin -----(H2O/Hg2+)----> axeton có cách nào ngắn hơn thì nhờ các anh chỉ giúp

Oxy:
Acetic acid cho qua ThO2 ở 500oC sẽ ra acetone.
Nhưng thằng alpha hydroxy acid là hơi bị khó tách nước ~>:). Nó toàn tạo diester giữa 2 acid gọi là lactide thôi :D.

kuteboy:
Thế thì Oxy có cách nào khả thi hơn thì giúp với!

Oxy:
Formaldehyde ngưng tụ croton với propanal, sau đó oxy hóa thành acid là ra  :)>-.
Nhưng mà cái nối đôi nó nhạy cảm lắm :-S. Oxy hóa khéo bung cả ra thì toi.
Một hướng nữa là ra propyne --> 2-bromopropene, sau đó dùng cơ Mg. Nhưng mà bước cộng HBr lại dễ sinh ra dẫn xuất dibromide :D.
Ai có cách hay hơn không ;;).

shindo:
Axetilen + nước ----> axetandehit ----oxy----> axit axetic
Axetilen + CO + nước ----Ni(CO)4----> axit acrylic
Nếu đề cho metyl iodua thì chỉ có con đường của chú kuteoboy là ok: Dùng natri amidua sau đó là metyl iodua (thay cho MeCl như chú đề nghị), sau đó thì... cứ thế, cứ thế :))
: Re: Tổng hợp Hữu cơ
: kuteboy 30 March, 2009, 10:41:31 PM
Các anh chỉ giúp em từ etilen điều chế acid propionic bằng 8 cách hiệu quả nhất??
Em bổ sung thêm được 1 cách là: C2H4+ H2O+CO=CH3CH2COOH ( xúc tác là gì không rõ??)

shindo:
Mấy bài này anh nghĩ chú nên mày mò tự giải thì hơn ^^ . Mà đã làm được những cách gì rồi ?

Sau đây anh sẽ giải hộ, và cũng là lần chót anh làm việc này
Cách 1: Tổng hợp oxo, xúc tác niken tetracarbonyl
Cách 2: Cộng HCl, thủy phân bằng NaCN và axit HCl
Cách 3: Cộng HCl, chuyển sang cơ Mg rồi dùng CO2
Cách 4: Cộng clo, sau đó tách tạo axetilen bằng KOH rắn / etanol, tổng hợp oxo tiếp rồi hydro hóa
Cách 5: Chuyển etylen thành axetilen theo cách trên, sau đó tác dụng với natri amidua và metyl iodua thành propylen, sau đó hydro hóa thành propen. Thế allyl vào propen sau đó chuyển thành ancol allylic, sau đó oxy hóa thành acrylandehit. Oxy hóa thành axit acrylic rồi hydro hóa
Cách 6: Từ acrylandehit ta hydro hóa hoàn toàn, sau đó oxy hóa nhóm ancol thành propionaldehit, cuối cùng oxy hóa
Cách 7: Propen + HCl với xúc tác peroxit cho 1-clopropan, thủy phân sản phẩm này thành propan-1-ol rồi làm như 6
Cách 8: Tổng hợp oxo, nhưng thay vì nước làm tác nhân thì ta dùng hydro, sản phẩm sẽ là propionaldehit. (etylen + CO + H2 --Ni(CO)4----> EtCHO

Tất nhiên vẫn còn nhiều con đường độc chiêu hơn, nhưng trong phạm vi bài viết này ta không bàn tới. Nhiều khi anh thấy những kiểu bài này rất hay, giúp học sinh có thể động não nhiều cách giải quyết cho một vấn đề :D

kuteboy:
Cảm ơn anh nhiều ạ, em mới tìm thêm được mấy cách, anh xem có được không ( 8 cách này phải tối ưu và có hiệu suất cao 1 tí)
-Nhị hợp etilen xúc tác P cho ta but-1-en rồi oxi hóa bằng thuốc tím trong MT acid.
-Etilen +HCN rồi thủy phân trong H+
-Lên men etilen tạo acid acetic rồi thế Cl2 (as), sau đó +CH3MgBr
-Tổng hơp axetilen tương tự trên rồi +Na, sản phẩm tác dụng với etyl clorua ra but-1-en rồi oxi hóa như trên.
-Etilen ra acid acetic rồi cho tác dụng với SOCl2 thu được CH3-COCl sau đó cho qua dung dịch CH3N2 xúc tác Ag
Theo em dùng cơ Mg và thủy giải muối CN- là những cách hiệu suất cao hơn cả!!

shindo:
- Nhị hợp etylen bằng quang hóa hiệu suất vô cùng thấp, khoảng 5-10%
- Etylen không thể cộng được HCN
- Cơ Mg khi tác dụng với axit cloaxetic không bao giờ cho sản phẩm tăng mạch
- Oxy hóa but-1-en cũng là một cách, nhưng thường nó cho ra nhiều sản phẩm phụ
- Từ etylen ra axit axetic thì cũng ok, sau đó tổng hợp Arndt-Eistert là con đường rất tốt :D

Yan_sora:
Để "đề phòng" chú hỏi về cái tổng hợp Arndt-Eistert đó, anh cho chú link đây luôn :))
http://en.wikipedia.org/wiki/Arndt-Eistert_synthesis

(http://upload.wikimedia.org/wikipedia/zh/8/83/Arndt-Eistert_synthesis.jpg)
: Re: Tổng hợp Hữu cơ
: halogen1992 31 March, 2009, 05:17:25 PM
Từ xiclohexa-1,3-đion và cac hợp chất C<5 tổng hợp:
(http://olympiavn.org/forum/index.php?action=dlattach;topic=116.0;attach=4833)

Yan_sora:
Tổng hợp đây.

Cơ chế thì vào nghiên cứu trong các topic Cơ chế - Tổng hợp nhé.
(http://olympiavn.org/forum/index.php?action=dlattach;topic=116.0;attach=4835)


: Re: Tổng hợp Hữu cơ
: minhduy2110 05 April, 2009, 09:17:53 PM
Phản ứng vòng hóa robinson thì phải ;))  Cho em hỏi thêm về cái phản ứng này, các anh xem thử phản ứng này trong cuốn sách hữu cơ tập 2 của thầy Tĩnh giúp em =.= nó có 2 vị trí để ngưng tụ nhát đầu tiên, em chả hiểu tại sao nó lại ưu tiên vào chỗ có C bậc cao :|
Cũng giống như trường hợp trên nếu bỏ 1 nhóm oxo đi, với chất đầu là 2-methyl xyclohexanon phản ứng ngưng tụ đầu tiên lại ưu tiên vào cái C bậc 3 của chất đầu?

shindo:
Vòng hóa gồm hai giai đoạn:
1. Michael
2. Andol
Ở đây Michael đi qua trung gian enol, enol sẽ ổn định khi có nhiều nhóm R quanh nối đôi hơn (vẽ dạng C = C - O- sẽ thấy cấu trúc anken của enol)
: Re: Tổng hợp Hữu cơ
: halogen1992 13 April, 2009, 10:08:46 PM
từ stiren điều chế C6H5CH=CHCH2COOH
nhanh giùm mọi người nhá  :x

Xin đề cử 1 cách thế này
 
                       1. HBr/peroxit
                       2. Mg/ete
                       3. etylen oxit                                               
C6H5-CH=CH2 ----------------> C6H5-CH2-CH2-CH2-CH2-OH   ----->
                                     NBS                                          KOH/rượu
C6H5-CH2-CH2-CH2-COOH------> C6H5-CH(Br)-(CH2)2-COOH---------> sp
   Mấy anh xem thử và chỉ giáo thêm !
: Re: Tổng hợp Hữu cơ
: halogen1992 13 April, 2009, 10:49:29 PM
Điều chế chất cuối từ isopren và metylvinylxeton các anh xem hợp lí không nhé ! bài này em lấy từ diễn đàn nhưng không biết cách trích dẫn ! ^:)^

1. vòng hóa
2.  Cl2/PCl3
3. Witting     (C6H5)3PCH2
4.  Mg/ete
5.  Etylen oxit
6. 1.oxi hóa thành andehit     2. Witting   (C6H5)3PC(CH3)2

(http://olympiavn.org/forum/index.php?action=dlattach;topic=116.0;attach=5036)

shindo:
Sai ngay bước 2, thế thì tạo R - CO - CH2Cl, chứ làm gì ra luôn RCOCl ? . Xem lại nhé ^^ .

Còn bài trên làm tốt, cách khá ngắn và hiệu quả :D

halogen1992:
Em sửa lại rồi nè anh xem đúng chưa nhé
(http://olympiavn.org/forum/index.php?action=dlattach;topic=116.0;attach=5038)
: Re: Tổng hợp Hữu cơ
: hongheo 13 April, 2009, 11:09:11 PM
1 bài khai vị cho mọi người: :D
Từ xiclopentanol và các hợp chất vô cơ cần thiết hãy điều chế theo 2 cách các chất sau
_2-oxoxiclopentacacboxylic
_1-xiclopentylmetanol.

halogen1992:
Các anh chị chỉ giáo thêm
Câu 1

C1
   
    1.Khử thành rượu
    2.Tách nước
    3. Cl2/H2O
    4.   1. NaCN   2.Thủy phân
    5.Oxi hóa rượu thành xeton

C2     

1. Cl2/PCl3
2.   1.NaCN      2.Thủy phân 
 
câu 2

C1

1.Khử thành rượu
2.HCl/ZnCl2
3.   1.Mg/ete   2.HCHO/H3O+

C2

1.Cl2/PCl3
2. Clemensen
3. 1.NaCN   2.Thủy phân
4. LiAlH4

shindo:
Chỗ clohydrin thì nên coi chừng. NaCN sẽ dẫn tới epoxy đấy ^^ , chưa chắc đã thủy phân như ý nguyện đâu :D . Bài này tốt nhất dùng Dieckmann là ổn :D

Cách 2 có vẻ đúng hơn cách 1, vì dẫn xuất alpha-carbonyl thế dễ hơn tách :D , sau đó dùng Opperhauer để trả về xeton là cách làm có hiệu suất tốt nhất :D

halogen1992:
VẬY EM OXI HÓA TẠO XETON TRƯỚC ,SAU ĐÓ MỚI THỦY PHÂN TẠO AXIT CÓ ỔN KHÔNG ANH ?

shindo:
Làm trên giấy thì được, anh duyệt :D .
: Re: Tổng hợp Hữu cơ
: chienbinhnam2324 14 April, 2009, 11:15:06 PM
Tổng hợp 6 - oxo -  octa - 2 en từ etyl axetoaxetat và các tác chất khác

Oxy:
Hướng làm thế này ^^.
(http://olympiavn.org/forum/index.php?action=dlattach;topic=116.0;attach=5052)

shindo:
Dài, bài này có một cách rất ngắn, không quá ba giai đoạn. Còn các chú cứ tiếp tục suy nghĩ, anh không giải :D.

minhduy2110:
Cách này em làm có 6 bước. Chưa thể nghĩ ra cách 3 bước :-S 
Sửa: post xong mới thấy nhầm, phản ứng cộng 1-4 cần nhiệt độ cao :D
(http://olympiavn.org/forum/index.php?action=dlattach;topic=116.0;attach=5056)

halogen1992:
Các anh xem thử
(http://olympiavn.org/forum/index.php?action=dlattach;topic=116.0;attach=5059)

shindo:
Bài của Quang bước chủ yếu là phản ứng cộng Michael giữa etylaxetoaxetat và etylvinylxeton, sau đó decarboxyl và tách nước. Nếu không kể câu "các hóa chất cần thiết đều có đủ" thì cần có một cách tổng hợp gần như trực tiếp xeton này, thử xem có chú nào nghĩ ra được con đường rất ngắn đó không :D .

minhduy2110:
Rõ ràng nếu không dùng cái có sẵn là ethylvinylketone thì anh lại phải mất thêm bước để tổng hợp nó, chắc chắn vượt qua 3 bước. Còn nếu cho sẵn thì như cách của em cũng chỉ có 3 bước ;))

Mà từ ethylacetoacetat điều chế ehtylvinylketone cũng không nhanh đâu anh ơi ;))

Bài Glucose nếu được chọn chất ban đầu thì chọn alpha-D-glucofuranose. Dùng 2 aceton để khóa 4 nhóm -OH cùng phía nhau, sau đó thoải mái ethyl hóa nhóm -OH ở vị trí C3, mở khóa và thu được sản phẩm theo cân bằng giữa vòng 5 và vòng 6!

shindo:
Hehe, có phản ứng Mannich đấy, cứ bắn vào là ra ngay vinylxeton :D

Oxy:
Hướng này thì không phải em không nghĩ đến. Nhưng đoạn sau decarboxyl rồi thì phải khử hóa và dehydrate chọn lọc hả anh :-?. Nếu dehydrate trước thì cũng phải khử hóa chọn lọc. Em bí đoạn đấy :-??.
Còn điều chế ethylvinylketone thì cũng nhanh thôi. Ta được dùng các tác chất khác mà ;)). Lấy CH2=CH-MgBr + C2H5CN rồi thủy phân là ra.
Một hướng nữa đang nghĩ đến là cộng ethylene oxide vào ethyl acetoacetate rồi tính tiếp. Nói chung cũng dài :P.

shindo:
Khử chọn lọc thì dễ mà, cứ nắm đầu con NaBH4 mà phang, hoặc muốn chắc ăn hơn thì dùng NaBR4 (các selectride, với R là i-Bu) thì vị trí nào ít cản trở hơn sẽ bị khử trước.
: Re: Tổng hợp Hữu cơ
: halogen1992 16 April, 2009, 05:49:41 AM
Từ D-glucozo điều chế
(http://olympiavn.org/forum/index.php?action=dlattach;topic=116.0;attach=5061)
: Re: Tổng hợp Hữu cơ
: halogen1992 16 April, 2009, 10:48:36 AM
Bài này em lấy của các anh nhưng không nhơ của ai  :P các anh cho ý kiến dùm em !
(http://olympiavn.org/forum/index.php?action=dlattach;topic=116.0;attach=5067)

shindo:
Bài này trật về cơ bản, phản ứng cộng Diels - Alder không bao giờ xảy ra theo kiểu đó.

halogen1992:
Nhưng em đọc trong sách của CaO Cự Giác thấy thầy ấy cho bài tổng hợp 3 cái vòng liên tiếp như thế ! ~X(

Oxy:
Ở đây em không có công cụ vẽ hình. Nhưng xem ra 2 cái nhóm carbonyl ấy về án ngữ không gian thì cũng na ná nhau. Một cái Et 1 cái Me thì án ngữ được mấy. Ngoài ra cái nhóm C=O mà mình đang cần khử có nhóm ester ở đó. Nó mà quăng quật lung tung thì NaBR4 hết đường vào :D.

Nếu mà tổng hợp được 3 cái vòng như thế thì ta cứ tiếp tục, vòng lại dài mãi, dài mãi... :)).
Vấn đề là hiệu suất thấp :D.

shindo:
Thực ra cách làm của anh thế này
1. Michael
2. L-Selectride (hay NaBH4, chỉ khử nhóm xeton gần este, do có sự tạo phức giữa B với O của este và O của xeton nên sự tấn công ưu tiên vào C=O gần este :D
3. Axit, nhiệt độ ---> xong ^^

Còn tổng hợp ba vòng như thế chỉ tới vòng xiclohexen là hết đạn, vòng này không cộng Diels - Alder được nữa :)) .

Oxy:
Phản ứng Diels - Alder chỉ chạy tốt khi dienophile có nhóm hút e, và dien có nhóm đẩy e.
Đằng này vòng cyclohexen đẩy e ầm ầm thế kia thì ăn thua gì :)).

Oxy:
Bài đó từ năm 2006 rồi ^^, đề gốc đây (http://www.olympiavn.org/forum/index.php?topic=116.msg28258#msg28258).
Hồi đó anh Shin có nói "Còn chất trên kia mai ta "xử" nó vậy :D" mà đến giờ vẫn chưa thấy đâu =)).
Tổng hợp cái đó thì có thể thế này:
Từ vô cơ => benzen => quinon.
Vô cơ => butadien-1,3.
Cho chúng nó Diels - Alder với nhau sẽ sinh ra được cái hệ 3 vòng giáp cạnh như vậy. Khử Wolf - Kisner về hydrocarbon sau đó cộng HCl 1:1 vào, hydro hóa tiếp cái nối đôi còn lại sẽ ra cái 2-chlorotetradecahydroanthracene. Đoạn sau thì ổn rồi :D.
: Re: Tổng hợp Hữu cơ
: halogen1992 16 April, 2009, 11:10:31 AM
Tổng hợp chất sau từ các chất hữu cơ quen thuộc
(http://olympiavn.org/forum/index.php?action=dlattach;topic=116.0;attach=5069)
 Tổng hợp từ cái gì vậy :-/.

Oxy:
Nếu không cho nguyên liệu đầu thì ta cứ tự chọn ta làm thôi :)).
Anhydride maleic + butadien-1,3 sau đó hydro hóa.
Quên, phải thủy phân nữa ;)).

halogen1992:
Nếu làm vậy có cho 2 nhóm axit ở vị trí cis với nhau không anh ?
Còn với trường hợp 2 nhóm axit vị trí trans với nhau ta làm thế nào ạ !

shindo:
Vui lòng xem chi tiết lập thể phản ứng ở topic cơ chế, cảm ơn :)
: Re: Tổng hợp Hữu cơ
: halogen1992 16 April, 2009, 10:35:39 PM
Bài này em cũng lấy từ diễn đàn :P  các anh xem có ổn không ?
(http://olympiavn.org/forum/index.php?action=dlattach;topic=116.0;attach=5083)

shindo:
Một suy nghĩ rất thuần phác và đậm chất ngây thơ chân thật ^^ . Thực tế là hai vòng benzen trong dibenzophenon không hề đồng phẳng, mà bị xoắn lại một góc khoảng 15 độ do sức đẩy van der Waals giữa các nguyên tử hydro ortho, điều đó dẫn đến một sự cản trở không gian khá là mạnh mẽ quanh nhóm carbonyl. Nếu em thay cơ Mg bằng cơ Li thì mọi chuyện sẽ không có gì để bàn, do cơ Li hoạt tính mạnh hơn Mg, và có khả năng tấn công vào các carbonyl cồng kềnh tốt hơn :D .
: Re: Tổng hợp Hữu cơ
: halogen1992 16 April, 2009, 11:08:40 PM
Điều chế 2-hidroxi-2-n-pentyl-xiclohexanol từ xiclohexanon (vẫn là bài cũ của diễn đàn)
(http://olympiavn.org/forum/index.php?action=dlattach;topic=116.0;attach=5085)

hongheo:
Hướng của bạn mình nghĩ ổn rồi nhưng sao lại dùng kiềm rượu tách nước thế kia,cái đó dùng tách HX chứ :D.

halogen1992:
À ! mình nhầm cám ơn bạn !
: Re: Tổng hợp Hữu cơ
: kuteboy 18 April, 2009, 04:16:45 PM
Các anh giúp em vấn đề này với: điều chế CH2N2 ( ở cả 2 dạng cian amin và diazo methane) từ CH4 và các chất vô cơ cần thiết bằng cách hiệu quả nhất

shindo:
1. Chất xianamin của chú
Mà xianamin cái gì :)) , tên của nó là xianamit cơ mà :)) . Nó được tổng hợp bằng cách thủy phân canxi xianamit CaCN2 trong môi trường nước bão hòa CO2 theo phản ứng.
CaCN2 + H2O + CO2  ---->  CaCO3 + H2N - CN

Còn làm sao điều chế xianamit thì ngày trước diễn đàn đã có bài tập tổng hợp nó từ đá vôi rồi, cái này anh không giải quyết.

2. Chú diazometan
Thật khó để mà điều chế họ diazo dãy hở bằng phương pháp thông thường, vì tất cả chúng đều dẫn đến sự phá hủy nó, nó có thể được điều chế từ con đường sau đây, và cái này là phương pháp thực nghiệm dùng phổ biến nhất, cũng như hiệu quả nhất.

TsCl + MeNH2 ----> TsNHMe + HONO --axit---> TsN(NO)Me --NaOH, ete---> diazometan

Cách này được anh copy nguyên trên một tờ tạp chí nước ngoài ^^ . (Orgsyn.org)

Oxy:
Cho Calci carbide (CaC2) tác dụng với N2 ở 1000oC sẽ ra calci cyanamide ^^.
Cái cyanamide này dùng để tổng hợp melamine ~>:).
: Re: Tổng hợp Hữu cơ
: halogen1992 18 April, 2009, 07:55:39 PM
Các anh chị giúp em bài này với ( lấy từ diễn đàn )
(http://olympiavn.org/forum/index.php?action=dlattach;topic=116.0;attach=5101)

Oxy:
Đừng đưa bài tập đã post lên đây chứ /:). Mà tớ không nhầm thì mọi người đã thảo luận và có đáp án cả rồi.
Nếu bạn có cách nào khác thì hãy post lên, hoặc đưa cách giải của mình lên rồi nhờ góp ý.
Lần sau những bài "lấy từ diễn đàn" kiểu này sẽ bị xem là spam, và tớ mạn phép chuyển hộ khẩu nó vào kho lưu :-h.
Còn đáp án thì đây.
(http://olympiavn.org/forum/index.php?action=dlattach;topic=116.0;attach=5103)
: Re: Tổng hợp Hữu cơ
: halogen1992 18 April, 2009, 08:26:30 PM
Em tổng hợp chất  cuối như thế có ổn không các anh ?
Bước cuối em khử chọn lọc chỉ có 1 nhóm C=O có hợp lí không ?
Có cách nào khác tổng hợp chất cuối không ?
   ( Bài tập lấy từ diễn đàn )
(http://olympiavn.org/forum/index.php?action=dlattach;topic=116.0;attach=5105)

Oxy:
Acetoacetate + 2EtBr trong EtONa/EtOH sau đó decarboxyl là ra mà.
Phản ứng đầu xảy ra kiểu gì thế @-).

halogen1992:
Em nghĩ nếu dùng phản ứng đó ! chỉ thế được lần thứ nhất thôi chứ lần thứ 2, nhóm etyl đã trở thành nhóm cho e làm cacbon( mang điện âm ) kém bền nên phản ứng sẽ xảy ra ở nhóm Me còn lại ( cạnh nhóm C=O)
: Re: Tổng hợp Hữu cơ
: shindo 21 April, 2009, 11:21:44 PM
Đứa nào có hứng thử tổng hợp hệ thống thơm 10e bixiclo[4.4.1]undeca-1,3,5,7,9-pentaen từ naphtalen xem nào. Ưng chi dùng nấy, số phản ứng không giới hạn ^^ . Đây là hệ thống thơm 10e ổn định, khác với chú xiclopentaen kia không tồn tại. Tiện giải thích luôn tại sao xiclopentaen cũng 10e thơm mà không tồn tại, trong khi thêm cái cầu metylen vào (chất yêu cầu tổng hợp) lại tồn tại bền vững ? :D

Yan_sora:
Vì anh shindo đe dọa bên topic bên kia nên em cũng xin phép "thử sức" :(

(http://img220.imageshack.us/img220/4049/screenhunter002.gif)

Xiclođecapentaen tuy có số electron π là k = 10 = 4.2 + 2  thỏa mãn quy tắc Hückel nhưng thực tế thì nó là một hợp chất không thơm bởi không thỏa mãn yếu tố là “vòng phẳng”. Nếu cấu trúc là phẳng (số 1) thì sẽ rất không bền do góc liên kết CCC xấp xỉ 140 - 150o lớn hơn góc chuẩn của lai hóa sp2 là 120o nhiều nên vòng sẽ rất căng và rất không bền. Thực tế nó tồn tại một số dạng đồng phân chính như (2), (3) và (4).         

(http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/4/46/10-annulene.svg/600px-10-annulene.svg.png)
Trong 3 dạng thì dạng (4) là bền nhất. Xiclođecapentaen tuy không phải hợp chất thơm nhưng các hợp chất tạo được cầu ở vị trí 1 và 6 trong vòng (ví dụ cầu metylen, cầu oxi, cầu nitơ, …) thì sự lệch khỏi mặt phẳng của vòng là rất nhỏ, các hợp chất như vậy vẫn có tính thơm.

(http://img220.imageshack.us/img220/7325/screenhunter001.gif)

Yan_sora:
Mà về câu hỏi của anh shin em cũng thấy xuất hiện 1 số vấn đề hơi mâu thuẫn  :-$

Đứa nào có hứng thử tổng hợp hệ thống thơm 10e bixiclo[4.4.1]undeca-1,3,5,7,9-pentaen từ naphtalen xem nào. Ưng chi dùng nấy, số phản ứng không giới hạn ^^ . Đây là hệ thống thơm 10e ổn định, khác với chú xiclopentaen(1) kia không tồn tại.(2) Tiện giải thích luôn tại sao xiclopentaen cũng 10e thơm(3) mà không tồn tại, trong khi thêm cái cầu metylen vào (chất yêu cầu tổng hợp) lại tồn tại bền vững?(4) :D

(1) và (4): Cyclodecapentaene tồn tại, chỉ có điều nó không phải hợp chất thơm.  Nếu anh dùng từ "tồn tại" thì em nghĩ là nên bổ sung "không tồn tại hệ thơm".

(2): Xiclođecapentaen (Cyclodecapentaen) chứ không phải xiclopentaen, chắc anh gõ thiếu :D

(3): Từ "thơm" ở đây là thừa --> dẫn đến sai bản chất, vì như trên đã nói, cyclodecapentaene vốn không phải là hợp chất thơm, mà đã không là hợp chất thơm thì không thể có electron thơm.

shindo:
Chú hiểu sai ý anh rồi :)) . Anh thừa nhận mình sai một lỗi thiếu chữ deca :)) .

Ở đây ta có quy tắc 4n+2 nhé, hệ thống thơm chắc chắn phải có: n nguyên, và các liên kết đôi liên hợp. Chú xiclodecapentaen thỏa mãn hai yêu cầu đó, nhưng không phải là hợp chất thơm, đó là điều anh muốn được giải thích. Trong khi đó thằng kia chỉ việc thêm cái cầu metylen vào thì thể hiện tính chất như một hệ thơm điển hình. Tại sao lại thế ?

Và hiện thực là chú xiclodecapentaen không thể cô lập được, và cũng chưa hề được phát hiện, nó chỉ là một thực thể thuần lý thuyết, nên dĩ nhiên không tồn tại thực ^^ .
: Re: Tổng hợp Hữu cơ
: shindo 22 April, 2009, 08:50:11 AM
Còn bài tổng hợp kia mày làm y như đáp án thì anh cãi tiếng nào được bây giờ :)) . Thôi bài mới vậy, thử xem lần này có còn bị bắt bài không nhé :)) .

Tổng hợp lacton sau từ chất đầu cho trước, hóa chất và số phản ứng tùy chọn :D .
(http://img12.imageshack.us/img12/5144/76101335.gif) (http://img12.imageshack.us/my.php?image=76101335.gif)

minhduy2110:
Cách này liệu có được không anh :| ai bảo anh cho hoá chất tuỳ chọn ;))
(http://olympiavn.org/forum/index.php?action=dlattach;topic=116.0;attach=5160)

shindo:
Khá gần với đáp án, và anh không có lý do nào để bác bỏ cách này cả :)) .

Yan_sora:
Thử đề xuất một hướng khác, lâu lắm rồi không thấy cái cảm giác thú vị khi làm Tổng hợp, mọi người cùng tham gia tiếp cho vui nào :D
(http://olympiavn.org/forum/index.php?action=dlattach;topic=116.0;attach=5162)

minhduy2110:
K2Cr2O7/H+ không ôxi hoá liên kết đôi C=C à anh? :-?
Bước cuối em nghĩ là dùng NaBH4 chứ nếu H2/Ni thì làm gì còn liên kết đôi trong vòng nữa ;))
Anh có thể nêu cơ chế của phản ứng có OH- xúc tác ở gần cuối không :|

Oxy:
Hướng của anh Thiên giống của em ^^. Nhưng mà anh minhduy2110 post rồi nên em cũng chẳng post nữa. Mấu chốt vẫn là phản ứng Diels - Alder với cái chất kia.
Phản ứng 1 dùng PDC/DMF cho ra acid luôn anh :D. Mà nó lại không dùng môi trường acid, đỡ ảnh hưởng đến hội nối đôi ^^.

Bước cuối ta chuyển nhóm C=O thành thiocetal rồi khử hóa bằng Ni - Raney không ảnh hưởng đến nối đôi  :)>-.
Mà đúng là cái phản ứng gần cuối của anh Thiên có vấn đề :-?. Cho OH- vào thì nó phải ra ester chứ sao lại ra ketone?
Đoạn đó dùng cơ Cd tác dụng với nhóm -COCl là xong.

shindo:
Giờ là đáp án cho các chú, cái này sẽ làm nhiều chú bất ngờ đấy, vì có một số cái các chú không để ý, nhưng thực tế đó là một công cụ mạnh :D

(http://img5.imageshack.us/img5/2139/82575804.gif) (http://img5.imageshack.us/my.php?image=82575804.gif)

Yan_sora:
K2Cr2O7/H+ không ôxi hoá liên kết đôi C=C à anh? :-?
Bước cuối em nghĩ là dùng NaBH4 chứ nếu H2/Ni thì làm gì còn liên kết đôi trong vòng nữa ;))
Anh có thể nêu cơ chế của phản ứng có OH- xúc tác ở gần cuối không :|
1) Phản ứng oxi hóa đó sử dụng được, xeton dễ bị oxi hơn C=C và điều kiện phản ứng có thể khống chế để không oxi hóa C=C.
2) Okie, anh đã chủ quan không để ý đến cái C=C :D
3) Giai đoạn này thì anh nhớ nhầm :)) Đúng là phải dùng cơ kim.

Xin lỗi, chỉ toàn dùng kiến thức cũ nên nhớ linh ta linh tinh hết, sẽ cố gắng khắc phục dần ở những bài tiếp theo nữa :P
: Re: Tổng hợp Hữu cơ
: shindo 22 April, 2009, 09:46:03 PM
Có vẻ các chú khoái bài tập của anh nhỉ ^^ . Vậy giờ chúng ta lại tiếp tục đánh nhau nào :)) , mấy chú làm anh có hứng rồi đó ^^

Bài tiếp, đánh nhau đê :))

Từ xiclopentadien và các hóa chất tùy chọn hãy tổng hợp (1R,2R,3S,4S)-2,3-dietyl-1,4-dimetylxiclopentan

Oxy:
Thay cho cái ý tưởng hâm hâm hôm qua :)). Anh xem thử :D.
400 vs 40, số đẹp :D/.
(http://olympiavn.org/forum/index.php?action=dlattach;topic=116.0;attach=5166)

shindo:
Có hai vấn đề cần nhắc nhở ^^
1. Khả năng tạo este vòng 7 cạnh của chú khá là gượng ép, vì hai đầu phản ứng quá xa nhau, bắt tóm lại tạo vòng 7 thì hơi khó cho bọn nó :D .
2. Thằng Wolff - Kishner hay Clemensen trong trường hợp này là thằng không thể tin được, do có khả năng tạo sản phẩm andol 5 cạnh nội phân tử. Nếu tạo được 7 cạnh chả có lý do gì không tạo được 5 cạnh cả ^^ .

Suy nghĩ thêm cái nhé :D .

Yan_sora:
Hướng của chú Oxy là khá tốt, nhưng mà có vẻ như bị những ảnh hưởng của cái "yếu tố lập thể" gây nhiễu quá, nên hướng tổng hợp trông phức tạp kinh :)) Anh đề xuất một giải pháp khắc phục cho chú, hi vọng là ổn :P

Còn bài trước của anh thì đúng là có nhiều rắc rối thật :D
(http://olympiavn.org/forum/index.php?action=dlattach;topic=116.0;attach=5168)
@ lão shin: Đợt trước thi không đưa tổng hợp lên, đợt em đang thi thì lại bắn hàng loạt :-L

shindo:
Cái của chú mày lại vướng phản ứng đầu :)) . Hợp phần dienophile không thể sử dụng những nhóm đẩy e được, cho dù phần dienophile của chú là liên kết đôi hay ba (ví dụ đơn giản nhất là axetilen, chẳng ai dám dùng nó trong phản ứng DA cả) ^^ . Nhưng ý kiến của chú đúng, lập thể chỉ là yếu tố gây nhiễu mà thôi :)) .

Hehe, căn bản tại lúc này anh đang rỗi, nên có hứng đưa mấy bài tổng hợp lên cho nó vui, dạo này box đang xôm, mình cũng góp tay góp chân vào tí :)) .

Tiếp tục suy nghĩ đi, nếu không thì cuối ngày anh đưa ra đáp án nhé ^^ .

Yan_sora:
Thế thì anh ghép cả bài của em và thằng Cao lại =))
Giờ bước vào làm mấy cái Tổng hợp mới nhận ra kiến thức Hữu cơ toi hết rồi :-SS

Oxy:
Em muốn thu được sản phẩm với độ tinh khiết quang học tuyệt đối (hay cũng gần như thế) chứ không phải thu được cái racemic sau đó tách thế nào mặc mấy bác ra đề =)).
Nếu chỉ cần sản phẩm có cái chất kia thì đã đơn giản ;)). Đầu tiên ta cộng D - A với butynedioic acid, sau đó ozone phân rồi cộng tiếp D - A với buta-1,3-diene, ozone phân tiếp, decarboxyl rồi khử mấy cái carbonyl về hydrocarbon là ra :D.
Ở đây không có công cụ vẽ hình =,=. Có lẽ phải kiếm cái soft nào nhẹ nhẹ đóng portable rồi mang đi mới được :-?.

halogen1992:
Cho em hỏi cái phản ứng Ozon phân sao nó chỉ cắt 1 nối đôi vậy ?

shindo:
Đến tối các chú sẽ thấy đáp án của anh nó độc chiêu đến cỡ nào, cũng DA, cũng ozon, nhưng bước cuối hợp lý hơn :D .
Ozon phân chỉ bị một nối, vì nối còn lại đã bị vô hiệu hóa bởi các nhóm kéo electron rồi.

shindo:
Thôi quyết định không đợi Duy nữa, quăng cái đáp án lên luôn :))

(http://img152.imageshack.us/img152/4296/97124831.gif) (http://www.imagehosting.com/)

Có chỗ bị lỗi đánh máy, thionyl bromua nhé ^^
: Re: Tổng hợp Hữu cơ
: shindo 23 April, 2009, 06:45:24 PM
Và bây giờ là bài tập tiếp theo, cũng khá là rắc rối đây, các chú cứ thử sức xem, có gì anh sẽ bình luận :D . Vẫn yêu cầu cũ, chất hữu cơ và số phản ứng tùy chọn ^^ .

(http://img218.imageshack.us/img218/5041/19048010.gif) (http://www.imagehosting.com/)

Bài tập số 4, tức bài ngày mai sẽ có giới hạn cho nó "challenging" thêm tí chút, nhưng số phản ứng vẫn cứ tự do. Cứ đợi đi ^^ .

Oxy:
Em chưa quen với phản ứng Witig lắm ^^. Nếu có vấn đề gì thì chỉ em nhé :D.
Có lẽ gắn cái acetone vào trước thì tốt hơn :-?.
(http://olympiavn.org/forum/index.php?action=dlattach;topic=116.0;attach=5175)

shindo:
Bài chú oxy hơi dài, nhưng không có cách nào để bác bỏ cả, mặc dù đã soi khá kỹ nhưng không tìm thấy lỗi . Có ai nghĩ ra con đường ngắn hơn không ? :D .

shindo:
Bây giờ là đáp án cho bài hôm trước, chú Xi làm quá dài dòng vì không để ý tới dữ kiện đề bài "sử dụng bất kỳ chất nào" :)) .
1. LDA, sau đó phang vô với chú Me2CH = CH - CH2Br.
2. Ghép Wittig với Ph3C = C(Me) - CO2Et :D

nhv:
Hic, em mới đọc cái đề ở trang trước, nhảy vào làm xong mới biết trang sau đã post đáp án. Nhưng mà thôi cứ post, mấy anh cho ý kiến. :D Lui cui xài cái Chemwindow mãi mới vẽ được thế này :(. Mà làm sao để thu nhỏ cái ảnh lại, ai cần mới phóng to ra thế kia được nhỉ?  :-? :-?
(http://img15.imageshack.us/img15/5565/42452783.png)

Oxy:
Mấy cái phản ứng gắn hợp chất carbonyl vào tạo nối đôi sao hay vậy =P~.
Mà Na/Hg khử được C=O về hydrocarbon à ^^. Sao nó không đụng chạm gì đến cái ester nhỉ ;;).
: Re: Tổng hợp Hữu cơ
: shindo 24 April, 2009, 12:00:41 PM
Giờ là bài tiếp theo, theo đúng như những gì các chú muốn là "challenging" hơn, sẽ có sự giới hạn tác chất nhưng chưa giới hạn số phản ứng :D

Được phép sử dụng thêm các chất hữu cơ không quá 2 cacbon và hợp chất đầu dưới đây, hãy đề nghị con đường tốt nhất để tổng hợp chất sau.
(http://img6.imageshack.us/img6/8881/16847812.gif) (http://img6.imageshack.us/my.php?image=16847812.gif)

Oxy:
Có vẻ điêu điêu :)). Nhưng em cứ đưa lên vậy :)).
(http://olympiavn.org/forum/index.php?action=dlattach;topic=116.0;attach=5192)
Bài trên thì em thích điều chế mấy cái kia đấy :)). Cho chọn chất tùy ý thì ta khử CH3CHO về ethanol rồi cho phản ứng với cái acyl chloride có cái khung y hệt sản phẩm là ra =)). Như vậy không có ý nghĩa :-j. Tại vì thấy dễ điều chế từ các chất thường gặp nên em làm luôn ;)).

shindo:
Chú Reformatsky thế nào mà ra luôn cái epoxy ngon lành thế kia ?

Oxy:
Peracid mà anh ;)).
Thì rõ là điêu mà =)). Em suy nghĩ cẩn thận lại đã ;)).

shindo:
Giờ mới để ý thấy con COOOH, mà đúng là điêu thật, vừa điêu vừa... sai :)) .

Có hai cách giải thích:
1. Nếu Reformatsky trước thì sẽ lòi ra một đầu peraxit, đầu đó quá xa so với đầu anken cần thiết,
2. Nếu Epoxy trước thì cơ kẽm nó đấm vào đó cho sản phẩm sai luôn rồi :)) .

Đề nghị cái khác đi coi ^^ .

Oxy:
Cái số 2 thì em chấp nhận. Còn cái số 1, nếu 1 mình không tự làm được thì thằng này làm cho thằng kia ;)).
Và khả năng phản ứng Reformasky cao hơn hay phản ứng oxy hóa cao hơn?

shindo:
Cụ thể hơn xem nào.

Oxy:
Ý em là giả sử Reformasky trước, sau đó gốc acid của phân tử này oxy hóa cái nối đôi của phân tử kia.
Nhưng mà dẹp cái hướng này đi :)).

halogen1992:
Các anh cho ý kiến ạ !
(http://olympiavn.org/forum/index.php?action=dlattach;topic=116.0;attach=5204)

minhduy2110:
Vấn đề ở đây không phải là điều chế chất có công thức cấu tạo như thế, mà phải điều chế đúng cái cấu dạng kia của nó.

làm sao để nhóm epoxi nằm cùng phía với nhánh -R kia. Nếu chỉ đơn thuần là dùng peracid hay HOCl cộng - tách thì chưa chắc đã ra được sản phẩm đó.

Bài này em nghĩ mãi không ra :D Có lẽ cứ làm bình thường, xong tách các đồng phân ra sau :))

shindo:
Bài này trật ngay từ khâu tách nước, tách nước tạo anken trans chứ không tạo anken cis. Bài này khó ở chỗ lập thể, chứ không khó ở việc kiến tạo sản phẩm, chú Duy nhận định vấn đề rất chính xác :D .

shindo:
Đáp án bài tổng hợp cũ này :D

(http://img21.imageshack.us/img21/8456/tonghop1.gif) (http://img21.imageshack.us/my.php?image=tonghop1.gif)
: Re: Tổng hợp Hữu cơ
: shindo 25 April, 2009, 05:38:10 PM
Có lẽ tổng hợp có kèm theo lập thể là một vấn đề quá khó nhai nên giờ ta chuyển sang món thường, không lập thể nữa xem thế nào :D .

Từ các hợp chất hữu cơ không quá 3C và các nguyên liệu đầu cho trước, hãy tổng hợp

(http://img21.imageshack.us/img21/359/tonghop2.gif) (http://img21.imageshack.us/my.php?image=tonghop2.gif)

Oxy:
Không có lập thể thật là dễ :x.
(http://olympiavn.org/forum/index.php?action=dlattach;topic=116.0;attach=5217)

shindo:
Bài này bước đầu cần lưu ý là có phản ứng tạo ete cạnh tranh chứ khó ortho ankyl hóa ngay được. Tốt nhất cứ ete hóa rồi Claisen, sau đó làm như bình thường ^^  Ngoài điều đó ra thì bài này hoàn toàn không có vấn đề gì :D

Oxy:
Thì em ether hóa rồi chuyển vị Claisen chứ có alkyl hóa luôn đâu :D.
: Re: Tổng hợp Hữu cơ
: shindo 25 April, 2009, 07:12:25 PM
Người quen đây, người quen đây ^^

Điều chế 4,4-đimetylxiclopentan-1,2-điol từ axeton và đietylmalonat

minhduy2110:
Lần sau biến phenol thành phenolate thì dùng NaOH loãng đi, cứ dùng Na kim loại thế kia thì dễ bay 2 nhóm este lắm :D

Bài sau:
(http://olympiavn.org/forum/index.php?action=dlattach;topic=116.0;attach=5219)
: Re: Tổng hợp Hữu cơ
: chienbinhnam2324 25 April, 2009, 11:24:33 PM
Tổng hợp theo tối đa 5 bước.
(http://olympiavn.org/forum/index.php?action=dlattach;topic=116.0;attach=5247)

shindo:
Anh chỉ cần 4 bước là đủ ^^

1. Tạo este bằng peraxit.
2. Sử dụng hơi brom, ánh sáng để thế gốc vào vị trí số 4 của vòng bixiclo[3.2.0]heptan ban đầu
3. Đun với NaOH, rồi axit hóa
4. Cho tác dụng với liti aluminohydrua trong ete sau đó axit hóa sản phẩm thu được cho ra đúng chất cần tổng hợp :D .

chienbinhnam2324:
Em thấy tất cả vấn đề nằm trong cái bước 2 của anh :D
Không biết sẽ ra bao nhiêu sản phẩm, nhất là khi nó chỉ là gốc bậc 2 ;))

shindo:
Theo anh thì sản phẩm không thể nằm ở bên vòng 4 cạnh, do cacbon bên đó phẳng, không thuận lợi tạo gốc tự do ^^ . Còn 3 vị trí vòng 5 cạnh, sẽ có 4 hydro có khả năng thế tương đương ơr C4 và C6, và 2 hydro ở C5. Anh chọn sản phẩm 4 do yếu tố xác suất thôi, và Br đó sẽ đi vào bên trong do ở phía kia đã bị vòng 4 nó chặn rồi ^^ .

chienbinhnam2324:
Xin lỗi mọi người rất nhiều, bài của mình vẽ thiếu một nối đôi  :D

shindo:
Bó tay với chú mày :)) , kiểm tra kỹ trước khi post nhé ku ^^
Nếu thêm cái nối đôi ở đó thì mọi chuyện còn dễ hơn trước nhiều nữa, thay vì thế gốc ta cứ cộng vào :D .
: Re: Tổng hợp Hữu cơ
: shindo 26 April, 2009, 10:43:03 PM
Điều chế 2,3,4,5-tetraphenylxiclopentan-2,4-đienon từ benzanđehit và HCOOEt

Oxy:
Em tính làm bài tổng hợp rồi post luôn cả bài cơ chế.
Nhưng mà bài tổng hợp chỉ nghĩ được đến đoạn Baeyer - Villiger :)). Đang tính tách nước rồi NBS thì vẫn cho 2 sản phẩm. Không ngờ anh Shin chơi luôn thế gốc :)).
Còn dưới đây là người quen ^^.
Phản ứng đầu là ngưng tụ benzoin, ghi nhầm :P.
(http://olympiavn.org/forum/index.php?action=dlattach;topic=116.0;attach=5240)
: Re: Tổng hợp Hữu cơ
: shindo 27 April, 2009, 06:21:58 PM
Okie, anh không phản đối ^^ . Trước anh có nói là anh sẽ giảng về nhóm metyl quang hoạt, và bây giờ là lúc anh trả nợ với chú Xi :D .

Từ butanal và các hóa chất cần thiết (ưa gì cũng được) hãy tổng hợp CH3CH2CH2CH2COCHDT

halogen1992:
Em gọi ngẫu nhiên D,T,H là A ( rất kì cục  :P ) các anh xem và chỉ giáo thêm cho em !
(http://olympiavn.org/forum/index.php?action=dlattach;topic=116.0;attach=5245)

shindo:
Em giải thích cho anh rõ hơn chỗ phản ứng Witting của em đi, anh không hiểu chỗ đó em tiến hành như thế nào.

halogen1992:
Thì em vẫn tác dụng với (Ph)3P rồi BuLi , xong cho nó ghép Witting với Butanal.

shindo:
Bài này có vấn đề ở phản ứng cộng nước, em thử lý giải xem tại sao nhóm OH ở C2 mà không phải là C3 xem ?

Mặt khác phản ứng của ta là Wittig, không phải Witting.

halogen1992:
Vậy chỗ cộng nước em dùng 1) BH3/THF 2) H2O2/Bazơ để cộng trái macôpnhicôp được không anh ?
Em viết nhầm

shindo:
Okie, dùng boran thì hợp lý hơn, chứ cộng nước bình thường thì sản phẩm chính ở C3 cơ, do carbocation bên đó bền hơn. Thường thì carbocation gần nhóm metyl có tính bền lớn do sự siêu liên hợp của các hydro, tuy nhiên khi thay thế H bằng các đồng vị của nó thì sự siêu liên hợp này mất đi, carbocation ở C2 giảm tính bền đi nhiều.

Oxy:
Em oxy hóa lên acid, chuyển về butyryl chloride, xài Arndt - Eister, tiếp thành pentanoyl chloride rồi cho phản ứng với CHDT-CdBr là xong :D.
Điều chế cái CHDTBr thì + tritium, sau đó ozone phân rồi LiAlD4, thế OH bằng Br.
Nhưng mà kiếm đâu ra T2 với LiAlD4 thì không biết =)).
Thực tế ông Mislow làm thế nào hả anh Shin ;;).

shindo:
Đáp án bài tổng hợp:

(http://img2.imageshack.us/img2/8456/tonghop1.gif) (http://img2.imageshack.us/my.php?image=tonghop1.gif)
: Re: Tổng hợp Hữu cơ
: shindo 28 April, 2009, 12:07:29 PM
Từ chất đầu cho sẵn và những chất cảm thấy cần thiết hãy tổng hợp

(http://img2.imageshack.us/img2/359/tonghop2.gif) (http://img2.imageshack.us/my.php?image=tonghop2.gif)

minhduy2110:
Cách em làm hơi dài :l>
(http://olympiavn.org/forum/index.php?action=dlattach;topic=116.0;attach=5264)

shindo:
1. Đoạn anhydrit axetic thì nó phản ứng với ancol trước, hay amin thơm trước nhỉ ^^ .

2. Có chắc là đảm bảo được lập thể sau chặng đường dài mệt mỏi này không thế ? . Không có biện bạch kiểu tổng hợp raxemic rồi tách nhé ^^

shindo:
Híc, bài tổng hợp lại thiếu oxy rồi :)) . Sao dạo này mình cứ hay quên Oxy thế nhỉ, thật đáng buồn :))

(http://img56.imageshack.us/img56/1488/49289777.gif) (http://img56.imageshack.us/my.php?image=49289777.gif)

Oxy:
Đáp án của anh Shin trật ngay từ bước đầu :)). Tạo epoxy thì nó có thể tạo ở cả 2 phía chứ ^^. Chung quy vẫn là racemic, vẫn phải tách =)).
: Re: Tổng hợp Hữu cơ
: halogen1992 28 April, 2009, 08:17:44 PM
Các anh chị làm thử  !
Tổng hợp chất sau từ hexen
(http://olympiavn.org/forum/index.php?action=dlattach;topic=116.0;attach=5268)

shindo:
Thế này cho nhẹ nợ:

Hexen ----> Hexan ----> Xiclohexan -----> Cloxiclohexan ----> Xiclohexen ----> Xiclohexenoxit  ----- 1) cis-MeCH = CHMgCl, 2) Ac2O----> chính xác sản phẩm.

minhduy2110:
Hờ hờ, vẫn chưa nhẹ nợ đâu anh. Kiểu gì cũng còn 1 bước tách 2 đồng phân quang ra  :-S

Giống như bài anh đưa ấy. Làm sao điều chế ra luôn 1 đồng phân quang mà không cần tách đây @-) :-?
(http://olympiavn.org/forum/index.php?action=dlattach;topic=116.0;attach=5270)

shindo:
Nhận xét tinh lắm ^^ , nhưng chú quên mất một điều, việc tách hai đồng phân quang học của dẫn xuất 1,2-xiclohexan là không thể, do chúng chuyển hóa cho nhau rất nhanh :D . Okie, anh đồng ý là anh chưa đúng :D . Có lẽ chỉ có thể dùng được Diels - Alder trong trường hợp này mà thôi.

halogen1992:
Sách của em giải thế này, các anh xem có hợp lý không ? Cũng có ý kiến giống bạn Duy !
(http://olympiavn.org/forum/index.php?action=dlattach;topic=116.0;attach=5275)

shindo:
Sách giải thế có khác gì anh giải đâu :)) . Cũng có đôi chỗ chưa chuẩn, đó là sự tấn công của cơ Mg có thể diễn ra theo hai hướng tạo thành raxemic như ý kiến của Duy đấy.
: Re: Tổng hợp Hữu cơ
: shindo 29 April, 2009, 10:25:40 PM
Trong kỳ nghỉ, thêm mấy bài nữa cho vui, lần này đã kiểm tra kỹ, không thừa thiếu gì nữa :(


Bài 1: Từ chất đầu đã cho và các hóa chất cần thiết hãy tổng hợp:

(http://img56.imageshack.us/img56/8456/tonghop1.gif) (http://img56.imageshack.us/my.php?image=tonghop1.gif)

Bài 2: Người quen đây ^^

(http://img56.imageshack.us/img56/359/tonghop2.gif) (http://img56.imageshack.us/my.php?image=tonghop2.gif)

minhduy2110:
Bài 1 thì chỉ mỗi cái chuyển vị Bayer Villiger cho 2 cái ketone thành este và H3O+, chuẩn cấu hình luôn :))

shindo:
Sao nhanh thế, đúng rồi :(( . Mà chú bắt đầu biết dùng cái chuyển vị đó từ khi nào thế :)) .

Oxy:
"Người quen" thì em nghĩ là thế này :-?:
Còn khả năng Ac chuyển vị vào giữa 2 cái OH nữa, nhưng cũng tương tự thế nên khỏi vẽ :P.
(http://olympiavn.org/forum/index.php?action=dlattach;topic=116.0;attach=5298)
: Re: Tổng hợp Hữu cơ
: Oxy 01 May, 2009, 09:04:18 AM
Đố mọi người biết cách làm này sai ở đâu T_T.

Đề xuất cách tốt hơn để tổng hợp chất cuối?
(http://img2.imageshack.us/img2/9559/indexx.gif)

hongheo:
Cách tốt hơn thì chưa có nhưng bài này Xi sai ngay từ phát đầu tiên. Trong KCN ngưng tụ giữa các anđehit thơm không có H anpha là phản ứng benzoin hoá,còn ngưng tụ giữa các anđehit béo không có H anpha mới là acyloin :)).

Oxy:
Thế là nhầm, không sai :)).
Phản ứng đầu là ngưng tụ benzoin, ghi nhầm :P.

halogen1992:
Vậy bài này nếu bước đầu dùng SH(CH2)3SH để tạo ra chất giống bạn Cao được không các anh ?

Được :)>-.
: Re: Tổng hợp Hữu cơ
: halogen1992 01 May, 2009, 06:49:52 PM
Bài này sách giải nhưng em không hiểu  ~X( các anh có cách nào hay hơn thì giúp em ạ !
(http://olympiavn.org/forum/index.php?action=dlattach;topic=116.0;attach=5301)

Oxy:
Không hiểu chỗ nào thì hỏi nhé ^^.
(http://olympiavn.org/forum/index.php?action=dlattach;topic=116.0;attach=5305)

halogen1992:
Cho mình hỏi phản ứng này
(http://olympiavn.org/forum/index.php?action=dlattach;topic=116.0;attach=5317)

Oxy:
Đây là một phản ứng dùng để tổng hợp hợp chất 1,4-dicarbonyl.
Cơ chế thế này:
(http://olympiavn.org/forum/index.php?action=dlattach;topic=116.0;attach=5313)

halogen1992:
Rất cám ơn bạn, nhưng mình thấy phức tạp quá, mình làm thể này có ổn không !
(http://olympiavn.org/forum/index.php?action=dlattach;topic=116.0;attach=5315)

shindo:
Thế vấn đề nằm ở chỗ làm cách nào em điều chế được dẫn xuất clo kia từ xiclohexanon ?

Oxy:
Thứ nhất, thêm 1 bước bảo vệ thì khác gì :)).
Thứ 2, phản ứng này không diễn ra như mong muốn vậy đâu ;)).
Cái carbanion đầu tiên lấy đâu ra ngon thế :)).

halogen1992:
Dạ điều chế chất đó bạn Cao đã trình bày rồi đó ạ ! không ổn chỗ nào hả anh ?
Sự thật thì cái cơ chế mà bạn nói mình chưa học  :( , nên dùng cái nào học rồi cho dễ !
Để tạo được cái carbanion thì mình cho axeton tác dụng với LDA/THF có trục trặc gì không ạ ?

shindo:
Phản ứng đó là Stork enamine reaction, một phản ứng rất nổi tiếng, và chẳng ai dạy cả, đố em tìm được trường nào ở VN dạy cái phản ứng đó :)) . Chỉ có tự học, tự đọc mà ra thôi ^^ . Mấy cái này chắc thằng Xi đọc nhuyễn mấy cuốn ebook synthesis rồi chứ gì :D

Muốn dùng LDA cũng okie, nhưng carbanion của em có một sai lầm tiếp theo, đó là phản ứng với dẫn xuất bậc ba chỉ có E2, không có SN được, hiểu lý do không ?

Oxy:
Để tạo được cái carbanion thì mình cho axeton tác dụng với LDA/THF có trục trặc gì không ạ ?
Cái đó khỏe quá ^^. Dùng Stork enamine cũng thế mà :).

Phản ứng đó là Stork enamine reaction, một phản ứng rất nổi tiếng, và chẳng ai dạy cả, đố em tìm được trường nào ở VN dạy cái phản ứng đó :)) . Chỉ có tự học, tự đọc mà ra thôi ^^ . Mấy cái này chắc thằng Xi đọc nhuyễn mấy cuốn ebook synthesis rồi chứ gì :D
Cái này trường ĐHKHTN HN - Chủ nhiệm Khối chuyên Hóa dạy mà anh =)).
Giờ em đang đọc mấy cái selectivity 8->.

halogen1992:
Dạ ! rút kinh nghiệm ạ !
Em dốt Tiếng Anh lắm sao đọc được mấy quyển đó  =((
Anh giải thích đi ạ !

shindo:
Thứ nhất: Em không nắm vững cơ chế, vì nếu học tốt cơ chế em sẽ hiểu dẫn xuất bậc 3 không bao giờ thế SN2 được do tác nhân không thể tiếp cận trung tâm phản ứng.

Thứ hai: Em không hiểu carbanion là gì, đó là một ion âm của carbon có tính bazơ rất mạnh, vì thế nên nó đóng vai trò là một bazơ, tức lấy H ở các liên kết C - H thì khả thi hơn là tấn công kiểu nucleophin.

Oxy:
Thế thì cách của em cũng không ổn rồi ^^.
Làm như cái đáp án bên cơ chế kia là ổn nhất 8->.
(http://img15.imageshack.us/img15/1639/39185820.gif)

dhd_111:
Đây là một phản ứng dùng để tổng hợp hợp chất 1,4-dicarbonyl.
Cơ chế thế này:
Hôm nay nghỉ lễ nên tranh thủ vào đây nhiều chuyện một tí ^^ cái phương trình của oxy viết thì đúng rồi nhưng mình mình xin góp ý bạn cách viết cơ chế 1 tí ^^ Cái chất sau mũi tên thứ 2, trên nguyên tử Nitơ, nitơ có đến 4 liên kết trong khi chỉ có 3e độc thân (mặc dù có đến 5e lớp ngoài cùng nhưng lớp 2 không có phân lớp d), nên nguyên tử nitơ sẽ mang điện tích cực đoan là + (theo thuyết cộng hưởng)

Đúng rồi anh ạ ^^. Cái cơ chế đó em chôm nguyên từ ebook ra, có vẽ quái đâu :)). Chẳng để ý ;)).
: Re: Tổng hợp Hữu cơ
: halogen1992 02 May, 2009, 12:07:49 PM
Cùng trao đổi 1 bài tập nho nhỏ ! điều chế chất bên phải từ chất bên trái !
(http://olympiavn.org/forum/index.php?action=dlattach;topic=116.0;attach=5326)
: Re: Tổng hợp Hữu cơ
: shindo 02 May, 2009, 11:42:02 PM
Một loại dược phẩm là Veticadinol đã được tổng hợp thành công lần đầu tiên vào năm 1988 theo sơ đồ sau

(http://img17.imageshack.us/img17/7977/tonghopt.gif) (http://img17.imageshack.us/my.php?image=tonghopt.gif)

Cho biết các chất còn thiếu trong sơ đồ, và công thức của Veticadinol

Để cho dễ thở anh đã bỏ qua các chi tiết tinh vi về lập thể của các chuyển hóa, vì lập thể của chúng khá phức tạp, và hiểu biết vượt ra ngoài phạm vi hiểu biết thông thường mà chúng ta đang bàn tới.

Oxy:
Sau một buổi sáng ngồi nghĩ và search được công thức của cái Veticadinol =)).
Cám ơn anh Shin đã cố tình vẽ cái chất đầu như vậy để gợi ý ;)).

(http://olympiavn.org/forum/index.php?action=dlattach;topic=116.0;attach=5344)
Tuy nhiên em có thắc mắc là tại sao bước cộng HCHO rồi tách proton nó không tách như hình II mà lại tách như hình I làm chi :-??.

(http://olympiavn.org/forum/index.php?action=dlattach;topic=116.0;attach=5346)

Sao mấy cái chữ "reaction" toàn type thiếu "c" là sao nhỉ +_+.

shindo:
Giải thích cho chú Xi này :D .

(http://img7.imageshack.us/img7/6159/cochee.gif) (http://img7.imageshack.us/my.php?image=cochee.gif)
: Re: Tổng hợp Hữu cơ
: shindo 03 May, 2009, 08:26:10 PM
Bài tiếp nữa nào :D

Năm 1994, Danishefsky đã tổng hợp thành công Mamanuthaquinon, là một "đứa con lai" của một sesquiterpen và một quinon, nó là một chất được sản sinh ra trong quá trình trao đổi chất bậc hai của một số loài động vật biển. Chất này được quan tâm tổng hợp vì những nghiên cứu trước đó cho thấy rằng nó có thể hiện hoạt tính chống ung thư ruột kết. Quá trình tổng hợp của Danishefsky được mô tả như sau:

(http://img7.imageshack.us/img7/7981/tonghop.gif) (http://img7.imageshack.us/my.php?image=tonghop.gif)

Để đơn giản, một lần nữa anh đã bỏ qua những chi tiết tinh vi về lập thể phản ứng

Oxy:
Tài liệu tham khảo: Review: Hydroxyquinones: Synthesis and Reactivity.
Laboratory of Organic Chemistry, Chemistry Department, University of Thessaloniki, Thessaloniki.
:l>.
Chiều đi học về em hỏi một vài chỗ :D.
(http://olympiavn.org/forum/index.php?action=dlattach;topic=116.0;attach=5381)
: Re: Tổng hợp Hữu cơ
: shindo 05 May, 2009, 12:49:46 AM
Từ xiclohexanon và các hóa chất cần thiết tùy chọn hãy đề nghị một phương án tổng hợp 8-metylhydrind-3-en-2-on (8-metylbixiclo[4.3.0]non-3-en-2-on)

Tạm không có chemoffice nên các chú chịu khó học danh pháp tí, mà muốn học Hữu cơ phải biết chút chút về danh pháp đã ^^

minhduy2110:
em chả biết đã điều chế đúng cái cần phải điều chế chưa  L-) Phần danh pháp em không nhớ lắm  :-S
(http://olympiavn.org/forum/index.php?action=dlattach;topic=116.0;attach=5401)

chienbinhnam2324:
Mình thấy cái bước cộng Grignard của bạn hơi nguy hiểm, vì nó có đến 2 vị trí để tác kích.
Nếu sản phẩm là chất cuối cùng thì em xin thử đề nghị sơ đồ sau
(http://olympiavn.org/forum/index.php?action=dlattach;topic=116.0;attach=5411)

shindo:
Hì, ở đây phản ứng cơ Mg thì vòng 6 lại ưu tiên hơn 5 rồi :D , nói chung có đến hai vị trí ngay cạnh nhau thì thật khó xác định con đường tối ưu.
Quang chú ý, nếu dùng enamin thì CHƯA CHẮC nó đã ra như thế, nhỡ như nó SN trước, hoặc có thể là tách nữa thì sao ? :D

shindo:
Anh thấy không sao cả, càng nhiều bài càng hay, mỗi ngày một bài cũng buồn, cứ tự nhiên và thoải mái, bài em hay đấy :D .
Góp ý chút, không cứ enamine đâu, lựa chọn một tác nhân không có tính nucleophile như LDA là một lựa chọn tối ưu hơn nhiều :D .

Oxy:
LDA vào bên kia thì sao anh ^^.

shindo:
Ô, anh đâu có bảo LDA vào bên này, anh chỉ nói là sẽ ưu thế hơn nếu dùng một tác nhân không có tính Nu thôi cơ mà, anh chưa khẳng định gì hết nhé
:D.

chienbinhnam2324:
Vậy theo em nghĩ thì mình tạo 2 cái liên kết đôi cùng 1 lúc

Oxy:
Thế thì khi cộng cái CuLi kia nó vào luôn cả 2 phía thì sao :D.
: Re: Tổng hợp Hữu cơ
: chienbinhnam2324 05 May, 2009, 10:41:19 PM
Xác định cấu trúc của A, B, C biết:

(http://olympiavn.org/forum/index.php?action=dlattach;topic=116.0;attach=5415)
: Re: Tổng hợp Hữu cơ
: halogen1992 10 May, 2009, 07:58:39 AM
Trao đổi 1 bài tập nho nhỏ !
Từ CH3COOC2H5 điều chế chất sau

(http://olympiavn.org/forum/index.php?action=dlattach;topic=116.0;attach=5456)
: Re: Tổng hợp Hữu cơ
: halogen1992 10 May, 2009, 10:14:29 PM
Đây là một chút kiến thức nho nhỏ em đóng góp cho diễn đàn, lần đâu post bài dài khó tránh sai sót. Rất mong ý kiến phản hồi từ mọi người.
Chân thành cám ơn anh Shindo và bạn Oxy đã đọc bản thảo và đóng góp ý kiến quý báu cho bài viết


ỨNG DỤNG CỦA HỢP CHẤT CƠ LƯU HUỲNH TRONG TỔNG HỢP HỮU CƠ


 (http://img525.imageshack.us/img525/2051/20090511093701.png)

І. Khái quát
   Các ứng dụng :
    _ Bảo vệ nhóm C=O
 (http://img525.imageshack.us/img525/5572/20090511093716.png)

_ Cho phản ứng khử có tính chọn lọc  vì tạo thioaxetan vòng ( chú ý : -SH là một nhóm có tính nucleophin mạnh nên không tác dụng với các chất chứa nhóm dễ tách.
VD:
Nếu khử BrCH2CH2CHO bằng phản ứng này sẽ xảy ra sự dehydrohalogenua


_ Cho phản ứng thế SN
Phản ứng thế nucleophin có thể dùng để nối mạch Cacbon hoặc tạo vòng
 (http://img525.imageshack.us/img525/2725/20090511093730.png)


II. Ứng dụng
  VD1:
 (http://img525.imageshack.us/img525/9876/20090511093739.png)

  Nhận xét : Ta quan sát thấy -Cl của chất đầu được thay thế bởi R-CHO, ta có thể dùng đặc tính phản ứng thế của cơ Lưu Huỳnh để điều chế mạch Cacbon như sản phẩm và đặc biệt SH(CH2)3SH còn giúp ta tạo ra được chức –CHO
 (http://img525.imageshack.us/img525/8476/20090511093751.png)
 
 VD2:
(http://img525.imageshack.us/img525/2807/20090511093759.png)

Nhận xét : xem nhóm C=O ở trung tâm ----> dùng đặc tính phản ứng SN của thioaxetal vòng để gắn 2 nhóm còn lại vào.
 
(http://img155.imageshack.us/img155/7026/20090511093843.png)
VD3:
Thực hiện quá trình chuyển hóa
a/   (CH3)3CCOCH2COCH3 ------>  (CH3)3CCOCH2CH2CH3
b/PhCOCH2CH3 ------> PhCOCH2CHO

aNhóm xeton không bị án ngữ không gian được chuyển hóa thành thioxetal vòng, Khử bằng Ni- Raney tạo sp.
b)Trong trường hợp này nhóm Andehit hoạt động hơn nhóm xeton nên được chuyển hóa thành thioaxetal vòng , sau đó khử bằng Ni-Raney tạo sp.
VD4:
Điều chế:
(http://img155.imageshack.us/img155/8563/20090511093856.png)

(http://img525.imageshack.us/img525/6159/20090511093907.png)
 
VD5:
Điều chế: CH3CH2CHOHCHO

Nhận xét: Sử dụng đặc tính tạo anion của thioaxetal vòng tác dụng vào Cacbon tích điện dương cụ thể ở đây là nhóm C=O

(http://img525.imageshack.us/img525/2478/20090511093917.png)
 
III. Bài tập tổng hợp
Sử dụng tất các các kiến thức đã nêu ở trên:
     
Bài tập1:
(http://img525.imageshack.us/img525/6219/20090511093937.png)
 
Bài tập 2:
 
(http://img525.imageshack.us/img525/3325/20090511094010.png)
 
Bài tập 3:
(http://img525.imageshack.us/img525/5813/20090511094118.png)
: Re: Tổng hợp Hữu cơ
: hongheo 13 May, 2009, 01:55:59 PM
Đây là đề nghị của em cho bài tổng hợp,mong các anh chỉ giáo thêm,máy hỏng nên đưa muộn quá ^:)^

(http://olympiavn.org/forum/index.php?action=dlattach;topic=116.0;attach=5465)

Oxy:
Hic bài tập nho nhỏ thôi mà làm phức tạp thế.
Hướng như thế này (hình).
Cả tuần nay lười quá không đụng đến mấy cái này :l>.
(http://olympiavn.org/forum/index.php?action=dlattach;topic=116.0;attach=5467)

hongheo:
Cách của Cao tổng hợp theo Pall-Knorr đúng không,ban đầu mình làm thế nhưng không hiểu sao thầy bảo kiểu này hiệu suất không cao nên mới chuyển theo Feist-Benari :(.

shindo:
Đúng, tổng hợp Paal - Knorr rất chập chờn, đi Feist - Benari có kết quả tốt hơn hẳn, nhưng ở đây chúng ta chỉ làm trên giấy, nên chọn những con đường đơn giản và không sai về lý thuyết sẽ có kết quả cao hơn :D .

Oxy:
Tổng hợp giấy mà ^^.
Được cái ngắn gọn :D. Làm dài dòng 1 hồi hiệu suất chung cũng chỉ được đến thế :)).

hongheo:
Đáp án trong sách của tớ là cứ dùng phản ứng ngưng tụ điều chế ra chất cuối có cấu tạo như của bạn Cao làm còn phản ứng cuối cùng là dùng P2S5 để tạo ra sản phẩm
: Re: Tổng hợp Hữu cơ
: halogen1992 19 May, 2009, 11:47:24 PM
Cho em hỏi chuyển hóa sau có thể dùng cách nào khác không ? chất xúc tác nhìn vĩ đại quá  ^:)^ !

(http://olympiavn.org/forum/index.php?action=dlattach;topic=116.0;attach=5538)

shindo:
Nobel Chemistry 2005 - the metathesis reaction. Miễn bàn về cơ chế.

Đó cũng là con đường ngắn nhất để nối hai đầu đó lại với nhau một cách gọn gàng nhất có thể, phản ứng này đã tạo nên một cuộc cách mạng thực sự trong tổng hợp hữu cơ.

Nếu muốn đi con đường khác phải chấp nhận đi dài, và phải dùng các phản ứng thoái phân do ở đây có sự cắt bỏ 2 cacbon. Ở đây anh đề nghị một lối thoát như sau:

1. Ozon phân liên kết đôi để loại đi 2 cacbon đầu nhánh.
2. Khử hóa CHO thành ancol bằng natri bohydrua, sau đó là photpho triclorua.
3. Wurtz, rồi thơm hóa bằng Se.

halogen1992:
Thơm hóa bằng Se là thế nào hả anh ? sản phẩm chỉ có 1 liên kết đôi thôi mà ! ~X(

shindo:
À, nói theo ngôn ngữ bình dân là dehydro hóa ấy mà.

Oxy:
Nhìn cái icon "~X(" của halogen "ấy ấy" quá ^^. Có vẻ bạn tin tưởng hoàn toàn vào những gì anh Shindo đã nói ở trên, và không hiểu sao lại như thế, rồi lại tự trách mình kém hiểu biết, abcabc, vv và vv... ^^.

Thực ra bạn đúng. Căn bản cái hợp chất trên kia có phải hợp chất thơm đâu mà thơm hóa :)). Thánh nhân còn có khi nhầm mà :D.
Phản ứng metathesis trên dùng cái "chất xúc tác vĩ đại" có tên là Grubbs, và phản ứng gọi là Grubbs reaction. Đồng ý với anh Shin đó là con đường ngắn nhất để tạo ra sản phẩm kia :D.
Tham khảo thêm tại các link sau nhé:
http://en.wikipedia.org/wiki/Olefin_metathesis (http://en.wikipedia.org/wiki/Olefin_metathesis)
http://www.organic-chemistry.org/namedreactions/olefin-metathesis.shtm (http://www.organic-chemistry.org/namedreactions/olefin-metathesis.shtm)

Mặt khác cũng chân thành khuyên bạn halogen là bỏ cái cuốn Modern Organic Synthesis đó qua một bên đi ^:)^. Tập trung vào học những cái cơ bản trước đã. Mọi thứ phải bắt đầu từ gốc mà :D.
Cũng không rõ trình độ của halogen thế nào :-?. Chưa thấy thể hiện gì nhiều. Nếu đã là hàng "siêu khủng" rồi thì cứ đọc đi ^:)^.

shindo:
Ờ đúng, cóc phải hệ liên hợp :)) . Thế mà đêm tối lại nhìn ra 2-metylpiridon mới đau đầu chứ :)).
: Re: Tổng hợp Hữu cơ
: shindo 22 May, 2009, 12:15:36 PM
Từ benzen và các chất hữu cơ không quá 3 cacbon hãy tổng hợp hydrocarbon sau đây:

(http://img34.imageshack.us/img34/2664/truxone.gif) (http://img34.imageshack.us/my.php?image=truxone.gif)

halogen1992:
Sai sót ở đâu các anh chị chỉ bảo thêm ạ !
(http://olympiavn.org/forum/index.php?action=dlattach;topic=116.0;attach=5591)
(http://olympiavn.org/forum/index.php?action=dlattach;topic=116.0;attach=5597)

shindo:
Cách làm thì không có gì sai, chỉ phạm mỗi tội là dài quá. Có ai có con đường ngắn hơn không :D .

shindo:
Hihì, thực ra chỉ có một thao tác đơn giản là cho benzen tác dụng với ClCH2CH2COOH (AlCl3, sau đó là photpho pentaoxit) rồi đun nóng sản phẩm hai vòng thu được (indanon) trong axit sunfuric sẽ thu được hydrocarbon này (Hausmann, 1889) ^^ .

Giờ là câu hỏi, cơ chế của phản ứng cuối như thế nào (đun nóng indanon với axit sunfuric)

halogen1992:
Em mò được tới chất A là bí rồi  ~X( mầy hàng còn lại là cuội không hà !  :P 
Sai sót ở đâu các an chị chỉ bảo thêm ! :)
(http://olympiavn.org/forum/index.php?action=dlattach;topic=116.0;attach=5601)
: Re: Tổng hợp Hữu cơ
: Oxy 24 May, 2009, 07:13:53 PM
Sau đây là sơ đồ tổng hợp Prostaglandin F2 - alpha. Mọi người thử sức nhé ;)).
(http://img43.imageshack.us/img43/1676/56626738.gif)

hongheo:
Mình xin đính chính lại là từ A ra B dùng CH2=C(Cl)CN,còn lại chuẩn tất :)).

Oxy:
Sao hôm qua hỏi có phải Cl không thì lại nói chính xác là CN /:)

halogen1992:Lập thể thì mình mù  :((
Còn chỗ tách nước mình không biết ở phản ứng nào nên đoán đại ! rất mong các bạn chỉ giáo thêm !
Rất cám ơn anh Shin và Oxi đã nhiệt tình giúp đỡ ! :x
(http://olympiavn.org/forum/index.php?action=dlattach;topic=116.0;attach=5627)

Oxy:
Đáp án đây:
(http://img37.imageshack.us/img37/3669/98092606.gif)

@Shin: Giờ em mới để ý toàn bộ những cái này là racemic :)). Rắc rối bắt đầu ở chỗ phản ứng D-A. Khi làm đáp án ban đầu em vẽ CN và Cl ở bên kia, kết quả là bị ngược, thu được đối quang của một hội ở dưới :)).
Có cách nào sửa chữa không nhỉ :D.

halogen1992:
Cao có thể chỉ cho mình cách nào để biết lập thể của phản ứng không ? giống như bài này ấy, khi nào thì vẽ nét đậm, khi nào thì vẽ nét nhạt ?

shindo:
Nét đậm hay nhạt tùy thuộc vào mình, chứ không phải vào lập thể. Tức là ưa đậm nhạt gì tùy, miễn sao có thể đáp ứng được về cấu hình tuyệt đối, tức R, S phải đúng như chất gốc thì mới chấp nhận.

Muốn biết trong phản ứng lúc nào đậm, lúc nào nên nhạt vui lòng xem lại những bài viết về lập thể cơ chế của anh, đã viết rất rõ rồi.
: Re: Tổng hợp Hữu cơ
: halogen1992 25 May, 2009, 08:47:37 PM
Mọi người cho em hỏi tác nhân Bu3SnH,AlBN và Zn(BH4)2dùng để làm gì ạ ?

Oxy:
AIBN: Azobisisobutyronitrile, một tác nhân tạo gốc tự do.
(http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/3/3f/AIBN-radical-2D.png/400px-AIBN-radical-2D.png)

Bu3SnH kết hợp với AIBN tạo ra gốc tự do Bu3Sn*, có tác dụng thay thế halogen bằng H theo cơ chế gốc.

(http://www.organic-chemistry.org/chemicals/reductions/tribut1.gif)
Zn(BH4)2 có tác dụng khử giống NaBH4, tuy nhiên khả năng tạo phức của Zn2+ khiến cho phản ứng khử trở nên chọn lọc lập thể :D.
: Re: Tổng hợp Hữu cơ
: shindo 26 May, 2009, 05:42:22 PM
Lâu nay chả thấy thằng Xi hay thằng Hưng, thằng Vũ làm gì cả thế ? Mấy đứa này ngồi yên mà ngó à :)) . Giờ ai ngon đánh nhau với cái này xem thế nào :D .

(http://img33.imageshack.us/img33/6716/58657977.gif) (http://img33.imageshack.us/my.php?image=58657977.gif)

shindo:
Đáp án cho bài trên, khó thì không khó, chỉ chỗ xeten hơi kỳ lạ :D

(http://img291.imageshack.us/img291/485/22947313.gif) (http://img291.imageshack.us/my.php?image=22947313.gif)

: Re: Tổng hợp Hữu cơ
: chem0407p 26 May, 2009, 06:37:58 PM
Tổng hợp Prostaglandin F2 Alpha còn có một số cách khác, ví dụ cách tổng hợp toàn phần bên dưới đã được nguyên cứu kỹ.
(http://i443.photobucket.com/albums/qq156/chem0407p/Picture1-79.png)
(http://i443.photobucket.com/albums/qq156/chem0407p/Picture2-27.png)

shindo:
Cách tổng hợp này rất hay, nhưng nó đụng chạm đến nhiều khái niệm không dính tới hóa học phổ thông lắm, như tổng hợp pha rắn, và các phản ứng ghép mạch sử dụng xúc tác kim loại chuyển tiếp, là những thành tựu lớn của tổng hợp hữu cơ hiện đại, nó giúp chúng ta có thể tiến hành tổng hợp bằng những bước ngắn hơn, và hiệu suất cao hơn. Dãy ở đây chúng ta đang phải làm là con đường tổng hợp mà Professor E.J.Corey (Harvard) cùng các đồng sự đã công bố vào năm 1969.

Cảm ơn bạn đã giới thiệu về con đường mới này :D . Vậy nếu bạn không phiền thì có thể viết cho các em nhỏ ở đây hiểu một chút về tổng hợp pha rắn, cũng như các phản ứng ghép mạch mới không, xem như là bài đọc thêm tham khảo, mở rộng kiến thức :D .
: Re: Tổng hợp Hữu cơ
: shindo 28 May, 2009, 06:32:19 PM
Để cho bài tập lần này không quá khó chúng ta sẽ không xem xét nhiều đến lập thể phản ứng :D . Ở đây sẽ có nhiều tác nhân mới, và phản ứng mới được giới thiệu. Nếu có ai muốn đi sâu hơn về Hóa hữu cơ thì thử dãy này xem :D .

(http://img505.imageshack.us/img505/6963/58571747.gif) (http://img505.imageshack.us/my.php?image=58571747.gif)

Oxy:
Nộp bài :x.
(http://olympiavn.org/forum/index.php?action=dlattach;topic=116.0;attach=5657)

shindo:
Hic, đúng rồi, chẳng thể cãi chỗ nào được T_T .


: Re: Tổng hợp Hữu cơ
: shindo 29 May, 2009, 12:08:39 PM
Thử cái này xem, lần này cho các chú tha hồ phát huy trí tưởng tượng phong phú của mình nhé :)) . Không cho chất cuối, cũng không cho thông tin thêm (phòng search) ^^

(http://img41.imageshack.us/img41/4664/91683306.gif) (http://img41.imageshack.us/my.php?image=91683306.gif)

chelobi:
Anh shin cho em hỏi chất cuối có phải cái này không ạ:
(http://olympiavn.org/forum/index.php?action=dlattach;topic=116.0;attach=5680)

shindo:
Thứ nhất, nối đôi không quá nhiều như thế ^^
Thứ hai, trong toàn chuỗi nhóm bảo vệ silic không hề bị động tới :D .

chelobi:
Chất này đã được chưa anh:
(http://olympiavn.org/forum/index.php?action=dlattach;topic=116.0;attach=5682)

shindo:
Xuất sắc, nhưng cũng chỉ mới là gần chạm đến đích, thiếu tầm... 1m nữa :D .

Oxy:
Mãi mới có thời gian ngồi vẽ cái này :(.
(http://olympiavn.org/forum/index.php?action=dlattach;topic=116.0;attach=5688)

shindo:
Lại thêm một chú nữa chỉ cách đích 1 cacbon, lần này lại là thằng Cao :)) .

chelobi:
@shin: rốt cục thì vấn đề bài của anh nằm ở chỗ nào vậy, kiến thức em còn hạn hẹp nên không biết được ~X(.

shindo:
Dạo này box Hữu cơ đông vui phết, tiếp tục phát huy thế này nhé :)) .
Okie, tất cả các chú sai ở giai đoạn enolate CH2 = C(ONa)(OMe) :D .

Ôi, đáp án cho bài tổng hợp cũ đây, bài xì pam thứ ba ngàn của mình ở diễn đàn :)) . Nguyên dãy này là những gì mà các nhà hóa tổng hợp đã thực hiện để tổng hợp Dolastatine, những gì chúng ta đang thảo luận là 1/3 con đường nổi tiếng đó :D

(http://img193.imageshack.us/img193/6774/24699309.gif) (http://img193.imageshack.us/my.php?image=24699309.gif)

Do lỗi hình vẽ nên quên bỏ nhóm OPG (PG là nhóm bảo vệ silic) ở nhánh C2, mọi người thông cảm T_T. Trong toàn dãy nhóm bảo vệ vẫn bảo toàn
: Re: Tổng hợp Hữu cơ
: hongheo 30 May, 2009, 07:23:51 PM
@shin: dạo này bận làm đề cương quá, giờ mới ngó được bài của anh. Cao tớ bảo sao chỗ LiAlH4 thứ 2 cậu cho bay luôn cả nối đôi à, làm sao khử được. Mình ra gần giống chelobi, cũng chẳng biết nữa. Trong lúc chờ anh shin em xin phép đưa thêm mấy bài mà em gộp được trong thời gian làm đề cương.
 1. Hoàn thành chuỗi phản ứng sau
(http://img32.imageshack.us/img32/7079/69057278.gif).

 2. Chất sau là hidrocacbon có hình lồng chim được tổng hợp vào năm 1954.
a) Hãy đề xuất cách tổng hợp đi từ các hợp chất mạch hở
b) Có lưu ý gì trong quá trình tổng hợp chất trên.
(http://olympiavn.org/forum/index.php?action=dlattach;topic=116.0;attach=5692)

Oxy:
1, Liên kết đôi được hoạt hoá bởi C=O có thể khử được.
2, Phản ứng đầu trong chuỗi thứ nhất tớ đã hỏi anh Shin cách đây... gần nửa năm :)).
Bài tập ở đâu thế :D.
3, Cái lồng chim này cũng được post rồi thì phải ;)).

hongheo:
Cao nhận nhanh thế, đúng là từ phản ứng cậu hỏi anh shin đấy, lồng chim thì chưa thấy đâu :)).

shindo:
Cái lồng chim này mới nhìn thấy ngờ ngờ rằng bài này dễ của mình quá à :)) . Bài này nếu thằng nào tinh thì chỉ việc mần trong từ 2 - 3 bước ^^ .

chelobi:
Đề nghị của em cho bài tổng hợp lồng chim:
(http://olympiavn.org/forum/index.php?action=dlattach;topic=116.0;attach=5726)
@shin: thôi anh viết luôn cho em với,chờ anh hongheo lâu quá :(.

hongheo:
Không ai có hứng với mấy bài chuỗi của tớ à. Bài 1 là 1,3-dipolar cycloaddtion bình thường thôi mà,cái này đã được nói đến khá nhiều thời gian qua,có gì mời sang topic cơ chế.

hongheo:
Bài 2:chelobi là bạn nào ra mình gặp tý,làm chuẩn thế ;)),nhưng mà thiếu chú ý nhá:trước khi đóng vòng 2+2 thì cái sản phẩm kia có 2 dạng enđo sinh ra,cần tách bỏ dạng không thuận lợi cho đóng vòng để nâng cao hiệu suất.

Oxy:
Hưng có vẻ khoái dùng acetylene vào phản ứng D-A nhỉ ;)).
Điều chế cyclopentadiene đóng vòng cái BrMgCH=CH-[CH2]2-CHO hay BrMgCH2-CH=CH-CH2-CHO có phải nhanh không :D.

hongheo:
Mà chất cậu đưa làm gì tồn tại nhỉ, phản ứng luôn còn đâu :D.
: Re: Tổng hợp Hữu cơ
: hongheo 30 May, 2009, 07:45:21 PM
3. Biết M là 1 chất có trong tinh dầu gỗ cây thiết mộc, hoàn thành chuỗi phản ứng sau

(http://img40.imageshack.us/img40/4577/66850949.gif)

hongheo:
Nốt bài 3 nhá, vội quá nên vẽ không được đẹp, M thì bỏ thằng =O đi là xong
(http://olympiavn.org/forum/index.php?action=dlattach;topic=116.0;attach=5752)
: Re: Tổng hợp Hữu cơ
: hongheo 01 June, 2009, 10:40:55 PM
Tổng hợp Bisabolen từ axit mevalovic:CH3C(OH)(CH2CH2OH)CH2COOH và các hợp chất không quá 3C
(http://olympiavn.org/forum/index.php?action=dlattach;topic=116.0;attach=5754)

halogen1992:
Kiến thức nông cạn mong các bạn chỉ giáo thêm!
Bài mình dài quá ! cám ơn các bạn đã đọc  ^:)^
(http://olympiavn.org/forum/index.php?action=dlattach;topic=116.0;attach=5759)

halogen1992:
Mình xin " chơi nổi "  b-(  đề xuất thêm 1 cách nữa, mong các bạn chỉ giáo thêm
(http://olympiavn.org/forum/index.php?action=dlattach;topic=116.0;attach=5761)
: Re: Tổng hợp Hữu cơ
: shindo 02 June, 2009, 10:36:24 PM
Và bây giờ là bài tổng hợp tiếp theo, với nhiều người thì nó chẳng lạ lùng gì, nhưng chưa ai dám nói là mình đã thử hết, và đúng hết :)) .
: Re: Tổng hợp Hữu cơ
: halogen1992 03 June, 2009, 11:17:25 AM
Cho em hỏi có những phương pháp nào điều chế ra chất sau ạ ?
Phương pháp dùng LiAlH4 rồi I2 em thấy vì có dùng chất khử mạnh nên nó có thể " tấn công" những nhóm chức khác. Còn phương pháp nào "an toàn" hơn không ạ ?
(http://olympiavn.org/forum/index.php?action=dlattach;topic=116.0;attach=5772)

shindo:
Điều chế từ đâu mới được chứ :))

halogen1992:
Vì trong quyển sách của em, những phản ứng ghép mạch có nối đôi, thì thường hay sử dụng những hợp chất có dạng như thế, nhưng khổ nỗi nó không nói làm sao điều chế được những chất ấy  :(( .Nên em muốn biết có cách nào điều chế được những chất đó !

shindo:
Thằng cu chắc vớ nhầm phải cuốn Crosscoupling nào rồi chứ gì, chỉ có cái đó mới phải chạy qua các tác chất vinyl halogenua và vinyl boran thôi, sau đó ghép với phức kim loại chuyển tiếp, cái này hay thiệt ^^ .

Người ta có thể điều chế các vinyl iodua bằng nhiều cách, ở đây anh chỉ dám nêu cách mà tất cả có thể hiểu được, chứ đi xa hơn vào lĩnh vực của crosscoupling thì anh không dám, và cũng không muốn (Trước anh có viết sơ sơ về crosscoupling cho chemvn, ai tìm được bài đó thì nên đọc ^^)

CH2 = CH - Cl ---1/Mg, ete; 2/ I2----> CH2 = CH - I + MgICl
: Re: Tổng hợp Hữu cơ
: hongheo 09 June, 2009, 08:27:36 PM
Ai có hứng mời chiến tiếp với mấy bài tổng hợp hữu cơ sau:

1.Từ các chất vô cơ tổng hợp 1 chất hữu cơ có khối lượng nhỏ nhất có thể có 4 đồng phân cấu hình.

Yan_sora:
Những bài thế này anh nghĩ đừng nên đưa lên làm gì, vì nó có tính chất đánh đố quá... củ chuối. Phân tích thử nhé:

1) Chẳng ai còn tổng hợp chất hữu cơ  phức tạp mà đi từ hợp chất vô cơ nữa, mất thời gian và chẳng được lợi ích gì mấy.

2) Chất như vậy thì theo đáp án của em là chất gì? Nếu là anh, anh chọn một đáp án là: HDC = CD - CHDT, đứa nào giỏi tổng hợp phát, anh tin cái chất này là thuộc hàng min rồi đấy :))

hongheo:
Anh Thiên đưa ra chất có M to quá :)),của em be bé tý nữa cơ ;)).

minhduy2110:
có thể là HDTC-CH=NH không ;))

hongheo:
Mọi người nghĩ hơi phức tạp rồi,chất này đâu có khó vậy nhỉ :).

Yan_sora:
Thế chú cho cái chất đó ra xem nào :-??

hongheo:
Không ai có hứng với mấy bài của em à, chất mọi người băn khoăn đơn giản chỉ là CHDT-C14HDT :)), còn điều chế thì miễn bàn.
: Re: Tổng hợp Hữu cơ
: hongheo 09 June, 2009, 08:32:55 PM
2.Từ các hợp chất không quá 4 nguyên tử C điều chế [(CH3)3C]3CD.

3.Bộ khung cacbon của azulen có ý nghĩa đặc biệt trong sinh tổng hợp các hợp chất thiên nhiên.Trong 1 nghiên cứu người ta điều chế được 2,4,6-trimetylazulen như hình vẽ
Biết A,B  có công thức phân tử C7H8O2.Hoàn thành sơ đồ phản ứng có giải thích bằng cơ chế phù hợp.Giai đoạn làm giảm mạnh hiệu suất là ở đâu,tại sao.
(http://olympiavn.org/forum/index.php?action=dlattach;topic=116.0;attach=5806)

4.Hoàn thành chuỗi phản ứng sau
(http://olympiavn.org/forum/index.php?action=dlattach;topic=116.0;attach=5811)
: Tổng hợp Hữu cơ
: Yan_sora 10 June, 2009, 04:21:30 PM
Mình nghĩ bạn chem0407p không cần copy hết tất cả từ chemvn sang đây đâu, chỉ cần dẫn link là được rồi, bởi:

- Bài viết đó bên Diễn đàn Thế giới Hóa học, bạn chỉ cần trích dẫn link là được, copy rồi để lỗi như thế nó không hay.

- Thứ nữa là bài viết đó thực chất là của... admin shindo forum này thôi :)) (Zero = shindo)

Link: http://chemvn.net/chemvn/showthread.php?t=2565

Mình cũng vừa thấy bài này của bạn bên chem4all, nói chung những bài chi tiết thế này bạn cũng nên ghi rõ nguồn, người viết cụ thể, diễn đàn này không thiếu người có khả năng search nên cũng không quá khó để tìm tài liệu, do vậy không cần thiết phải đưa kiến thức lên theo kiểu copy như vậy.

Hi vọng bạn rút kinh nghiệm lần sau :)
: Re: Tổng hợp Hữu cơ
: nguyenhonghai123 17 June, 2009, 10:14:01 PM
Trùng hợp buta-1,3-đien thu được bao nhiêu polime?
Sản phẩm chính khi cộng CH2=CH-CHO với HBr là gì. HBr có cộng hợp được vào liên kết đôi trong nhóm andehit không

chelobi:
Trùng hợp tạo ra 2 polime theo kiểu cis và trans, ngoài ra còn có phản ứng cộng D-A.
Sản phấm chính của cái đó là Br-CH2-CH2-CHO, do tạo carbocartion bền hơn.Ở đây là phản ứng AE, không cộng được vào C=O đâu bạn, cộng vào C=O là AN.

nguyenhonghai123:
Thế nhưng tại sao HCN lại phản ứng được với gốc anđêhit và cho mình hỏi phenol có phản ứng tự loại nước tạo thành ete như etanol không vậy

shindo:
Phenol không thể tách nước tạo ete như ancol, còn HCN cộng được do nhóm C=O dễ cộng với HCN chứ sao.

kuteboy:
Cho mình hỏi bạn chelobi 1 tí, buta-1,3-đien trùng hợp theo kiểu 1,2 hoặc 1,4 tạo tối đa 2 polime ( không tính sản phẩm phụ như nhị hợp..), thế trùng hợp theo kiểu cis-trans là sao , buta-1,3-dien đâu có đồng phân cis-trans? Cộng D-A cũng tính là trùng hợp hay sao??

minhduy2110:
kuteboy vẽ thử cấu tạo của sản phẩm phản ứng trùng hợp ra là biết ngay tại sao lại có cis và trans. Trùng hợp 1,2 thì không tạo được 2 đồng phân cis, trans. Vẽ thử sản phẩm của phản ứng trùng hợp 1,4 ra đi.

kuteboy:
Sản phẩm trùng hợp 1,4 thì có cis-trans, vậy là tổng cộng có 3 polime ạ. Nhưng em muốn hỏi về kiểu trùng hợp cis-trans chứ không phải là sản phẩm. Cộng  D-A thì sao ạ?

hongheo:
Vẽ ra 1,4 thì có 2 polime ,1,2 thì chỉ có 1. Đang nói về sản phẩm mà, làm gì có kiểu trùng hợp cis-trans :). Cộng D-A mình nghĩ chẳng sao cả, chẳng qua chỉ là 1 sản phẩm phụ thôi.

halogen1992:
1 số sản phẩm của quá trình trùng hợp buta-1,3-đien
(http://olympiavn.org/forum/index.php?action=dlattach;topic=116.0;attach=5891)

kuteboy:
Bạn chelobi ghi là trùng hợp theo kiểu cis và trans nên mình thắc mắc thôi. Thông thường trùng hợp thường được hiểu theo nghĩa nào nhỉ, nếu chỉ là nhị hợp thì sản phẩm có thể xem là polime chưa hay chỉ là oligome, mình chỉ thắc mắc ngoài lề tí thôi tại cái quyển của Bộ không tính cis-trans và sản phẩm phụ mặc dù vẫn cho phương trình nhị hợp trong chương trình. Vòng 8 cũng là sản phẩm phụ à, mình nghĩ nếu liên hợp thì sản phẩm nhị hợp phía trên bền hơn chứ!
: Re: Tổng hợp Hữu cơ
: kuteboy 18 June, 2009, 10:57:47 AM
Phản ứng đóng vòng  D-A tạo vòng 6 cạnh thì không cần tài liệu chuyên, trong quyển chuẩn kiến thức cũng có nhắc tới. Em hỏi 2 vấn đề:
1. Em nghĩ sản phẩm vòng 8 sẽ ít tạo thành?
2. Sự nhị hợp chỉ tạo sản phẩm phụ chứ không là polime?

Yan_sora:
Nhị hợp buta-1,3-diene tạo ra cyclobuta-1,4-diene làm gì có, lấy đâu ra sản phẩm cộng [4 + 4] @-)

halogen1992:
Em cũng đang muốn hỏi chỗ đó đây, trong sách của em nó viết thế :|

Yan_sora:
Chú học sách gì? Nước ngoài thì... chắc có, Việt Nam thì... khó tin =))

halogen1992:
Em đọc trong cuốn BÀI TẬP LÝ THUYẾT VÀ THỰC NGHIỆM HÓA HỌC của Cao Cự Giác, không chỉ có cái này mà những vụ khác như hai nhóm MgCl- nằm cùng 1 phân tử hay tạo ra 3 vòng xiclohexan giáp cạnh bằng phản úng D-A liên tiếp của Hidrocacbon  cũng từ cuốn này đấy ạ ! ~X(

Yan_sora:
À, thế thì... dẹp đi  8-X Bác Cao Cự Giác chỉ giỏi viết sách luyện thi Đại học với HSG Tỉnh thôi, lí thuyết nâng cao của bác viết chán lắm, không có tham khảo gì nhiều đâu. Ôn thi QG thì không nên chơi theo bác ấy, có trình độ E kha khá thì đọc sách nước ngoài là hợp lí nhất B-)

kuteboy:
May quá, vậy mà em hỏi cả buổi chả ai lên tiếng phản ứng với cái sản phẩm ấy cả. Anh Yans cho em hỏi tiếp vậy trùng hợp buta-1.3-đien có phải thu tối đa là 3 polime ( 2cis-trans 1,4 và 1 sp cộng 1,2). Có tính sản phẩm nhị hợp không anh?

Yan_sora:
Sản phẩm cộng nhị hợp là oligome (2 < monome < 10). Theo như cuốn Cao phân tử của GS. TS. Ngô Duy Cường (ĐH KHTN Hà Nội) thì trùng hợp kiểu butađien-1,3 tạo được các cấu hình sau:

- Cấu hình 1, 4-cis.

- Cấu hình 1, 4-trans.

- Cấu hình 1, 2.

Ngoài ra còn có thể có một số cái sâu hơn thì có cấu hình isotactic, syndiotactic hay atactic - Nhưng mà cũng chẳng cần nêu ra :D
: Re: Tổng hợp Hữu cơ
: nguyenhonghai123 18 June, 2009, 09:39:21 PM
Mọi người trả lời hộ mình mấy câu này với:
1. Khi cho n-propylbenzen tác dụng với brom theo tỉ lệ mol 1:1 (ánh sáng, nhiệt độ)  thì thu được sản phẩm chính là:
A.1-brom-1-phenylpropan
B.2-brom-1-phenylpropan
C.1-brom-3-phenylpropan
D.1-brom-4-(n-propyl)benzen
2. A có CTPT là C6H6O2. A tác dụng với NaOH theo tỉ lệ mol 1:2 và tác dụng với Br2 trong dung dịch theo tỉ lệ 1:3. CTCT của A là gì.
3.làm thế nào để nhận biết propanal và propenal

shindo:
1. A đúng, vì gốc tự do tạo thành ở A bền nhất
2. 1,3-dihydroxibenzen
3. Cách dễ hiểu nhất là oxy hóa bằng oxy / Mn2+ để chuyển một cái thành axit no, một cái thành axit không no rồi dùng brom mà nhận biết.

nguyenhonghai123:
Anh ơi làm thế nào để so sánh độ bền của các gốc tự do ạ.
Trùng hợp isopren có phải ra 4 sản phẩm không.
nói dung dịch brom và dung dich nước brom có gì khác nhau không ạ

shindo:
Nếu chú học chuyên hóa thì độ bền gốc được xét dựa trên hiệu ứng +C và +H (đôi khi cả +I), cái nào được hỗ trợ nhiều hơn bởi những hiệu ứng này sẽ ưu tiên bền nhất. Còn không phải dân chuyên Hóa thì... chấp nhận kết quả thôi.

Trùng hợp isopren chính xác thu được 4 sản phẩm

Tạm thời không có gì khác nhau giữa hai cái đó trong chương trình THPT hiện hành, nhưng nếu đi sâu xa hơn như thi QG thì phải hiểu rõ dung dịch brom là TRONG DUNG MÔI NÀO.
: Re: Tổng hợp Hữu cơ
: halogen1992 19 June, 2009, 10:12:57 AM
Em giải bài này có sai chỗ nào không ạ ?
1)Điều chế novocain từ toluen và các chất hữu cơ chứa không quá 3 C.
Novocain: p–O2N–C6H4–COOCH2CH2 N(C2H5)2
(http://olympiavn.org/forum/index.php?action=dlattach;topic=116.0;attach=5912)
 
2) Điều chế Spiro[2.2]pentan từ CH4
(http://olympiavn.org/forum/index.php?action=dlattach;topic=116.0;attach=5914;image)

Yan_sora:
Phản ứng H2N-Et + NaOH --> Et2NH ở đâu ra "thú vị" thế :D?

Tốt nhất là không nên có phản ứng oxi hóa nitrotoluen thành nitrobenzoic trực tiếp như vậy, dễ có phản ứng decacboxy hóa. Theo anh thì nên dùng Cl2/askt để tạo dẫn xuất triclo rồi thủy phân tạo axit, các phản ứng đều thực hiện khá êm :D
: Re: Tổng hợp Hữu cơ
: halogen1992 19 June, 2009, 01:16:34 PM
1) Điều chế p–O2N–C6H4–NO2 từ benzen
Em có thể tạo ra p - NO2-C6H4-NH2 rồi oxi hóa được không ạ ?
2)Điều chế các chất sau ( hình 1) từ CH4 và các chất vô cơ thích hợp.
Câu 1) em bí  ~X(
Câu 2) em nghĩ điều chế ra xiclohexadien nhưng không biết cộng H2O bằng tác nhân nào để tạo sản phẩm.  ~X(
3) Từ CH4 điều chế thuốc nổ hexogen ( hình 2)
Câu này em bí luôn !  :((
4) Cho em hỏi chất này điều chế thế nào ạ ?  EtO-CHO, EtO-COOEt
Các anh giúp dùm ạ  :-S

(http://olympiavn.org/forum/index.php?action=dlattach;topic=116.0;attach=5916)
__
(http://olympiavn.org/forum/index.php?action=dlattach;topic=116.0;attach=5918)


Yan_sora:
Câu 3. Trước giờ hexogen chỉ mới thấy có phản ứng này:

(http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/f/f5/Synthesis_hexogen.svg/469px-Synthesis_hexogen.svg.png)

Phương trình cụ thể: (CH2)6N4 + 10HNO3 → (CH2-N-NO2)3 + 3CH2(ONO2)2 + NH4NO3 + 3H2O

Chất (CH2)6N4 là hexamin hay còn được biết nhiều với cái tên urotropin. Nó được điều chế từ phản ứng giữa NH3 và HCHO.

([wiki]Hexamethylenetetramine[/wiki]: Hexamine, also called hexamethylenetetramine or methenamine (INN), is a heterocyclic organic compound that can be prepared by the reaction of formaldehyde and ammonia.)

shindo:
1. Có gì đâu mà bí hở trời, cái này chả có gì cả. Tổng hợp 1,4-diaminobenzen đi, có vấn đề gì với nó đâu. Chỉ việc tổng hợp anilin rồi bảo vệ bằng Ac2O sau đó nitro hóa êm bằng NO2BF4 hoặc MeCOONO2.

2.
a) Dùng cái nền của câu 1 trên, và tự nghĩ tiếp, cũng chỉ là một trò mèo tương tự
b) Hydro hóa hoàn toàn quinon hoặc 1,4-dihydroxibenzen (sản phẩm oxy hóa êm phenol)

3. Thiên đã làm

4. Chất đầu tiên thì khỏe nhất là chú em ozon phân EtOCH = CH2, nó được tạo thành bằng cách cho axetilen + etanol (phương pháp điều chế vinylete), còn cái thứ hai thì cho etanol + photgen thôi, chả có gì cả.

minhduy2110:
=)) chất đầu tiên câu 4 =)) sao không ai nhận ra là este nhỉ B-) HCOOEt, anh Shin lại còn ozon phân lằng nhằng 8-}

Shin: Ờ đúng, sao mình... ngu thế =)) . Công nhận dở thật ^^

cong.darkness:
Cái câu 2 kia cho em làm thử:
benzen-->nitro benzen---(+H2SO4,to) rồi nitro hóa và tách nhóm -HSO3 --> 1,2-đi nitro benzen--(nitro hóa) --> sp .

Anh ơi! Sao cái novocain em tìm được lại khác cái chất của bạn halogen vậy?
http://en.wikipedia.org/wiki/Novocain

Yan_sora:
Đinitro hóa thì đừng hòng về được tetranitro 8->
: Re: Tổng hợp Hữu cơ
: halogen1992 19 June, 2009, 11:52:52 PM
Giúp em các bài này với ạ !  :((
1) Từ toluen điều chế saccarin 
2) Từ xiclopropan điều chế
    a) Biphenyl
    b) Teflon
3) Từ benzen và các chất hữu cơ chứa không quá 3C Tổng hợp các chất sau
(http://olympiavn.org/forum/index.php?action=dlattach;topic=116.0;attach=5937)

cong.darkness:
Câu 1 thì anh shin làm từ mấy tháng trước rồi:
http://www.olympiavn.org/forum/index.php?topic=164.3075
Cầu 2
+C3H6--> C3H8 --> CH4+C2H4.
Điều chế ra phenol rồi brom hóa sau đó nối mạch bằng ( Li+CuI)-->biphenyl
+CH4-->2CHCl3---(HF)-->2CHClF2--(to)-->C2F4.-->trùng hợp.

Câu 3 em không biết vẽ lên .!

kuteboy:
Nhân tiện cho em hỏi từ clorofom ra freon-22 như bạn darkness làm thì nếu thay HF bằng SbF3 thì khác nhau thế nào?

shindo:
SbF3 là tác nhân flo hóa mạnh hơn nên sẽ dẫn tới khả năng toàn H sẽ bị thay thế.

@Đắc nét: Corey - House không nối mạch biphenyl được, trừ khi chú mày dùng Heck, Suzuki... thì may ra ^^ . Tốt nhất là dùng Ullmann coupling, đun PhX (X là Br hoặc I) với Cu sẽ thu được biphenyl với hiệu suất cao. Hoặc thế này cho dễ hiểu.
benzen --- + xiclohexylclorua / nhôm clorua------> xiclohexylbenzen ---Ni, nhiệt----> biphenyl

kuteboy:
Nếu như toàn bộ H bị thay thế thì khả năng tạo freon-22 là thấp hơn so với dùng HF hay sao?

shindo:
Thường chẳng ai dùng HF để tạo freon, mà dùng hỗn hợp HF với một tác nhân flo hóa khác như SbF3 hay CoF3 cho nó êm.

Về câu 3 của chú halogen chỉ cần tổng hợp diol tương ứng rồi cho cộng với photgen là ok. Tổng hợp diol thì quá dễ rồi.
: Re: Tổng hợp Hữu cơ
: shindo 20 June, 2009, 10:20:39 PM
Giới thiệu với các chú đây là đề thi tổng hợp hữu cơ hết học phần lớp cao học năm ngoái, trường Đại học khoa học tự nhiên Thành Phố Hồ Chí Minh, cái đề siêu củ bựa :)) .

Thời gian làm bài là 90 phút, dĩ nhiên không xài tài liệu :)) .

Bài 1: Bổ túc các phản ứng sau

(http://img26.imageshack.us/img26/4124/17030807.gif) (http://img26.imageshack.us/i/17030807.gif/)

Bài 2:

1. Phosphacon tức dietyl-p-nitrophenylphotphat là một loại thuốc trừ sâu có hiệu lực cao được điều chế từ etanol, photpho oxiclorua và p-nitrophenol. Xây dựng quy trình điều chế chất này với một số tác nhân thích hợp.

2. Các sunfonamit có tính kháng sinh quan trọng được điều chế từ các thiol và một amin tương ứng. Xây dựng quá trình điều chế sunfaguanidin từ p-aminothiophenol và guanidin (NH2)2C = NH với các tác nhân thích hợp.

Đứa nào làm được cái đề củ bựa này mà không dùng đến sự trợ lực của search cũng như tài liệu tham khảo anh công nhận xuất sắc :D

hongheo:
Bài 1 em còn 3 phát chẳng biết ra kiểu gì nữa, bài 2 phần 2 có lẽ là chan-lam coupling phải không anh :-?.

shindo:
Bài 2.2 chẳng đến mức ấy đâu, chú search công thức của sunfaguanidin bằng google sẽ thấy ngay con đường tổng hợp :)) . Bài đó cú ở chỗ không cho chất, chỉ cho tên thường nên... chẳng thể tổng hợp được =)) .

Còn bài 1 vướng ba chỗ nào ?

hongheo:
Em vào wiki thấy có mỗi cái công thức có tổng hợp đâu,căn bản mấy hôm trước vừa đọc cái chan-lam nên ấn tượng quá :)).

Bài 1 polymer đầu với cái chỗ B-C ở 6 anh ạ.

shindo:
Bài 1 là trùng hợp anion ấy mà, A là R - CH2 (- C(Me) = CH )n- CH2Li. Thủy phân ra cao su isopren. Còn 6 là chuyển vị 2 lần ra xeton, bài này anh nghĩ mãi đến ban chiều mới tìm được tài liệu, quá kinh dị :)) .

Mà nhìn công thức là biết tổng hợp rồi còn gì nữa ^^ .

Yan_sora:
Bài 1 thì gợi ý thế này, như cái cao su Buna, vì sao nó tên như vậy? Vì đó là sự trùng hợp của butadien-1,3 với xúc tác kim loại Na hoặc hợp chất có hoạt tính mạnh như NaNH2 ---> Ở đây RLi cũng tương tự ---> Suy đoán ra là trùng hợp anion, dĩ nhiên dùng nước là để thủy phân, xử lí Li đi thôi :D

shindo:
Cho các chú cái đáp án bài 6, bài này lạ nên dĩ nhiên khó đoán (hai bước đầu của sự tạo thành C đều có sự chuyển vị ankyl-boran), ngay bản thân anh cũng không đoán được mãi cho đến chiều đọc Carey Sundberg phần cơ kim để ôn bài :)) .

(http://img230.imageshack.us/img230/4073/63612921.gif) (http://img230.imageshack.us/i/63612921.gif/)

halogen1992:
Bài 1.3 em làm càng, nên ngớ ngẫn thế này ! 8-}
(http://olympiavn.org/forum/index.php?action=dlattach;topic=116.0;attach=5951)

Yan_sora:
Nếu chất này đúng thì bước trung gian cũng là... sai :-?? Làm gì có sự tồn tại của một trianion như vậy được?

shindo:
Chính xác là ở đây chỉ ortholiti hóa được 1 chỗ thôi, chứ không đến ba chỗ ^^ . Bài này chỉ thế một lần :D . Không để ý cấu trúc cái trianion :D

halogen1992:
Thế này đúng chưa ạ ?
1.5  c--->D là tách nước phải không  ?
Các anh gợi ý cho em 1.7 được không  ?
(http://olympiavn.org/forum/index.php?action=dlattach;topic=116.0;attach=5955)

shindo:
1.5 là toàn quy trình Reformatsky nổi tiếng đây mà ^^

Sản phẩm đầu là este của hydroxiaxit (C) và sau đó thủy phân este tạo hydroxiaxit (D). Thường H3O+ không tách nước (do axit loãng), H+ mới tách nước

1.7 tham khảo Ziegler (AlR3)- Natta (sau đó bố này thêm cái TiCl4 vào).
: Re: Tổng hợp Hữu cơ
: halogen1992 20 June, 2009, 11:11:13 PM
Làm sao ta tổng hợp được chất này ạ ?
(http://olympiavn.org/forum/index.php?action=dlattach;topic=116.0;attach=5945)

shindo:
Tổng hợp nó làm gì, tham gia vào Suzuki coupling à ?

Phương pháp chung tổng hợp thằng boran như thế này: RLi ----1)BCl3, 2) NaOH loãng-----> sản phẩm

Yan_sora:
Shindo:     ArLi + B(i-OPr)3 -----> Ar-B(i-OPr)2 + H2O ---> Ar - B(OH)2

shindo:
Cũng như nhau cả thôi, vì B(OR)3 cũng đi từ BX3 mà ra cả ^^ , nhưng cái BCl3 thì không được dùng nhiều trong tổng hợp :D .
: Re: Tổng hợp Hữu cơ
: halogen1992 21 June, 2009, 01:14:40 AM
Giúp em bài này với ạ ?
Hình 1 :Từ cumen và các chất vô cơ hãy điều chế polime sau:
(http://olympiavn.org/forum/index.php?action=dlattach;topic=116.0;attach=5959)
Hình 2 : Điều chế chất hữu cơ sau từ axeton, benzanđehit và axit malonic
(http://olympiavn.org/forum/index.php?action=dlattach;topic=116.0;attach=5971)

chelobi:
Câu 1 oxi hóa cumen ra phenol và axeton rồi cộng 2 thứ này vào nhau trong môi trường H+, sản phẩm thu được cộng với phenol với xúc tác AlCl3, sau đó cho tác dụng với COCl2 trong môi trường kiềm theo tỉ lệ 1:1, trùng hợp cái thu được là xong. Đây là polime policacbonat là 1 loại nhựa trong, nhẹ nên dùng làm mũ bảo hiểm.
Câu 2 ngưng tụ bình thường rồi cộng với axeton là xong,có gì đâu nhỉ?
: Re: Tổng hợp Hữu cơ
: hongheo 22 June, 2009, 09:05:48 AM
Tiếp 1 bài tổng hợp :)), hoàn thành chuỗi phản ứng sau:
(http://olympiavn.org/forum/index.php?action=dlattach;topic=116.0;attach=5983)

Oxy: Sao hình vẽ kinh thế :-S.

@Cao: vẽ vội nên không được đẹp, vẫn còn nhìn được, thông cảm ^:)^.

Đính chính tý: đúng ra là HC(OEt)3, mọi người thông cảm ;).

chelobi:
Đề nghị cho bài tổng hợp của anh hongheo. Nguồn gốc sâu xa của dãy này chính là tổng hợp axit ascisic.
(http://olympiavn.org/forum/index.php?action=dlattach;topic=116.0;attach=6017)

halogen1992:
Bạn giải thích dùm mình cơ chế tạo A,B được không ?

hongheo:
Robinson annulation, 2 kiểu đóng vòng 2 sản phẩm, bạn cứ vẽ cơ chế sẽ thấy :)).
: Re: Tổng hợp Hữu cơ
: shindo 22 June, 2009, 09:13:56 AM
Hôm nay cao hứng mượn tạm bài tổng hợp của Brazil cho mấy đứa làm chơi :))

(http://img19.imageshack.us/img19/3567/63628168.gif) (http://img19.imageshack.us/i/63628168.gif/)

Trích từ  bài 6 đề thi chọn 4 thành viên đội tuyển Olympic Hóa học Brazil dự thi IChO (tháng 4.2008). Shindo mạn phép lấy ra và tỉa tót ^^

chelobi:
Anh ơi sản phẩm cuối là cái này đúng không ạ.
(http://olympiavn.org/forum/index.php?action=dlattach;topic=116.0;attach=5991)

Đúng là nó, setraline ^^

cong.darkness:
Anh có thể vẽ ra cái A,B,C được không?Cái phản ứng thứ 2 lạ quá!

hongheo:
Phản ứng thứ 2 có gì lạ đâu, nó là stobbe condensation mà:
(http://img30.imageshack.us/img30/7841/664pxstobbemechanismsvg.png)
: Re: Tổng hợp Hữu cơ
: shindo 22 June, 2009, 09:02:27 PM
Bài nữa cho vui đê ^^

(http://img259.imageshack.us/img259/3033/94703038.gif) (http://img259.imageshack.us/i/94703038.gif/)

hongheo:
Sau một hồi vẽ vời, cuối cùng em ra chất này, anh shin xem okie chưa??? Lười vẽ quá, cho em nói mồm tý, bắt đầu từ A là phá vòng lacton rồi ngưng tụ tạo ra 1 vòng mới nữa chứa N, phản ứng 2 nối đôi vòng này bị khử tất, các phản ứng sau cứ tiến hành bình thường ra chất cuối như dưới :-?.

Risaperidone, chuẩn lắm ^^
: Re: Tổng hợp Hữu cơ
: shindo 22 June, 2009, 11:20:37 PM
Lại tiếp một dãy nữa đê ^^

(http://img413.imageshack.us/img413/496/61406105.gif) (http://img413.imageshack.us/i/61406105.gif/)

Câu hỏi phụ: Từ chất đầu tùy chọn và dị vòng tương ứng hãy đề nghị một con đường tốt nhất để tổng hợp tác nhân chuyển hóa D thành E :D .

halogen1992:
Mấy bài khó quá nhìn đáp án cũng không hiểu luôn  ~X(
Em chỉ xin đề cử câu hỏi phụ thôi ạ ! Anh xem có sai ở đâu không ?
(http://olympiavn.org/forum/index.php?action=dlattach;topic=116.0;attach=6000)

shindo:
Quá có, nếu đầu NH kia đập vào vòng epoxy thì toi à ^^.

halogen1992:
Sách của em viết là trong môi trường bazo OH thành O- ái nhân hơn N  ( theo cách dịch của em  ~X( )

shindo:
Nhưng em cũng nên để ý cho anh một điều, nếu môi trường base thì vòng epoxy đã không còn là chính nó ^^

halogen1992:
Em đầu hàng 2 tay  :-S
Vậy nếu em bảo vệ 1 N trên vòng rồi cho những phản ứng còn lại xảy ra trên N kia, vậy có được không anh ?

shindo:
Ơ hơ, tùy vào em bảo vệ bằng cái gì thôi ^^ . Nhớ là vòng epoxy của chúng ta mong manh và dễ vỡ như... thủy tinh vậy :)) .

halogen1992:
Nhưng em cũng nên để ý cho anh một điều, nếu môi trường base thì vòng epoxy đã không còn là chính nó ^
Em không hiểu lắm còn trường hợp này thì sao hả anh ?
Bảo vệ bằng Boc thì sao hả anh ?
(http://olympiavn.org/forum/index.php?action=dlattach;topic=116.0;attach=6002)
shindo:
Ở đây không được dùng base quá mạnh như NaOH hay axit quá mạnh, vì nó sẽ làm vỡ vòng epoxy tạo diol. Tuy nhiên nếu sử dụng kiềm yếu thì mọi thứ sẽ diễn ra đúng như phản ứng của em.

Em vẫn chưa đưa vấn đề vào trọng tâm, làm thế nào điều chế được tác nhân đó ?

halogen1992:
Các anh và các bạn chỉ giáo thêm !
(http://olympiavn.org/forum/index.php?action=dlattach;topic=116.0;attach=6006)

hongheo:
Câu hỏi phụ thừa 1 chỗ kìa  ;), còn chỗ cuối thì dùng hydro phân chứ, axit HBr thế kia mà nó không xử ête chắc. Còn sản phẩm trong chuỗi mình ra khác bạn nhiều :).Xem bên dưới nhé :).
(http://olympiavn.org/forum/index.php?action=dlattach;topic=116.0;attach=6008)
@halogen:đợi tý mình vẽ dãy, lười quá =)).
Ok, quetiapine ^^
(http://olympiavn.org/forum/index.php?action=dlattach;topic=116.0;attach=6010)
Thế này okie nhá halogen :D
@shin: bài này làm đúng không cộng điểm cho em à ;)).

halogen1992:
Nhận khuyết điểm trong câu hỏi phụ  :((
Vậy cậu đưa dãy của cậu lên đi, để mình học hỏi thêm.  ;)
: Re: Tổng hợp Hữu cơ
: halogen1992 24 June, 2009, 01:27:12 PM
Các anh và các bạn giúp em dãy này với !  ~X(
(http://olympiavn.org/forum/index.php?action=dlattach;topic=116.0;attach=6039)
(http://olympiavn.org/forum/index.php?action=dlattach;topic=116.0;attach=6041)

hongheo:
Còn đây là đề nghị cho bài tổng hợp 1 của bạn, bài 2 mình nghĩ sai thế nào ấy, tự dưng lạ có Reformatsky, mấy chỗ sau cũng khó hiểu.
(http://olympiavn.org/forum/index.php?action=dlattach;topic=116.0;attach=6051)
Thôi chết đính chính tý, 2 cái đầu là CH2Cl và 1 bước chuyển thành CH2OH nữa,chân thành cáo lỗi  ^:)^

Oxy:
Sai rồi Hưng ơi :)).
Thứ nhất, làm gì có chuyện có 2 nhóm MgBr ở gần nhau thế được.
Thứ hai, cấu hình của sản phẩm có thể không đúng.
Thứ ba, cơ Mg oánh vào cái CHO tạo ra oxy-anion. Cái này oánh lại vào Cl sinh ra epoxy ngay :-j.

hongheo:
Thứ nhất, chất này chỉ có 2 C, không thể tách đi đâu được, tốn tại tốt ấy chứ  :D.
Thứ 2, tớ nghĩ bài này chỉ là điều chế, không đề cập đến hiệu suất nên làm thế này xong tách ra cũng được chứ làm sao mà đúng cấu hình y nguyên.
Thứ 3, làm gì mà đánh được toàn bộ tạo epoxy thế, tớ nghĩ cái này chỉ giảm hiệu suất phần nào thôi.
Cuối cùng, mong các cao thủ khác cho ý kiến bổ sung ^:)^.

Oxy:
Ờ, 1 là chất đề bài cho, thế thì miễn bàn :)).
Epoxy đánh được toàn bộ, cực dễ ~>:). Bởi vì sau khi + cơ Mg phải thủy phân nữa. Đằng này chưa thủy phân nó tách béng ra MgBrCl với vòng epoxy, quá ngon.
Nhưng mà thế thì ảnh hưởng mấy đâu nhỉ :)).

halogen1992:
Cho tớ hỏi tí, nếu tổng hợp chất A, thì làm sao biết chắc 2-OH sẽ cùng nằm bên phải hay là cùng nằm bên trái !  ~X(

Yan_sora:
Hai chất A - B chỉ khác nhau bởi cấu hình 2 nguyên tử C3 và C4, sự khác nhau này có do phản ứng cộng đồng thời của nhóm AO4 (như MnO4- hoặc OsO4) rồi thủy phân để tạo ra 2 nhóm -OH cùng phía. Do vậy điều chế A và B thực ra đều cùng một hướng, chúng tạo ra từ hỗn hợp và tách ra bởi phương pháp sắc kí.

(http://img4.imageshack.us/img4/4707/85357493.gif)

Theo một hướng phân tích ngược (tạm bỏ qua các yếu tố lập thể ở những bước cuối) ta có quá trình tóm tắt như hình trên. Ở đây nên chuyển nhóm chức clo trong Cl-CH2-CH=O thành một nhóm khác bền với tác nhân Grignard.

Để có thể tạo ra cấu hình cho C2 và C5 phù hợp thì chắc chỉ có phương pháp... sắc kí lần lượt sau mỗi bước cộng tác nhân Grignard và thủy phân, bởi việc phản ứng AN này khó mà chọn lọc được :-?? Tớ nghĩ lựa chọn dùng sắc kí là có thể, bởi giai đoạn cuối cũng phải dùng nó để tách riêng A và B.

Còn chất BrMg - C=C - MgBr vẫn tồn tại, nó được dùng nhiều trong công nghiệp tổng hợp polymer :D
: Re: Tổng hợp Hữu cơ
: halogen1992 25 June, 2009, 01:11:57 PM
Mình nghĩ C6H100 là chất này (CH3CH2)2C=C=O Nhưng không biết nếu thế thì nó đime hóa thế nào  ~X(
(http://olympiavn.org/forum/index.php?action=dlattach;topic=116.0;attach=6053)

cong.darkness:
Dạng của nó là 2,2,4,4-tetra etyl xiclobutan-1,3-dion.Mình nghĩ nó chỉ đóng vòng bình thường thôi.

hongheo:
Chỗ cuối đime có thể tạo 2 dạng đóng vòng: 1 là tạo lacton, 2 là tạo vòng cyclobutandion.

shindo:
Xeten dime hóa tạo lacton bốn cạnh ưu thế hơn.

Yan_sora:
[wiki]Ketene[/wiki]: Ketenes are generally very reactive, and participate in various cycloadditions. They will also undergo [2+2] cycloaddition reactions with electron-rich alkynes to form cyclobutenones, or carbonyl groups to form beta-lactones.

Một đáp án đề nghị cho bài tập của ku halogen :)

(http://img145.imageshack.us/img145/8481/19856502.gif)

Hưng rút kinh nghiệm, khi giải những bài tập có thể có nhiều đáp án như thế này em nên tìm thêm thông tin từ các nguồn tài liệu để hoàn chỉnh đáp án hơn, như thế sẽ rất có lợi cho em trong việc ôn thi HSG, kiến thức sẽ vững hơn.
: Re: Tổng hợp Hữu cơ
: hongheo 25 June, 2009, 06:56:10 PM
Okie, cảm ơn anh Thiên rất nhiều, tiện anh cho em hỏi thêm 1 chút về phương pháp sắc kí được không  :-?. Còn đây là đáp án cho 2 bài tổng hợp ở trang này: http://www.olympiavn.org/forum/index.php?topic=116.420, còn gì nữa không halogen  ;)), có gì ra yahoo trao đổi thêm.

(http://olympiavn.org/forum/index.php?action=dlattach;topic=116.0;attach=6058)

: Tổng hợp Hữu cơ
: Yan_sora 25 June, 2009, 08:22:18 PM
Đáng lẽ cái này anh không nên viết mà phải bác Hưng hoặc anh shin viết thì mới đủ "chất" nhưng mà ngặt nỗi bác Hưng thì... bận đi nhậu còn anh shin đang đi chữa ung thư vú nên anh đàng viết trước một bài tóm tắt qua loa vậy T_T

Phương pháp sắc kí (Chromatography)

(http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/3/3f/Chromatography_column.PNG)

Phương pháp này được phát hiện và đưa vào thực nghiệm vào khoảng cuối thế kỉ XIX, đầu thế kí XX. Theo một số tài liệu như Fundamentals of Analytical Chemistry (8th Edition) của Douglas A. Skoog hay Hóa học Phân tích của các giảng viên trường ĐH KHTN (thầy Trần Tứ Hiếu, Từ Vọng Nghi, ...) thì phương pháp này ra đời vào năm 1903 bởi nhà thực vật học người Nga [wiki]Mikhail Semyonovich Tsvet[/wiki].

(http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/3/3d/Tsvet_ms.jpg)

Mikhail Semyonovich Tsvet

Phương pháp này đã giải quyết được vấn đề tách các hợp chất có tính chất gần như tương đồng ra khỏi nhau theo một cơ chế độc đáo. Ví dụ như với các nguyên tố đất hiếm (dãy lantanit hoặc actanit) là các nguyên tố có tính chất rất giống nhau, trước đây để tách chúng bằng phương pháp kết tủa, người ta phải thực hiện hàng trăm, hàng nghìn lần tách nhưng vẫn không thể thu được chất tinh khiết, hoặc với trường hợp các đồng phân hữu cơ (đồng phân vị trí nhóm chức, đồng phân quang học, ...) thì việc có một số khác biệt nhỏ trong cấu trúc như vị trí của một nhóm chức nào đấy sẽ không làm ảnh hưởng nhiều đến tính chất của chúng, do đó sẽ khó để tách riêng chúng ra. Tuy nhiên từ khi phương pháp sắc kí ra đời, những vấn đề này đã được giải quyết. Một số vấn đề cơ bản như cơ sở lí thuyết, nguyên lí tách, ... có thể được tóm tắt ngắn gọn như sau (Phương pháp được trình bày ở đây là một phương pháp khá đơn giản và cổ điển).

- Cơ sở của phương pháp sắc kí dựa trên sự phân bố của các cấu tử khác nhau trong các dung môi là không giống nhau, kể cả các chất có tính chất gần tương đồng thì vẫn có một sự chênh lệch nào đó. Để tách các cấu tử này ra riêng biệt với nhau người ta sử dụng một hệ thống cột sắc kí, bao gồm hai thành phần: Pha tĩnh (stationary phase) là pha đứng yên, thường là chất rắn hoặc chất lỏng có khả năng hấp thụ các chất phân tích và pha động (mobile phase) là một pha liên tục di chuyển qua pha tĩnh, là chất khí hoặc chất lỏng.

- Người ta cho chất phân tích vào cột đã sẵn pha tĩnh, sau đó cho pha động liên tục dội qua. Ban đầu khi chất phân tích được cho vào pha tĩnh thì các cấu tử phân bố bất kì trên pha tĩnh, tuy nhiên do ái lực của mỗi chất với pha tĩnh là khác nhau nên những chất nào có ái lực với pha tĩnh mạnh sẽ phân bố tốt hơn. Khi pha động đi qua thì các cấu tử có điều kiện để phân bố lại, khi các cấu tử ở pha tĩnh thì chúng không di chuyển nhưng khi ở pha động thì chúng lại di chuyển. Những chất có ái lực với pha tĩnh yếu sẽ di chuyển nhanh hơn và dần dần tách ra khỏi những chất có ái lực với pha tĩnh mạnh hơn.

(http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/3/3f/Column_chromatography_sequence.png)

Ban đầu sự tách biệt các cấu tử khác nhau sẽ rất nhỏ, nhưng quá trình hấp thụ và giải hấp này diễn ra liên tục, nhiều lần nên các cấu tử càng lúc càng xa nhau và tách ra khỏi nhau. Xem hình vẽ minh họa cho quá trình tách hỗn hợp của hai chất A và B [1]:

(http://img222.imageshack.us/img222/8983/screenhunter01jun252003.jpg)

- Như vậy: Sắc kí là quá trình tách dựa trên sự phân bố liên tục của các cấu tử chất phân tích lên hai pha: một pha thường đứng yên, có khả năng hấp thụ chất phân tích gọi là pha tĩnh, một pha di chuyển qua pha tĩnh gọi là pha động. Do các cấu tử chất phân tích có ái lực khác nhau với pha tĩnh nên khi pha động đi qua chúng sẽ di chuyển với các tốc độ khác nhau và tách ra khỏi nhau. Sự phân bố của chất phân tích lên hai pha thường lặp đi lặp lại nhiều lần (hàng nghìn, thậm chí là hàng triệu lần!)  [2]

Tài liệu tham khảo:

[1] Fundamentals of Analytical Chemistry, 8th Edition, Douglas A. Skoog, Stanford University, 2004.

[2] Hóa học phân tích, tập 2 - Các phương pháp phân tích công cụ, Trần Tứ Hiếu - Từ Vọng Nghi - Nguyễn Văn Ri - Nguyễn Xuân Trung, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.

Ai muốn biết chi tiết hơn thì PM hỏi admin shindo nhé, hoặc muốn hiểu sâu thêm thì PM cho bác Hưng n2h ;;)
: Re: Tổng hợp Hữu cơ
: halogen1992 26 June, 2009, 07:52:18 PM
Giúp em bài này với ạ !
Điều chế 2,3,4,5–tetrametylhexan từ propan

hongheo:
Bài của halogen:
(http://olympiavn.org/forum/index.php?action=dlattach;topic=116.0;attach=6077)
tiện đây mình đưa thêm 1 bài nho nhỏ cũng na ná bài này
Từ propen và etilen thông thường điều chế 1 ankan tự chọn có khổi lượng phân tử là 148 đvC và có 8 đồng phân cấu hình (chỉ sử dụng thêm các chất vô cơ không chứa C)
: Tổng hợp Hữu cơ
: Yan_sora 26 June, 2009, 11:59:54 PM
"Reborn" cho bài Tổng hợp cũ của thằng Hưng:

(http://i592.photobucket.com/albums/tt3/yan_olympiavn/untitled-4.gif)

hongheo:
Đáp án cho bài anh Thiên: :))
(http://olympiavn.org/forum/index.php?action=dlattach;topic=116.0;attach=6091)
: Re: Tổng hợp Hữu cơ
: shindo 27 June, 2009, 11:03:42 AM
Thằng Hưng dạo này máu me nhỉ, thôi mình cũng góp vui với anh em phát :)) . Hy vọng bài này đủ để làm khó các chú :))

(http://img13.imageshack.us/img13/8264/37662399.gif) (http://img13.imageshack.us/i/37662399.gif/)

Tất nhiên nguyên gốc nó không phải thế này, ở đây những tác nhân phức tạp đã được anh thay thế bằng các tác nhân quen thuộc, để bài này trở lại với một đề bài Classical organic synthesis ^^


Đối với các tác nhân ? thì các chú cứ tự nhiên tưởng tượng, đáp án thuyết phục nhất là đáp án mà ở đó lượng tác nhân sử dụng là ÍT NHẤT, và hiệu suất phản ứng là CAO NHẤT.

hongheo:
Bài anh shin cho vô đối quá, em vừa làm vừa đoán chỉ chắc được đến D từ E trở đi vẽ ra cứ thấy mung lung, có gì anh chỉ giáo thêm em cái :-?.
(http://olympiavn.org/forum/index.php?action=dlattach;topic=116.0;attach=6104)
@shin: em nghĩ nên biến cho đơn giản hơn bằng cách cho chất sau C phản ứng lần lượt với HN3 và sau đó m-CPBA/CH2Cl2 còn lại giữ nguyên như anh, như vậy vẫn cho đúng sản phẩm.

Oxy:
Đoạn tử D về sau em cũng thấy mông lung lắm :)). Vì thế em... thay nó bằng đoạn khác :l>.
(http://olympiavn.org/forum/index.php?action=dlattach;topic=116.0;attach=6107)

shindo:
5a là Vilsmeyer - Haack và Reformatsky thôi mà, cứ thế mà chém :))
Còn 5b là NBS thì đâu ra cái Cl vui mắt thế :)) , với lại nếu chú vẽ mạch cacbon cho nó đẹp hơn thì sẽ thấy ngay một con đường khác ^^ .
Câu 5c điều chế của chú thì làm thế cũng được, hoặc hiện đại thì dùng crosscoupling như kiểu thằng Xi đề nghị cũng êm :))
Mà thằng Xi để ý nhé, ấn vào link wiki sẽ thấy ngay :))
Chỗ C sang D thì êm nhất là chuyển vị Claisen như trong bài progesteron đấy, HCOEt3

Yan_sora:
Anh shin đọc lại đề xem sai chỗ nào không?

hongheo:
Chỗ anh bảo đấy em cũng dùng Johnson-Claisen thì miễn bàn rồi, nhưng mấy chỗ tiếp nữa thế nào anh :))

shindo:
Thì đưa nhóm TBS vào, sau đó thay bằng azide, azide bị khử thành amin, amin làm hai phát, một phát cho epoxy và một cho lacton, ra đúng chóc sản phẩm và lập thể.

Yan_sora:
Bọn em tạch hết rồi đấy, chiều nay em với thằng Xi cũng mò hết đường, cùn quá nên mới phải làm lại :)) Anh cho xin cái đáp án luôn B-)

shindo:
Đáp án cho các chú đây ^^

(http://img507.imageshack.us/img507/7568/27242827.gif) (http://img507.imageshack.us/i/27242827.gif/)


Anh sáng tác thêm bài nữa nhé :)) :D ^^

Anh ơi thừa cái C=O kìa ^^

Thì lỗi hình vẽ, cứ xem như nhóm đó không có đi ^^
: Re: Tổng hợp Hữu cơ
: halogen1992 27 June, 2009, 02:31:26 PM
Các anh và các bạn giúp em bài này a)  ~X(
Bài b) và bài điều chế HC=_C-C=_CH từ axetilen em làm có sai chỗ nào không ạ ?
(http://olympiavn.org/forum/index.php?action=dlattach;topic=116.0;attach=6096)
(http://olympiavn.org/forum/index.php?action=dlattach;topic=116.0;attach=6102)

cong.darkness:
+Mình nghĩ điều chế cái đó nên cho axetilen +2 HCHO -> but-2-in-1,4-diol.Rồi thế OH bằng Brom rồi cộng hidro.Cuối cùng thì dùng KOH/rượu.Chắc hiệu suất sẽ cao hơn!
+Câu 5a) hình như tạo dị vòng nitơ.
+Có ai cho em cái link chemdraw hay cái gì nhẹ hơn 1 tí, máy em sắp hỏng rồi!

Oxy:
Cái cuối cùng dùng [wiki]Cadiot–Chodkiewicz_coupling[/wiki] cho nó khoẻ B-).

halogen1992:
Bạn Công nói rõ hơn dùm mình được không ? tạo vòng thế nào  ~X(
: Re: Tổng hợp Hữu cơ
: shindo 27 June, 2009, 09:00:00 PM
Từ Me2CH - CHO và tất cả những gì tùy ý chọn, yêu cầu tổng hợp 1,1-dimetyl-3-bromxiclopentadien.

Oxy:
Ý anh Shin là cái chất này :D.
(http://olympiavn.org/forum/index.php?action=dlattach;topic=116.0;attach=6110)
: Re: Tổng hợp Hữu cơ
: shindo 27 June, 2009, 09:32:42 PM
Một chặng đường dài hơi, nhưng rất thú vị đây, đào bới mãi trong đống ref cuối cùng cũng tìm được một bài phù hợp ^^. Nguyên dãy tổng hợp này đã giúp đào tạo ra cho nước Mỹ một tiến sĩ ^^ . Shindo chôm tạm và tỉa tót một số giai đoạn :D .

Để dễ chịu hơn, đã bỏ qua các chi tiết về lập thể :D .

(http://img44.imageshack.us/img44/8449/49864402.gif) (http://img44.imageshack.us/i/49864402.gif/)

Taxadien là chất này nhé, chất cuối thiếu đi 1C T_T

(http://blueline.ucdavis.edu/Images/tax.jpg)

Oxy:
Bọn em bí đoạn cơ thiếc :(.
Thêm tí lập thể vào cho đẹp ~>:).
(http://olympiavn.org/forum/index.php?action=dlattach;topic=116.0;attach=6121)

shindo:
Thằng Xi mất đoạn sau, BF3 chứ không phải BBr3. Cái này xúc tác tốt cho Diels - Alder :D
Ở đây thằng cơ thiếc kia chỉ là... gốc tự do thôi :)) . Nó sẽ giải quyết thằng ancol thành hydrocarbon :D .

Yan: Anh vẽ sai hình, bọn em làm được đến thế là hết sức rồi đấy =))

Oxy: Đúng đúng, anh nhìn lại cái sản phẩm của anh kìa :-w

Oxy:
Ồ đúng là em nhìn nhầm BF3 thành BBr3 @-).
Thằng cơ thiếc chơi được cả OH ấy ạ :-?. Em tưởng nó chỉ chơi được Hal thôi. Wiki nói thế, Clayden cũng chỉ nói thế :-??.
Hiểu rồi ~>:).
: Re: Tổng hợp Hữu cơ
: hongheo 28 June, 2009, 10:03:33 PM
Lần này Cao ra tay nhanh quá  ;))

@shin: anh phác qua cho em cái chỗ Bu3SnH với. Có 2 bài mới cho mọi người đây, chúc vui :)).
(http://olympiavn.org/forum/index.php?action=dlattach;topic=116.0;attach=6125)

Oxy:
Bài của Hưng khó kinh :|. Tớ chém dãy đầu đã. Tớ không chắc là tớ đúng nhưng ai thử viết các cơ chế trong dãy xem, vui phết ~>:).
(http://olympiavn.org/forum/index.php?action=dlattach;topic=116.0;attach=6156)

hongheo:
Rất tiếc, không đơn giản thế đâu, gợi ý đây chính là 1,3-dipolar addition thôi, mọi người tiếp tục suy nghĩ nhé ;).

shindo:
Anh không nghĩ với TEA phản ứng lại là [2+2] đâu.

Hơ hơ, anh rất có hứng với hai dãy này, đảm bảo mai anh với Vũ sẽ "nộp bài" :)) . Chiều nay chém xong rồi, nhưng từ từ hãy tính ^^

Oxy: Trông giống [2+2] thôi ~>:)
Nhưng dù sao cũng sai :((.

shindo:

@Hưng: đưa cái đáp án đi, anh gãy rồi. Dãy nào cũng chỉ đi được nửa đường rồi tịt :( .

Oxy: Dãy 2 em tịt ở chỗ TFA/DCM then K2CO3, H2O :(. Chẳng đoán ra sản phẩm là cái gì nữa. Vì thế đoạn sau không thể tin tưởng được :)).

shin: Chỗ đó anh nghĩ là tạo ete vòng, nhóm OH ở trên đập vào cacbocation metylen, sau đó tách nước ở OH bên kia, và anh thua đoạn selen dioxide T_T .

Selenium dioxide có 2 khả năng: 1 là tạo 1,2-diketone nếu có sẵn 1 nhóm ketone, 2 là tạo allylic alcohol nếu có liên kết đôi :D. Ngoài ra nếu có 1,4 diketone thì nó sẽ tách 2H ở giữa tạo thành hệ liên hợp.

Oxy:
Như vậy thì sản phẩm sẽ là cái này :-?.
(http://olympiavn.org/forum/index.php?action=dlattach;topic=116.0;attach=6257)
Vấn đề nằm ở chỗ 3 mol, chứ 1 mol thì nói làm gì ?

Thằng Hưng dạo này máu me nhỉ, thôi mình cũng góp vui với anh em phát :)) . Hy vọng bài này đủ để làm khó các chú :))
Bài này của anh cũng một đống mol =)). Có lẽ vì hiệu suất không cao nên phải dùng dư ?

hongheo:
Cao dạo này còn máu me hơn mình :)), chính xác rồi đấy, còn dãy cụ thể thì như dưới, anh shin sao lại bí chỗ đấy nhỉ :-?. Còn bài 1 đã thông báo là 1,3-diporlar addtion rồi mà.

@Cao: bài cơ chế tý xét, đang mải đọc tiểu thuyết hay quá :)).

Chố đầu tiên TEA nhá mọi người, enol hóa mà, chiều vừa đọc tiểu thuyết vừa post đáp án nên lầm, đề vẫn chuẩn, anh Thiên cho em spam tý, có ai đọc ''Nếu em không phải 1 giấc mơ'' chưa  :)).

Spam với, đọc rồi :D. Đọc cả phần 2 là "Gặp lại" rồi :>.
(http://olympiavn.org/forum/index.php?action=dlattach;topic=116.0;attach=6260)
____
(http://olympiavn.org/forum/index.php?action=dlattach;topic=116.0;attach=6262)

shindo:
1,3 với cái kiểu đó thì thua cũng phải =)) .

Híc, đã nghi là cái đó rồi, nhưng cứ đau đầu chỗ 3 mol, không biết xử thế nào cho đủ T_T

Mấy bài này hay đấy chứ ^^

Oxy: Bọn em đã từng đau đầu với 3 mol cơ Mg của anh đấy /:).
Choáng hơn khi sau đó thấy 3 mol MsCl và 5 mol NaN3 =)). Cuối cùng quyết định bỏ hết :-j.
: Re: Tổng hợp Hữu cơ
: halogen1992 02 July, 2009, 02:35:52 PM
Bài này em làm đúng không ạ ?
(http://olympiavn.org/forum/index.php?action=dlattach;topic=116.0;attach=6197)
(http://olympiavn.org/forum/index.php?action=dlattach;topic=116.0;attach=6199)

Oxy:
Trừ chỗ 2 Cl gắn vào cùng 1 N ra thì đúng cả :)).
Chú ý như sau:
1, Đếm lại số H đi để biết sản phẩm là gì.
2, Nhìn lại vòng Pyr cũng có N kìa ;)).

halogen1992:
Rất cám ơn cậu ! :x
Nếu 2 Cl không gắn vào N thì nó sẽ gắn vào đâu ? phải có 2 liên kết ion thì mới đúng độ bất bảo hoà của đề chứ  ~X(
Còn cái chú ý thứ 2 tớ không hiểu 8-}

Oxy:
Thế nó gắn kiểu gì :(.
Đếm lại số H trong chất của cậu rồi so sánh với chất của đề sẽ có câu trả lời :)).
Thôi nói luôn cho nhanh, phản ứng tạo muối của amine, trong đó 1 cái là của pyridine b-(.

Yan_sora:
Đáp án B-)
(http://olympiavn.org/forum/index.php?action=dlattach;topic=116.0;attach=6201)
: Re: Tổng hợp Hữu cơ
: halogen1992 02 July, 2009, 04:00:42 PM
Cám ơn anh nhiều  :x
Cho em hỏi bài sau em làm đúng không ? ở bước thứ 3 dùng pu đó lập thể có như mong muốn không ạ ?
(http://olympiavn.org/forum/index.php?action=dlattach;topic=116.0;attach=6203)
(http://olympiavn.org/forum/index.php?action=dlattach;topic=116.0;attach=6205)

shindo:
Nhìn vào thấy ngay đã muốn gạch, ngay bước đầu tiên đã thấy vô phương rồi.

halogen1992:
Vậy thế này thì sao ạ ? lập thể có đúng không anh ?
(http://olympiavn.org/forum/index.php?action=dlattach;topic=116.0;attach=6207)

hongheo:
Hơi lằng nhằng, ví dụ như cái chât thứ 4 để nguyên nối đôi xong làm việc tiếp có phải nhanh hơn không  :)),lập thể cũng chuẩn, hơn nữa nên cho thủy phân trước khi cộng cơ Mg do khả năng phản ứng của este là rất cao nên nó ra rượu chứ không thể ra luôn xeton lại mất công điều chế lại rắc rối, thế này nhẹ nhàng hơn nhiều :)):
(http://olympiavn.org/forum/index.php?action=dlattach;topic=116.0;attach=6211)

halogen1992:
Chất cuối tách nước có chắc ra sản phẩm mong muốn không Hưng, hay là ra chất này ?  ~X(
(http://olympiavn.org/forum/index.php?action=dlattach;topic=116.0;attach=6213)

hongheo:
Tách bằng OH- thì chắc chắn ra sản phẩm như mong muốn đấy ;).

Oxy:
Chuyển thành OMs hoặc OTs trước cho dễ tách.
Theo tớ làm như Hưng vẫn... dài ;)). Đầu tiên hydro hóa bay nối đôi đi, sau đó khử hóa bằng DIBAL cho ra aldehyde, rồi cơ Mg vào, tiếp theo oxy hóa một phát ra luôn 2 cái C=O. Đoạn sau không phản đối ;)).

hongheo:
Thế cơ Mg nó không đánh vào OH chắc, linh động thế cơ mà :-j.

Oxy:
Đánh vào thì đã làm sao :-??. Dùng gấp đôi số mol vào ;)).
Strategy and Control, Chap A :)). (http://www.olympiavn.org/forum/index.php?topic=470.msg305297#msg305297)

hongheo:
Ờ đúng rồi, thủy phân xong lại về cơ bản được :)).

@un-ku-shin: bài tổng hợp của em đâu, sao bảo hôm qua nộp =)).

Oxy: Anh còn bận game ;)), chưa trả lời chúng mình được đâu :-j.

Yan_sora:
Đang định vẽ lên thì thấy thằng Xi làm rồi, hợp ý :))
Đóng góp thêm cái này cho mấy đứa tham khảo  :-$
(http://olympiavn.org/forum/index.php?action=dlattach;topic=116.0;attach=6215)

hongheo:
@halogen: xem kĩ nhé, chúc vui, sản phẩm cuối chuẩn là 2,4,6- trimetylazulen
(http://olympiavn.org/forum/index.php?action=dlattach;topic=116.0;attach=6224)
@shin: bài tổng hợp của em đâu, lâu quá =)).
: Re: Tổng hợp Hữu cơ
: halogen1992 03 July, 2009, 04:28:39 PM
Cám ơn cậu !
Cho em hỏi bài sau em làm đúng không ạ ? Giải thích dùm em những pu từ K trở đi với ạ, em chỉ đoán mò thôi  :((
(http://olympiavn.org/forum/index.php?action=dlattach;topic=116.0;attach=6232)
(http://olympiavn.org/forum/index.php?action=dlattach;topic=116.0;attach=6234)
Đề có nhầm lẫn :)). Công thức isophorone với số Hydro lẻ là kiểu gì thế kia ;)). Công thức đúng phải là C9H14O.

Oxy:
Đến M là đúng rồi. Nhưng sau đó cho CH3ONa vào làm gì nhỉ :-?.

hongheo:
Đề không rởm đâu halogen, CH3ONa sau đó H+ thì mới ra được thằng COOH chứ :D.

CH3ONa để làm gì :-??.
: Re: Tổng hợp Hữu cơ
: halogen1992 03 July, 2009, 08:26:48 PM
Sao mình làm hay gặp " đề rởm " thế nhi  :((
(http://olympiavn.org/forum/index.php?action=dlattach;topic=116.0;attach=6243)
Bài 1b em làm đúng không ạ ? 
(http://olympiavn.org/forum/index.php?action=dlattach;topic=116.0;attach=6245)
Câu 1.a) và bài 2 các anh và các bạn giúp với  ~X(

Oxy:
Bài 1a khá là... rởm do không nói rõ điều kiện môi trường gì cả :)). Phản ứng đầu có thể là F-C. Chất cuối có thể là như sau:
(http://olympiavn.org/forum/index.php?action=dlattach;topic=116.0;attach=6247)
Còn sau đây là bài 2, hy vọng bạn halogen đọc sách nhưng phải biết áp dụng nữa:
(http://olympiavn.org/forum/index.php?action=dlattach;topic=116.0;attach=6249)
: Re: Tổng hợp Hữu cơ
: shindo 04 July, 2009, 11:12:40 AM
Thằng Xi đúng bài 1 rồi, vòng 5 cạnh đấy ^^ .

Còn đây là toàn văn đáp án bài tổng hợp axit abixixic của cô Thuận, ở đây anh không dám thay đổi bất kỳ chi tiết nào trong đáp án :)) (scan ra chụp lại mà ^^) . Nguồn của đáp án này thì chắc các cu biết cả :))

(http://img232.imageshack.us/img232/4243/absicic1.jpg) (http://www.imagehosting.com/)
(http://img66.imageshack.us/img66/6861/absicic2.jpg) (http://www.imagehosting.com/)

@Hưng: đưa cái đáp án đi, anh gãy rồi. Dãy nào cũng chỉ đi được nửa đường rồi tịt :( .

Dãy 2 em tịt ở chỗ TFA/DCM then K2CO3, H2O :(. Chẳng đoán ra sản phẩm là cái gì nữa. Vì thế đoạn sau không thể tin tưởng được :)).

Chỗ đó anh nghĩ là tạo ete vòng, nhóm OH ở trên đập vào cacbocation metylen, sau đó tách nước ở OH bên kia, và anh thua đoạn selen dioxide T_T .

Selenium dioxide có 2 khả năng: 1 là tạo 1,2-diketone nếu có sẵn 1 nhóm ketone, 2 là tạo allylic alcohol nếu có liên kết đôi :D. Ngoài ra nếu có 1,4 diketone thì nó sẽ tách 2H ở giữa tạo thành hệ liên hợp.
: Re: Tổng hợp Hữu cơ
: cong.darkness 06 July, 2009, 04:56:40 PM
Anh ơi điều chế CD3-CO-cyclopentyl làm sao thế được D thay cho H ạ?

Oxy: Đọc bài này (http://www.olympiavn.org/forum/index.php?topic=116.msg286655#msg286655) và suy nghĩ thêm một chút sẽ ra. Tất cả là D thì càng đơn giản.

shindo:
Híc, tốt nhất là tổng hợp CD3Cl ngày từ đầu đi, rồi cộng vào.

halogen1992:
Trong sách của tớ có nêu pu này
(http://olympiavn.org/forum/index.php?action=dlattach;topic=116.0;attach=6275)

hongheo:
Cái này có phải bộ đề Olympic 30-4 không halogen, mình không nhớ rõ năm nào nhưng cũng gần đây thì phải, trong đó nó ghi là cơ chế trao đổi D với H linh động.

halogen1992:
Hình như là có  :P, tớ đọc nó trong quyển của Cao Cự Giác cơ ! cứ sợ nó sai nữa  :D
Cậu ở xa thế mà cũng chú ý đến oympic 30-4 à  ;)
: Re: Tổng hợp Hữu cơ
: halogen1992 07 July, 2009, 07:15:50 PM
Cho em hỏi bài sau em làm đúng không ạ ?
(http://olympiavn.org/forum/index.php?action=dlattach;topic=116.0;attach=6281)
(http://olympiavn.org/forum/index.php?action=dlattach;topic=116.0;attach=6283)

shindo:
Nhìn là biết trật, bài frontalin này mình xào chứ không ai khác :)) . Bài này có một quả lừa ^^ .

Để định hướng anh quyết định cho chú cái đáp án ^^

(http://www.faidherbe.org/site/cours/dupuis/images7/frontali.gif)

shindo:
Thế này phải không ạ ? quên mất cái tách COOH thật là  =((
(http://olympiavn.org/forum/index.php?action=dlattach;topic=116.0;attach=6285)

shindo:
Sai cơ bản, khổ thế, m-CPBA ra được diol bằng niềm tin à ?

halogen1992:
Thế này đúng chưa ạ ! làm hoài vẫn sai hoài  :((
(http://olympiavn.org/forum/index.php?action=dlattach;topic=116.0;attach=6287)

hongheo:
Mình nghĩ nó thế này cơ.
(http://olympiavn.org/forum/index.php?action=dlattach;topic=116.0;attach=6289)
@Cao: phong cách nghệ thuật ấn tượng đấy =)).

shindo:
Thực sự là thế này, O epoxy cộng proton thành OH+, sau đó oxy của xeton SN2 vào, tạo thành hệ thống như hình vẽ số 3 của chú mày.

Oxy:
Em lại nghĩ là O của C=O proton hoá, sau đó O của epoxy đánh vào :)). Dù sao cũng ra được sản phẩm :D.
Hình vẽ của Hưng... chán quá :-L.
Mới nhìn tưởng mấy cái phổ =)).
: Re: Tổng hợp Hữu cơ
: halogen1992 07 July, 2009, 10:02:51 PM
Cái sơ đồ của em đúng không ạ ?
Các câu còn lại bí hết, các anh và các bạn hướng dẫn dùm em ạ  :((
(http://olympiavn.org/forum/index.php?action=dlattach;topic=116.0;attach=6291)
(http://olympiavn.org/forum/index.php?action=dlattach;topic=116.0;attach=6293)

shindo:
Nhìn lại những bài tập do mình sáng tác mới thấy nó nhiều cạm bẫy làm sao =))

Bài này chú mày sai ngay từ bước một, do bỏ qua vai trò của AcO amoni, như anh nhớ mang máng đây là phản ứng Rodinov thì phải ^^ (lâu quá nên quên, với lại phản ứng này ít gặp, chỉ có cô Phong Lan trùm tổng hợp Dược Y HCM hay dùng ^^)

Điều quan trọng nhất là chú ý chuyển vị, nhất là Wolff và Curtius ^^

chem0407p:
@Shindo: cô Phong Lan ( TS.Phạm Khánh Phong Lan-trùm tổng hợp), nay đã chuyển công tác, làm ở Sở Y Tế TP.HCM. Cô lâu lâu mới qua trường dạy vài tiết.  :))
Anh xem lại, sao tìm chả thấy phản ứng Rodinov ở đâu cả, bài này nhắc đến khoa Dược hay ghê.

Vì dãy tổng hợp đó là sản phẩm của khoa Dược, anh lấy từ số Tạp chí Hóa học Việt Nam nam 2005, bài nghiên cứu của cô Phong Lan ra hù mấy đứa nhỏ :)) .

Thực sự dãy này thể hiện rất chính xác sự tư duy vượt ngoài sức tưởng tượng của dân tổng hợp :))

Oxy:
Phản ứng Rodionov đấy, không phải Rodinov đâu :D.

Thiếu mỗi chữ "o" :)) , mà chẳng qua phản ứng chỉ tổng hợp beta-aminoaxit thôi mà ^^ .
: Re: Tổng hợp Hữu cơ
: Oxy 08 July, 2009, 10:09:27 PM
Bài tập dễ như ăn kẹo đây :x.
(http://img44.imageshack.us/img44/4757/43348389.gif)

halogen1992:
Có sai sót gì không Cao ?
(http://olympiavn.org/forum/index.php?action=dlattach;topic=116.0;attach=6301)
Sai rồi, suy nghĩ lại nhé :D.

halogen1992:
Vậy thế này thì sao ?  hình trên bỏ quên cái nối đôi  =((
(http://olympiavn.org/forum/index.php?action=dlattach;topic=116.0;attach=6307)

shindo:
Bài này bảo toàn hệ thơm, nó chẳng thể mất đi được đâu.

halogen1992:
Vậy em sai ở bước nào hả anh :((

shindo:
Xem lại đoạn BuLi, chú mày máy móc quá.

halogen1992:
Dạ chỗ BuLi có phải thế này không ạ ?
Em thấy 2 cái nối đôi liên hợp đẹp quá nên cộng D-A luôn, cho trí tưởng tượng bay xa 8->, nhưng em lại không biết nó thơm hóa trở lại thế nào ?  ~X(
(http://olympiavn.org/forum/index.php?action=dlattach;topic=116.0;attach=6327)

Oxy:
Ồ ý tưởng đúng rồi đấy :)).
Không có sự thơm hóa trở lại đâu, và cái sản phẩm chứa vòng 4 cạnh kia cũng không được ưu tiên đâu :D.
Nhưng mà bài làm... sai :-w. Bởi vì vẽ thiếu carbon :)).
Đáp án đây :D.
(http://img224.imageshack.us/img224/7783/23074509.gif)
Lại vẽ thiếu O rồi T_T.
: Re: Tổng hợp Hữu cơ
: halogen1992 10 July, 2009, 10:42:27 AM
Đóng góp 1 bài nhỏ nhỏ em sưu tầm được :
Tổng hợp chất sau từ 1 hợp chất vòng tự chọn  <:-P

shindo:
Còn cái kia muốn vòng tự chọn chứ gì, thế thì thế này =))

(http://img158.imageshack.us/img158/4624/hehehe.gif) (http://img158.imageshack.us/i/hehehe.gif/)

Rõ ràng là thỏa mãn yêu cầu đề bài, vòng tự chọn đấy nhé =))

Đề đóm gì mà sơ hở cứ đầy ra, chú mày chẳng có tí kinh nghiệm "sáng tác" đề thế nào cả =))
: Re: Tổng hợp Hữu cơ
: halogen1992 11 July, 2009, 10:52:25 PM
Cho em hỏi muốn tạo vòng epoxit, khi nào thì dùng RCO3H, khi nào dùng H2O2/ bazo ?

shindo:
Hydroperoxide/base tạo trans-diol cơ mà ?

halogen1992:
Em không rõ ạ,  ~X(
(http://olympiavn.org/forum/index.php?action=dlattach;topic=116.0;attach=6340)

shindo:
Ra thế, cái này mình có ghi chú trong giáo án mà lại quên =))

Ở đây hydroperoxide/base là hỗn hợp dùng để epoxy hóa các hợp chất C=C-C=O, vì nếu dùng peraxit sẽ xảy ra Bayer - Villiger. Cơ chế ở đây là Michael của anion HOO-
: Re: Tổng hợp Hữu cơ
: halogen1992 24 July, 2009, 01:57:37 PM
Giúp em bài này với ạ
Hình 1:
Các chất A , E và I là những đồng phân , cũng như B và C.Các chất C , F và G là những muối .Chất F chứa 15,85% natri theo khối lượng.Có thể tạo thành được chất E bằng cách oxi hóa một số ancaloit tự nhiên.
a/ Viết tên và công thức cấu tạo của A,B,C,D,E,F,G,I.
b/Chất E được tạo thành từ ancaloit nào ?
c/Những phản ứng chuyển hóa nào được xúc tác bởi các dẫn xuất của E ? Giải thích ngắn gọn.
d/ Viết công thức cấu tạo của chất thu được khi B tác dụng lần lượt với axit nitro và với chất H
(http://olympiavn.org/forum/index.php?action=dlattach;topic=116.0;attach=6426)

Hình 2
a/ Cho biết các chất A,B,C,D,E,F là những chất nào ?
b/ Giải thích tại sao X lại giữ được nếp là ( ủi ) trên quần ?
c/ Đề xuất hợp chất nào có thể được tạo ra khi đun nóng X ?

(http://olympiavn.org/forum/index.php?action=dlattach;topic=116.0;attach=6428)

shindo:
Trước khi động nào giải thứ chú cho anh biết vị trí chất X ở câu 2 đi.

halogen1992:
Nguyên văn câu 2 đây ạ, em đánh thiếu  :-S
Quần đàn ông có thể là (ủi) được rất tốt , kể cả khi bị mưa và không hề để lại vết sắt.Hợp chất X có khả năng bảo vệ được tính chất này.Có thể tạo được X theo sơ đồ:
Hình
a/ Cho biết các chất A,B,C,D,E,F là những chất nào ?
b/ Giải thích tại sao X lại giữ được nếp là ( ủi ) trên quần ?
c/ Đề xuất hợp chất nào có thể được tạo ra khi đun nóng X ?

Oxy: X hay là F ?
Tớ viết nguyên cái đề lại đó nhưng chắc F là X rồi ^:)^  lại gặp đề rởm :-S

shindo:
Về bài 1 thì A, E, I chỉ là các đồng phân vị trí của axit pyridincacboxylic mà thôi. Còn bài 2 thì để khi nào đụng "đề thiệt" hãy bàn ^^

halogen1992:
Anh nói rõ luôn những chất còn lại của bài 1 đi ~X(
Còn bài 2 anh tìm giúp em những chất trong dãy đó thôi  :-S

Oxy:
Về bài 1 thì A, E, I chỉ là các đồng phân vị trí của axit pyridincacboxylic mà thôi.
Em không nghĩ thế :D.
Với dữ kiện A bị khử bởi Sn/HCl có thể đoán A có chứa nhóm NO2 gắn với vòng thơm (mặc dù không phải chỉ NO2 mới bị khử bởi Sn/HCl, nhưng dữ kiện khá đặc trưng :))). Như vậy B là amine, C là muối Cl => hiển nhiên.
Từ dữ kiện E + 1NaOH = F và F chứa 15,85% Na theo khối lượng suy ra khối lượng phân tử của F là 145, và của E (cũng như A và I) là 123. Vì khối lượng phân tử là lẻ nên trong phân tử phải có chứa một số lẻ nguyên tử H, điều này xảy ra khi trong phân tử có một số lẻ nguyên tử N. Ta đã biết E (cũng như A) có ít nhất 1 nguyên tử N và 2 nguyên tử O nên khối lượng phần còn lại = 77 (C6H5). Vậy A, E, I có công thức phân tử C6H5NO2. Đây là chất thường gặp nhất, và cũng có khả năng là đáp án nhiều nhất. (Thật sự đề bài kiểu này rất... vớ vẩn :-??. Nếu một cách chính xác cần xét các trường hợp còn lại, nhưng có quá nhiều trường hợp, ít nhất phải cho biết nó còn chứa thêm các nguyên tố khác ngoài C, H, N và O không chứ :-w.)
Như vậy A là nitrobenzene, E có thể là 1 trong 3 thằng: picolinic, nicotinic và isonicotinic (<-- D là nicotine =))). Kiểu này thì I cũng có khá nhiều chất đây, hic hic, không làm nữa T_T, đi chơi đã :l>.

shindo:
Đọc cái đề biết ngay E là thằng 3-PyCOOH, nhưng lại không để ý A và I nên mới suy đại =))

Kết quả cuối cùng như sau
A: nitrobenzen, E: axit nicotinic và I là một dẫn chất nitroso của một amin bậc hai nào đó, tóm lại có rất nhiều trường hợp tạo thành I. Chú mày cứ tự nhiên bốc đại một chất có công thức C6H5NO2 có N ---> O là xong.

D đúng là nicotin đấy ^^

Oxy:
I là thằng bậc 1 chứ ạ :D.
Nitroso có 2 N cơ mà ^^.

shindo:
Bậc 1 thì tạo ancol, như vậy chất của ta cũng dễ là dẫn xuất pyridin lắm, anh ngờ là pyridin - N - oxit :D

minhduy2110:
"Các chất A , E và I là những đồng phân , cũng như B và C" tức là B và C là đồng phân của nhau? @-)

halogen1992:
Còn cái chuỗi này ai giúp em với ( hình 2)

shindo:
Trả chú bài tổng hợp, để lâu sinh gào thét mệt lắm. Tính để bài này cho lớp trẻ :(

1. Hell - Volhard - Zelinsky
2. Phản ứng este hóa bình thường)
3. SN2 bình thường)
4. Thế brom
5. Tạo carbanion
6. Ghép SN2 lại tạo sản phẩm có cấu trúc đối xứng còn y nguyên 6 nhóm este COOEt

Oxy:
Hic hic em cũng làm thế này nhưng thấy... điêu quá 8-}.
Thật sự những bài như thế này chỉ còn cách... đoán đáp án thôi :)).
Ai đời Na/EtOH lại tạo được carbanion :(.

shindo:
Anh cũng nghĩ theo hướng Bouveaut - Blanc, nhưng sau khi lấy E - C mới biết nó đi theo hướng SN2 :)) .
: Re: Tổng hợp Hữu cơ
: halogen1992 29 July, 2009, 09:22:38 PM
Cho em hỏi sơ đồ tổng hợp chất sau có vấn đề gì không ạ ?
Tổng hợp chất sau từ benzen hoặc hidrocacbon C<4
(-)Cl(CH3)3N(+)CH2CH(OH)CH2COOH

(http://olympiavn.org/forum/index.php?action=dlattach;topic=116.0;attach=6483)

Yan_sora:
Nhìn bài của chú làm, lướt qua một tí thấy... chán!

Thứ nhất, đánh cho đúng công thức, propen chứ không phải proben, với lại đã cho dùng hydrocarbon có số C < 4 thì tội gì phải dùng propen rồi ozon phân cho nó lằng nhằng?

Thứ hai, [ O ] là tác nhân nào?

Thứ ba, cái hợp chất mà gồm cò 2 nhóm -COOEt ở xa -NH2 thế mà chú nghĩ bọn nó "tha" cho nhau à :))

...

Tự tìm thêm và sửa lại đi L-)

Oxy:
Từ benzene gắn mấy cái linh tinh vào, khử Birch, ozone phân, oxh thành COOH và khử thành OH...

: Re: Tổng hợp Hữu cơ
: shindo 29 July, 2009, 09:48:03 PM
Thôi cho các chú cái dãy này, bài 4 trong đề thi IChO 2009, anh ngờ tác giả là Peter Wother lắm ^^

Động não tí xem IChO nó đến đâu nhé :))

(http://img216.imageshack.us/img216/1201/94627010.jpg) (http://www.imagehosting.com/)

Yan_sora:
Đang làm việc khác nhưng thấy IChO nên cũng đú tí cho nó máu  :l> Sai là thôi, quyết tâm không làm lại đâu =))

(http://img38.imageshack.us/img38/7058/93083363.gif)

Oxy:
Anh Shin cắt béng phần gợi ý :)).
(http://img31.imageshack.us/img31/2127/20090730225616.gif)
: Re: Tổng hợp Hữu cơ
: shindo 29 July, 2009, 10:49:20 PM
Anh đồng ý với bài 4, còn giờ ta tiếp bài 5, tổng hợp keo epoxy. Nguyên bài luôn nhở :))

Việc tổng hợp keo epoxy là một quá trình công nghiệp thu lợi nhiều tỉ đôla trên toàn thế giới. Keo epoxy là một loại keo dán chất lượng cao được tổng hợp từ phản ứng của một bis-epoxit với diamin. Các bis-epoxit có thể được tổng hợp từ H và epiclohydrin C. C và H có thể được tổng hợp theo dãy sau đây

(http://img228.imageshack.us/img228/1305/icho1.jpg) (http://img228.imageshack.us/i/icho1.jpg/)

Sự tổng hợp epiclohyrin C được bắt đầu bằng phản ứng giữa propen với clo khi có mặt ánh sáng.

a) Vẽ cấu trúc A và B
b) Đề nghị công thức một tác nhân thích hợp để chuyển B thành epiclohyrin C

Quá trình tổng hợp H bắt đầu bằng phản ứng giữa benzen với propen dưới tác dụng của xúc tác axit tạo thành sản phẩm chính D và hai sản phẩm phụ E và F.

c) Vẽ cấu trúc D, E, F dựa trên các dữ kiện sau

Thành phần các nguyên tố trong D: C: 89,94% ; H: 10,06%; 6 tín hiệu trên phổ 13C NMR

Thành phần các nguyên tố trong E: C: 88,82% ; H: 11,18%; 4 tín hiệu trên phổ 13C NMR

Thành phần các nguyên tố trong F: C: 88,82% ; H: 11,18%; 5 tín hiệu trên phổ 13C NMR

Sục oxy qua dung dịch D nóng thu được G mà khi xử lý chất này trong axit tạo thành phenol và axeton.

G chuyển giấy tẩm iodua có thêm hồ tinh bột từ màu trắng sang màu xanh đen. G có 6 tín hiệu trên phổ 13C NMR và các tín hiệu sau trên phổ 1H NMR teta 7,78 (1H,s); 7,45 – 7,22 (5H, m); 1,56 (6H,s). Tín hiệu ở 7,78 ppm mất đi khi lắc G với nước nặng

d) Vẽ cấu trúc G

Xử lý phenol, axeton với axit clohydric cho ta hợp chất H. Phổ 13C NMR của chất H cho ở hình 1, và phổ 1H NMR của H cho ở hình 2, cho thêm phổ phóng to gấp 4 lần trong vùng 6,5 – 7,1 ppm. Phổ 1H HMR sau khi lắc với một giọt D2O cho ở hình 3. Pic của dung môi được đánh dấu (*)

(http://img268.imageshack.us/img268/2982/icho2.jpg) (http://img268.imageshack.us/i/icho2.jpg/)
(http://img166.imageshack.us/img166/7097/icho3.jpg) (http://img166.imageshack.us/i/icho3.jpg/)

e) Vẽ cấu trúc chất H

f) Vẽ một cấu trúc cộng hưởng của phenol mà có thể giải thích được sự định hướng lập thể khi tạo thành chất H
Trong phản ứng giữa phenol với axeton cũng đồng thời tạo thành hợp chất thứ hai I. Phổ 13C NMR của I cho 12 tín hiệu, phổ 1H NMR cho các tín hiệu sau đây: teta 7,50 – 6,51 (8H, m); 5,19 (1H, s); 4,45 (1H, s); 1,67 (6H, s), thêm vào nước nặng dẫn đến sự biến mất tín hiệu ở 5,19 và 4,45.

g) Vẽ cấu trúc chất I

Lượng dư phenol khi phản ứng với epiclohydrin C trong sự có mặt của base cho hợp chất L có 6 tín hiệu trên phổ 13C NMR. Nếu như dừng lại trước khi phản ứng hoàn tất còn thu được hai chất J và K. L được tạo thành từ K còn K được tạo thành từ J.

(http://img228.imageshack.us/img228/1118/icho4.jpg) (http://img228.imageshack.us/i/icho4.jpg/)

h) Vẽ cấu trúc các chất J, K, L

Xử lý H với một lượng dư lớn epiclohydrin C trong base cho monomer bis-epoxit M. Trong M không chứa clo hay OH.
i) Vẽ cấu trúc M

Xử lý H với một lượng nhỏ epiclohydrin và base cho N. N có cấu trúc: cuối nhóm 1 – [đơn vị lặp lại]n -  cuối nhóm 2 với n xấp xỉ 10 – 15 đơn vị. N không chứa clo và mỗi đơn vị lặp lại có 1 nhóm OH.

j) Vẽ cấu trúc của N theo kiểu: cuối nhóm 1 – [đơn vị lặp lại]n -  cuối nhóm 2

k) Vẽ cấu trúc đơn vị lặp lại của polymer keo epoxy O tạo thành từ phản ứng giữa bis-epoxy M với etan-1,2-diamin.

hongheo:
Bài 5 thu lợi hàng tỷ đô chắc cái này đây :)).
(http://img403.imageshack.us/img403/2243/67862327.gif) (http://img403.imageshack.us/i/67862327.gif/)

Oxy:
Sao lại làm có một câu thế hả Hưng ;)).
(http://img38.imageshack.us/img38/840/92470011.gif) (http://img38.imageshack.us/i/92470011.gif/)


: Re: Tổng hợp Hữu cơ
: hongheo 29 July, 2009, 10:57:18 PM
Lâu lắm em không lên, anh Thiên lam bài kia nhanh quá, chẳng phần các em gì cả :((. Đóng góp thêm bài nữa ;)).

(http://olympiavn.org/forum/index.php?action=dlattach;topic=116.0;attach=6489)

hongheo:
Đáp án cho bài chuỗi

(http://img174.imageshack.us/img174/107/84384432.gif)

@shin: ốm quá nên em được bỏ không phải viết gì nữa anh ạ, thêm tội cho mấy đứa kia :)).

Thêm 1 bài tập nho nhỏ là nêu cơ chế của phản ứng từ A ra B ở trên :D/
: Re: Tổng hợp Hữu cơ
: halogen1992 07 August, 2009, 05:43:36 PM
Giúp em bài này với ạ  :(
Viết CTCT của X,Y, Z và C4H6O4
(http://i604.photobucket.com/albums/tt122/halogen1992/untitled-5.gif)

Yan_sora:
Một lời khuyên gần như cuối cùng cho chú halogen: Đọc THẬT KĨ những lí thuyết CƠ BẢN NHẤT :|

(http://img197.imageshack.us/img197/9623/93317063.gif)

Đây là đề ôn thi Đại học trường chú à :D?

halogen1992:
Em thấy Y + 2H2 nên cứ tưởng có 2 nối đôi  :(

Yan_sora:
À, cái 2 H2 đó anh đáng lẽ bỏ nhưng quên, bài này chú suy luận là sẽ hiểu rằng... nó type nhầm :|
: Re: Tổng hợp Hữu cơ
: halogen1992 08 August, 2009, 04:33:16 PM
Giúp em bài này với ạ
(http://i604.photobucket.com/albums/tt122/halogen1992/0000000000000000.gif)

EM làm thế này được không các anh ?
(http://i604.photobucket.com/albums/tt122/halogen1992/111111111111111111111111.gif)

shindo:
Phản ứng đầu tiên có nhất thiết phải phức tạp đến thế không ?

Đoạn iodolactonisation, giải thích nốt cho anh từng giai đoạn xem nào ?

Bí đoạn RI ra RH là dở rồi, cái đó có rất nhiều thủ thuật. Chọn NaH là okie nhất, nhưng nếu ngại khả năng cắt este thì cứ cơ thiếc / AIBN thôi.

halogen1992:
Pu đầu em bí rồi, không nghĩ ra cách nào hay hơn  :((
Có linh cảm mình sai ở chỗ NaBH4  :-S

(http://i604.photobucket.com/albums/tt122/halogen1992/wwwwwwwwwwwwwwww.gif)

shindo:
Phản ứng đầu cứ LiAlH4 mà phang, nó có khử axit đâu ? .

Chỗ iodolactonisation kia cứ NaOH rồi iodolactonisation bình thường. CN ở đây làm sao bị thế được do ảnh hưởng lập thể.

Chỗ LDA lưu ý, sản phẩm cạnh tranh sẽ là xiclopentadien thay vì thế, để thu được sản phẩm "sạch" nên dùng dẫn xuất allyl ClCH2CH = CH - CH2Cl.

Nhìn chung bài này anh phê: "Suy nghĩ phức tạp, có phần SỢ HÃI trong bài làm, không dám đột phá".
: Re: Tổng hợp Hữu cơ
: shindo 08 August, 2009, 08:53:42 PM
TTO - Các nhà khoa học Trung Quốc đã phát triển loại thuốc mới chống cúm A/H1N1, loại thuốc này có tên là Arbidol (Tuoitreonline - 8.8.2009).

Để "theo kịp thời đại" thì chúng ta sẽ chơi với nó :D .

(http://img188.imageshack.us/img188/1218/94856868.gif) (http://img188.imageshack.us/i/94856868.gif/)

n2h:
Ku shin chơi không đẹp, tỉ lệ không nói rõ thì ai mà làm được.

(http://www.chemdrug.com/databases/SYNTHESIS/SYN/18/18786801a.gif)

: Re: Tổng hợp Hữu cơ
: halogen1992 08 August, 2009, 09:06:48 PM
Giúp em bài này với ạ  ~X(

(http://i604.photobucket.com/albums/tt122/halogen1992/3333333333333333333.gif)

shindo:
Lấy lại từ đề hóa offline cũ.

(http://img20.imageshack.us/img20/4766/hoaoff1.jpg) (http://img20.imageshack.us/i/hoaoff1.jpg/)

(http://img524.imageshack.us/img524/627/hoaoff2.jpg) (http://img524.imageshack.us/i/hoaoff2.jpg/)


: Re: Tổng hợp Hữu cơ
: hongheo 11 August, 2009, 10:08:55 PM
Bài tiếp, từ A điều chế B và từ C điều chế D, tác nhân tùy chọn
(http://img36.imageshack.us/img36/8417/88614039.gif)

Oxy:
Bài 1 chuyển về ketene (rất nhiều cách :))) rồi H+.
Bài 2 chuyển về acid chloride rồi CH2N2 :)).
Sorry, the copyright must be in the template.
Please notify this forum's administrator that this site is missing the copyright message for SMF so they can rectify the situation. Display of copyright is a legal requirement. For more information on this please visit the Simple Machines website.